QUYẾT ĐỊNH
V/V: QUY ĐỊNH
“MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ, THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 149/2004/NĐ-CP NGÀY
27/7/2004 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước
ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 179/1999/NĐ-CP
ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT
ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy
định “Một số điểm cụ thể về quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27/7/2004 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu” như sau:
1. Quy định cụ thể Điều 6. Các trường
hợp không phải xin cấp giấy phép:
1.1. Điểm b, Khoản 1. Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất với quy mô nhỏ để
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, thủy điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình:
a) Khai thác, sử
dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,02 m3/s (dưới 1.700 m3/ngày
đêm);
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát
điện không có chuyển đổi dòng chảy với công suất lắp máy dưới 50 kW;
c) Khai thác, sử
dụng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 100 m3/ngày
đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước dưới
đất bằng giếng khoan, giếng đào có chiều sâu nhỏ hơn 25m với lưu lượng dưới 10m3/ngày
đêm.
1.2. Điểm d, khoản 1:
Khai thác, sử dụng nước mặt từ ao,
hồ tự nhiên được hình thành từ nước mưa trong phạm vi đất được giao, được thuê,
được quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước
và các quy định của pháp luật.
1.3.
Khoản 2. Xả nước thải vào nguồn nước với quy mô nhỏ trong
phạm vi gia đình:
Xả nước thải vào
nguồn nước với lưu lượng dưới 5 m3/ngày đêm.
1.4. Khoản 3. Khai thác, sử
dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép
nhưng phải đăng ký:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất
để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và cho các mục đích khác có lưu lượng
khai thác từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 20 m3/ngày đêm;
b)
Khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình giếng khoan có đường kính
từ 40 mm đến 60 mm, chiều sâu giếng khoan khai thác từ 25 m đến 40m.
2. Quy định cụ thể Điều 13. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép:
Khoản 2. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh
nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
đối với các công trình không phải là công trình quan trọng quốc gia đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho
sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 2 m3/s;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để
phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kW;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho
các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm;
e) Thăm dò, khai thác, sử dụng
nước dưới đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cho các mục đích khác đối với công trình có lưu lượng khai thác dưới
3.000 m3/ngày đêm;
f) Xả nước
thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 5.000 m3/ngày đêm.
Điều 2. Trách
nhiệm của các sở, ban ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện, xã:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành:
a) Giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các
dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát
triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
c) Tổ chức điều
tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước; quản lý cơ
sở dữ liệu tài nguyên nước; lập kế hoạch ngăn ngừa và tiến hành xử lý ô nhiễm
nguồn nước trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các
Bộ, ngành liên quan;
d) Tiếp nhận, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu
hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước theo khoản 2 Điều 1 của
Quyết định này; giám sát các công trình khai thác nước, xả nước thải vào nguồn
nước đang hoạt động theo nội dung đề án và giấy phép đã được phê duyệt;
e) Tổ chức kiểm
tra, thanh tra về tài nguyên nước, giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước và xử lý các vi phạm về tài nguyên
nước trên địa bàn theo quy định;
f) Phối hợp với
các cấp, các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tuyên
truyền, phổ biến về tài nguyên nước đến nhân dân;
g) Hướng dẫn cơ
quan chuyên môn cấp huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện
công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của pháp luật và quy định này;
h) Thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý
hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc
tổng hợp, lập báo cáo về tình hình quản lý, đăng ký, cấp phép hoạt động tài nguyên
nước trên địa bàn gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước.
2. Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn:
a) Lập quy hoạch
quản lý tổng hợp các lưu vực sông; chủ trì xây dựng phương án và thực hiện công
tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão, lũ lụt, hạn hán hàng năm trên địa
bàn tỉnh;
b) Tổ chức thẩm
định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch khai thác các hồ chứa thuộc
phạm vi quản lý;
c) Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng
mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn
nhằm phục vụ công tác điều tiết ổn định dòng chảy;
d) Chủ trì, phối
hợp với các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ rừng đầu nguồn góp phần ổn
định dòng chảy nâng cao khả năng sinh thuỷ của nguồn nước, phòng, chống xói lở,
lũ lụt;
e) Hướng dẫn công
tác kỹ thuật trồng tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản tránh gây ô nhiễm nguồn
nước;
f) Tổng hợp, báo
cáo về kế hoạch sử dụng nước phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và
kế hoạch tưới, tiêu cho năm tiếp theo;
3. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp thoát nước, xử lý nước
thải đô thị và các cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành:
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp,
thoát nước, xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh; quản lý quy hoạch thuỷ điện trên địa
bàn tỉnh;
b) Giảm thiểu các
tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp ảnh hưởng đến nguồn nước.
5. Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
hàng năm và dài hạn cho các hoạt động nêu tại điểm b, c khoản 1; điểm a, b,c, d
khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4 của Điều 2 Quy định này.
6. Sở Tài
chính:
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí
hàng năm và dài hạn cho các hoạt động nêu tại điểm b, c khoản 1; điểm a, b,c, d
khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4 của Điều 2 Quy định này.
7. Sở Khoa học
và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành thẩm định các đề tài nghiên cứu, các ứng dụng thành tựu
khoa học công nghệ trong lĩnh vực hoạt động về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
8. Các sở, ban,
ngành trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình tham mưu cho Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thực hiện các
quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định của Ủy ban nhân dân
tỉnh tại Quyết định này;
b) Tuyền truyền,
phổ biến pháp luật về tài nguyên nước;
9. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Thực hiện các
biện pháp quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện, thị theo quy
định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan liên quan trong công tác lập chính sách, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản về tài nguyên nước, quản lý thông tin về tài
nguyên nước tại địa phương;
c) Giải quyết các
thủ tục liên quan về đất đai, cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác để
tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện dự án;
d) Tổ chức xác
nhận việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất theo điểm 1.4, khoản
1, Điều 1 của Quyết định này;
e) Tổ chức thực
hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước; phòng, chống, khắc phục các hậu quả tác
hại do nước gây ra tại địa phương. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, hoặc
phối hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân
hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
theo thẩm quyền;
f) Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước và các văn bản liên
quan đến quản lý tài nguyên nước;
g) Thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên
và Môi trường) về tình hình hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý.
10. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã tiếp nhận, thẩm định, quản lý hồ sơ đăng ký khai thác và sử
dụng nước dưới đất và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc đăng ký. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện vào sổ đăng ký và gửi 01 bộ hồ sơ về Sở
Tài nguyên và Môi trường.
11. Ủy ban nhân
dân cấp xã:
a) Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định của pháp
luật, của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện sự
chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện
và các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý, thông tin về tài nguyên nước ở
địa phương;
c) Xây dựng và
thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra;
d) Thống kê, lập sổ theo dõi các hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn;
thực hiện công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên
nước ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giám sát việc chấp hành pháp
luật về tài nguyên nước, các quy định khác có liên quan của các tổ chức, cá
nhân;
e) Tổ chức kiểm tra các hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn, lập biên bản
vi phạm hành chính và ra quyết định xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
f) Thực hiện chế
độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã về tình hình
quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.