ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/2021/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 24 tháng 9
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN HÀNH
KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP
ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGVT
ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức
quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 02/2021/TT-BGVT ngày 04
tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 95/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản
lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên
Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
05 tháng 10 năm 2021.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn
vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Phó CVP UBND tỉnh (Đ/c Hùng, Đ/c Minh);
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Yên Bái;
- Cổng thông tin điện từ tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 24/9/2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản lý hoạt
động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố
định, đăng ký trụ sở hoặc chi nhánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái có sử dụng xe
trung chuyển hành khách. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của xe trung chuyển hành
khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt
động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả
người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị
mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Quy định
sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Quy định sử dụng xe trung chuyển
hành khách
a) Là phương tiện vận tải khách có sức
chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp
pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm,
bình chữa cháy còn hạn sử dụng theo quy định. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên
thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: Tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp
tác xã. Kích thước tối thiểu: Chiều dài là 20cm, chiều rộng là 20cm.
b) Xe ô tô sử dụng để vận tải trung
chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải
được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
c) Xe trung chuyển hành khách chỉ được
hoạt động trong khung thời gian do doanh nghiệp đăng ký phương án hoạt động của
xe trung chuyển hành khách với Sở Giao thông vận tải;
d) Xe trung chuyển hành khách không
được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp; hành khách không
phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định khi
sử dụng xe trung chuyển hành khách;
đ) Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển
hành khách theo mẫu (quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT).
2. Quy định về thiết bị giám sát hành
trình của xe trung chuyển hành khách
a) Xe trung chuyển hành khách phải lắp
thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải
tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt,
hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
b) Thiết bị giám sát hành trình của
xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin
gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu
giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành
trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý
hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an
(Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
3. Quy định quản lý xe trung chuyển
hành khách
a) Quản lý thời gian hoạt động của xe
trung chuyển theo đăng ký phương án hoạt động của xe trung chuyển do đơn vị vận
tải đã đăng ký;
b) Thu hồi phù hiệu xe trung chuyển của
đơn vị vi phạm theo các quy định pháp luật hiện hành và theo quy định này.
4. Quy định về dừng đỗ đón trả khách
của xe trung chuyển hành khách
Xe ô tô trung chuyển hành khách dừng,
đỗ, đón, trả khách chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
theo quy định.
Điều 5. Phạm vi
hoạt động xe trung chuyển hành khách
1. Các đơn vị vận tải tuyến cố định
chỉ được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Yên
Bái
a) Đối với các tuyến cố định liên tỉnh
có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn thành phố Yên Bái thì
doanh nghiệp vận tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành
khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách
trên tuyến hoặc ngược lại trong phạm vi thành phố Yên Bái, Thị trấn Cổ Phúc, Thị trấn Yên Bình.
b) Đối với các tuyến cố định liên tỉnh
có bến xe nơi đi hoặc bến xe nơi đến nằm trên địa bàn huyện thì doanh nghiệp vận
tải tuyến cố định được sử dụng xe trung chuyển vận chuyển hành khách (đi trên
các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc
ngược lại trong phạm vi huyện đó và các huyện lân cận bán kính phục vụ không vượt
quá 25km.
2. Xe trung chuyển hành khách chỉ được
hoạt động trong phạm vi phương án do đơn vị vận tải tuyến cố định đăng ký với Sở
Giao thông vận tải.
Điều 6. Thời gian
hoạt động của xe trung chuyển hành khách
Xe trung chuyển của các doanh nghiệp,
hợp tác xã được hoạt động trung chuyển hành khách 24/24 giờ trong ngày và phù hợp
với thời gian theo phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã
được Sở Giao thông vận tải chấp thuận.
Điều 7. Quy định
về hồ sơ và thời gian cấp phù hiệu xe trung chuyển hành khách
1. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu phải đảm
bảo đủ các thành phần như sau:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu
(quy định tại Phụ lục số V kèm theo Nghị định số 10/2020/ND-CP);
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc
bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp
phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất
trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng
văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác
xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu
a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ
hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh
doanh vận tải cho đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp
phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch
vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh
doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể
từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe
theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chối không cấp, Sở
Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ
công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường
bộ Việt Nam, thực hiện kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành
trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức
phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp
hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ
sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận
tải.
Cơ quan cấp thực hiện việc xử lý hồ
sơ và cấp phù hiệu trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận
tải.
c) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe
ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng
kiểm Việt Nam;
d) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về
tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao
thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam để thực hiện theo các trường hợp sau:
Trường hợp phương tiện chưa có trên hệ
thống thì thực hiện cấp phù hiệu;
Trường hợp phương tiện đã có trên hệ
thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin qua hệ
thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện
để đề nghị xác nhận và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày
làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải trả lời, trường hợp
không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do. Sở Giao thông vận
tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu sau khi phương tiện
được gỡ bỏ khỏi hệ thống.
3. Phù hiệu được cấp lại khi hết hạn,
khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi
đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu
thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển
có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề
nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của
phương tiện. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải
được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết
hạn phù hiệu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Sở Giao
thông vận tải
1. Tổ chức quản
lý và cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” cho các xe hoạt động vận tải trung chuyển
hành khách của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh sửa đổi, bổ sung điều chỉnh quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của
hành khách và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe trung chuyển theo quy định
của pháp luật và Quy định này.
4. Thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh về công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
Điều 9. Công an tỉnh
1. Tổ chức kiểm tra, xử lý những vi
phạm liên quan đến quản lý, hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh
theo quy định.
2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử
phạt vi phạm hành chính đối với các phương tiện xe trung chuyển về Sở Giao
thông vận tải để xem xét thu hồi phù hiệu và xử lý đơn vị có liên quan theo quy
định.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp Sở Giao thông vận tải
tăng cường công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách thuộc địa bàn
quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những
quy định về công tác quản lý sử dụng xe trung chuyển hành khách và phạm vi, thời
gian hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh
Điều 11. Triển
khai thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá
nhân có liên quan thực hiện quy định này.
2. Người đại diện pháp luật của các
đơn vị vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định và bến xe có trách nhiệm triển
khai Quy định này đến cán bộ, nhân viên của đơn vị được biết
và thực hiện. Căn cứ Quy định này, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng phương án
hoạt động của xe trung chuyển hành khách của đơn vị mình để thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp
khó khăn, vướng mắc hoặc thực tiễn có phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, đơn vị,
cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương./.