Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 2261/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 09/08/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Trần Văn Tân |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 147/TTr-SVHTTDL ngày 28/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề (sau đây gọi tắt là lễ hội) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Lễ hội quy mô cấp khu vực (do tỉnh đăng cai tổ chức), lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ- CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh Quảng Nam có liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh.
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về vùng đất, con người.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 147/TTr-SVHTTDL ngày 28/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề (sau đây gọi tắt là lễ hội) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Lễ hội quy mô cấp khu vực (do tỉnh đăng cai tổ chức), lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ- CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh Quảng Nam có liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh.
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về vùng đất, con người.
3. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.
4. Lễ hội cấp tỉnh là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện hoặc nhiều huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham gia tổ chức.
5. Lễ hội cấp huyện là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã hoặc nhiều xã, phường, thị trấn thuộc một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham gia tổ chức.
6. Lễ hội cấp xã là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều thôn hoặc nhiều tổ dân phố (khu phố, khối phố) thuộc một xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham gia tổ chức.
Điều 4. Khuyến khích các hoạt động liên quan đến lễ hội
1. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội.
2. Khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống trong thực hiện phần hội tại các lễ hội trên địa bàn tỉnh;
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh.
4. Khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề; mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội. Khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển vùng đất, con người Quảng Nam; tuyên truyền, quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; không chạy theo lợi ích vật chất và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh thắng; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (nếu có) theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm, các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, phổ biến và kinh doanh các sản phẩm văn hóa đã quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; không ép buộc tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
ĐĂNG KÝ, THÔNG BÁO TỔ CHỨC LỄ HỘI
Điều 6. Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên phải đăng ký với Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước khi tổ chức.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên;
b) Lễ hội cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên;
c) Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội
1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh (nếu có).
3. Dự kiến thành phần Ban Tổ chức lễ hội.
4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
Điều 8. Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội quy mô cấp tỉnh
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định các nội dung sau:
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh (nếu có);
c) Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
3. Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị ở địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Quy chế này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
Điều 9. Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội cấp huyện
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin bằng hình thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh (nếu có);
c) Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
3. Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh hoặc các đơn vị ở địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
4. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Quy chế này, Phòng Văn hóa và Thông tin phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
Điều 10. Thông báo tổ chức lễ hội
Lễ hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm phải thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội.
Điều 11. Nội dung văn bản thông báo tổ chức lễ hội
Văn bản thông báo tổ chức lễ hội cần đầy đủ các nội dung:
1. Tên lễ hội, sự cần thiết về việc tổ chức lễ hội.
2. Thời gian, địa điểm, quy mô và các hoạt động của lễ hội.
3. Dự kiến thành phần, số lượng khách mời.
4. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
5. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh (nếu có).
Điều 12. Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp tỉnh
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Sau khi nhận được văn bản không đồng ý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị tổ chức lễ hội phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung của hoạt động lễ hội.
Điều 13. Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp huyện
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin bằng hình thức trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, Phòng Văn hóa và Thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 14. Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp xã
1. Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 15 ngày.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 15. Tạm ngừng tổ chức lễ hội
1. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền yêu cầu bằng văn bản tạm ngừng tổ chức lễ hội trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức lễ hội sai lệch nội dung, giá trị của lễ hội;
b) Tổ chức lễ hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; gây cháy nổ, làm chết người;
c) Xảy ra thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương;
d) Có hoạt động phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt về giá trị di sản, truyền thống của lễ hội gây hoang mang trong nhân dân.
2. Ban Tổ chức lễ hội tự ngừng hoặc ngừng ngay các hoạt động tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức lễ hội trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội
1. Lập thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Quy chế này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban Tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban Tổ chức lễ hội.
3. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Quy chế này.
4. Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
Điều 17. Trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
1. Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
2. Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
3. Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội.
5. Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật.
6. Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích và đúng quy định.
Điều 18. Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội và các quy định tại Quy chế này;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương, dân tộc; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (nếu có);
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh ngoài việc chấp hành quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ, Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện nghiêm việc không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lễ hội thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Hướng dẫn tổ chức, quản lý hoạt động, quy hoạch lễ hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập các hồ sơ, thủ tục đăng ký và thông báo tổ chức lễ hội quy mô cấp khu vực (đối với lễ hội văn hóa do tỉnh đăng cai tổ chức) theo đúng quy định hiện hành.
4. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, quyết định việc cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế có nhu cầu tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể đối với lễ hội trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức lễ hội cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
6. Tiếp nhận nội dung đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội và thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 Quy chế này; thực hiện kiểm kê, phân loại lễ hội; hướng dẫn, thẩm định, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đối với lễ hội truyền thống.
7. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội theo thẩm quyền; đề nghị biểu dương, khen thưởng và tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh.
8. Báo cáo định kỳ việc quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
9. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương. Chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến Quy chế này sau khi được phê duyệt; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; định kỳ 03 năm sơ kết và 05 năm tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về lễ hội; kiểm kê, phân loại lễ hội; kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện những quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương.
3. Chậm nhất 10 ngày sau khi nhận báo cáo kết quả tổ chức lễ hội theo Khoản 4, Điều 16, Quy chế này, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo bằng văn bản kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
4. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30 tháng 11.
5. Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều này;
c) Tiếp nhận nội dung đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 9 và Điều 13 Quy chế này.
6. Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác về quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin và các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn; kiểm kê, phân loại lễ hội và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương.
2. Tiếp nhận nội dung thông báo tổ chức lễ hội quy mô cấp xã và thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
3. Chậm nhất 05 ngày sau khi nhận báo cáo kết quả tổ chức lễ hội theo Khoản 4 Điều 16 Quy chế này, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo bằng văn bản kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội về Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Văn hóa và Thông tin).
Điều 22. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
1. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 Quảng Nam) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về niêm yết giá cả hàng hóa, dịch vụ và bán theo giá đã niêm yết, quy định về ghi nhãn hàng hóa, ngăn chặn việc buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc trong hoạt động lễ hội và xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).
2. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng danh mục lễ hội ngành nghề, hội chợ triển lãm thuộc chức năng quản lý của ngành trên địa bàn tỉnh hằng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông đối với các hoạt động liên quan đến lễ hội;
b) Phối hợp, hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội ngành nghề, hội chợ triển lãm thuộc chức năng quản lý của ngành quy mô cấp khu vực (đối với lễ hội ngành nghề do tỉnh đăng cai tổ chức) theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở trong công tác tuyên truyền về lễ hội; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của lễ hội trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; công tác bảo đảm y tế, phòng, chống dịch bệnh (nếu có) trong hoạt động lễ hội.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội, phòng, chống cháy nổ cho hoạt động lễ hội; tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội theo quy định của pháp luật.
6. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với lễ hội.
7. Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội.
8. Sở Tài chính hướng dẫn sử dụng việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác giáo dục về lịch sử - văn hóa địa phương gắn với lễ hội và hướng dẫn, phổ biến cho học sinh các quy định trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nội dung theo Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT- BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
11. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, Ban, ngành liên quan trong hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thẩm định các dự án, đề án có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về lễ hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
12. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, Ban, ngành liên quan trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tín ngưỡng của người dân trên địa bàn tỉnh.
13. Các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về lễ hội.
Điều 23. Xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Điều Khoản chuyển tiếp
1. Đối với những lễ hội đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành thì đơn vị tổ chức lễ hội không phải thực hiện trình tự đăng ký lại.
2. Đối với các lễ hội không phải xin phép trước khi Quy chế này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Quy chế này.
Điều 25. Về tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những nội dung chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.