Quyết định 2204/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
Số hiệu | 2204/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 21/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Chí Giang |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2204/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 11 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ báo cáo số 491/BC-SKHĐT ngày 04/11/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo, góp ý tham gia vào Dự thảo Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 93/TTr-SKHĐT ngày 05/8/2022 và Tờ trình số 130/TTr-SKHĐT ngày 04/11/2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022- 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi của Đề án
1. Mục tiêu của Đề án: (1) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể hóa các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương và của tỉnh; (2) Hỗ trợ, thúc đẩy tăng số lượng DNNVV thành lập mới, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; (3) Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác lợi ích của các công nghệ mới; (4) Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong DNNVV của tỉnh; Hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng của một bộ phận DNNVV hoạt động trong nền kinh tế phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
2. Đối tượng của Đề án:
- Là các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác hỗ trợ DNNVV
3. Phạm vi của Đề án: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025.
II. Nội dung của Đề án: Đề án bao gồm các nội dung chính:
1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013-2020
2. Nội dung đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Phấn đấu mỗi năm tăng 1.300 - 1.500 doanh nghiệp thành lập mới trong đến năm 2025. Trong đó, đặc biệt chú trọng khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ các hộ kinh doanh;
(2) 100% doanh nghiệp thành lập mới đến năm 2025 được phổ biến, nhận thức về chuyển đổi số; Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
(3) Đến năm 2025, DNNVV phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:
- Giải quyết việc làm mới cho người lao động bình quân hàng năm đạt 7.700 người/năm1;
- GRDP của DNNVV tạo ra năm sau so với cùng kỳ năm trước tăng 10-15%/năm2;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2204/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 11 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ báo cáo số 491/BC-SKHĐT ngày 04/11/2022 của Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình, tiếp thu ý kiến chỉ đạo, góp ý tham gia vào Dự thảo Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 93/TTr-SKHĐT ngày 05/8/2022 và Tờ trình số 130/TTr-SKHĐT ngày 04/11/2022 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022- 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi của Đề án
1. Mục tiêu của Đề án: (1) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể hóa các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương và của tỉnh; (2) Hỗ trợ, thúc đẩy tăng số lượng DNNVV thành lập mới, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; (3) Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác lợi ích của các công nghệ mới; (4) Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong DNNVV của tỉnh; Hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng của một bộ phận DNNVV hoạt động trong nền kinh tế phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
2. Đối tượng của Đề án:
- Là các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác hỗ trợ DNNVV
3. Phạm vi của Đề án: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025.
II. Nội dung của Đề án: Đề án bao gồm các nội dung chính:
1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013-2020
2. Nội dung đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Phấn đấu mỗi năm tăng 1.300 - 1.500 doanh nghiệp thành lập mới trong đến năm 2025. Trong đó, đặc biệt chú trọng khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ các hộ kinh doanh;
(2) 100% doanh nghiệp thành lập mới đến năm 2025 được phổ biến, nhận thức về chuyển đổi số; Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
(3) Đến năm 2025, DNNVV phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:
- Giải quyết việc làm mới cho người lao động bình quân hàng năm đạt 7.700 người/năm1;
- GRDP của DNNVV tạo ra năm sau so với cùng kỳ năm trước tăng 10-15%/năm2;
- Nộp ngân sách của các DNNVV năm sau so với cùng kỳ năm trước tăng 7-10%/năm so với cùng kỳ năm trước (năm sau so với năm trước)3;
- Đóng góp vốn đầu tư của các DNNVV trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm trước (năm sau so với năm trước)4;
(4) Củng cố, nâng cấp các mô hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất hiện có để phát triển hình thành khoảng 05 cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc 05 ngành tiềm năng: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản.
2.2. Nội dung chính sách hỗ trợ DNNVV
(1). Nhóm chính sách hỗ trợ chung (Nhóm chính sách tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ các DNNVV theo Kế hoạch của UBND tỉnh giai đoạn 2022- 2025).
(2). Hỗ trợ DNNVV được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
(3). Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.
(4). Hỗ trợ DNVVV tham gia Cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
(5). Tiếp tục triển khai hiệu quả, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh phù hợp với thực tiễn.
2.3. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án
Dự kiến tổng nhu cầu vốn triển khai các nội dung hỗ trợ DNNVV trong 04 năm giai đoạn 2022 - 2025 là: 213,088 tỷ đồng.
(Chi tiết có dự thảo Đề án kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
__________________________
1 Năm 2020, bình quân mỗi doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng 9,5 lao động/DN; Mỗi năm thành lập mới từ 1.000-1.500 DN. Số DN mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ước tính theo tỷ lệ của năm 2020 là 70%; Theo đó, số lượng DN hoạt động bình quân hàng năm là 800 doanh nghiệp/năm.
2 Năm 2020, đạt khoảng 19.862,54 tỷ đồng, chiếm 21,75% giá trị gia tăng của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 10,08%/năm;
3 Năm 2020, đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, chiếm 5,41% trong tổng thu ngân sách của các loại hình doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 8,7%/năm;
4 Năm 2020, đạt khoảng 8.325,9 tỷ đồng, chiếm 19,03% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 12,45%/năm.
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2204/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm gần đây, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang ngày càng được khẳng định: Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân1; Là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế2. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân 05 năm tăng 6,86%/năm, trong đó: Ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 10,4%/năm và tiếp tục là ngành có đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,9%/năm; Ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 6,0%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020 tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Năng suất lao động có sự cải thiện so với giai đoạn trước, trung bình, giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng năng suất lao động dự kiến đạt 8,37%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước (5,8%/năm). GRDP bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng, vượt mức bình quân của cả nước. Tính đến năm 2021, GRDP bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 113,4 triệu đồng/người (khoảng 4.800 USD). Để đạt được kết quả phát triển như vậy có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, các DNNVV của tỉnh đã không ngừng phát triển, là nguồn tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2020, bình quân cứ 100 người dân Vĩnh Phúc có 1,023 doanh nghiệp3. Các DNNVV đã tạo việc làm cho gần 80 ngàn lao động4 với thu nhập bình quân khoảng 7,3 triệu đồng/người/tháng5. DNNVV là nguồn lực chủ yếu cung cấp các sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng lớn của người dân trong tỉnh nhất là người dân khu vực nông thôn, miền núi, từ đó góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khu vực DNNVV gặp rất nhiều hạn chế: quy mô nhỏ (chủ yếu là DN siêu nhỏ, nhỏ), trình độ quản lý còn kém, trình độ công nghệ và sức sáng tạo thấp, sức cạnh tranh kém, khả năng liên kết hợp tác tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh (HonDa, Toyota, Piagio,…) còn yếu. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp này luôn đứng trước những khó khăn, thách thức lớn: về mặt bằng sản xuất, vốn, lao động, đổi mới công nghệ… Do đó sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hàng năm, đóng góp trong một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh còn thấp, như: đóng góp 16,2% trong tổng giá trị GRDP năm 2020; đóng góp 5,41% nộp ngân sách nhà nước năm 2020; Đóng góp khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020.
Năm 2020, 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cả nước có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và hoàn tất giải thể6, trong đó, Vĩnh Phúc số doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và tạm dừng kinh doanh là 435 doanh nghiệp (bao gồm: có 84 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể (bằng 78,5% so với cùng kỳ năm 2019), có 351 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh (tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2019))7. Với nội lực phát triển hạn chế, cộng thêm tác động của tình hình dịch bệnh làm cho nhóm DNNVV của tỉnh đứng trước khó khăn, thách thức vô cùng lớn. Do đó, bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, việc xây dựng, đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ DNNVV càng trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Nhận thấy rõ vai trò và những khó khăn, thách thức đối với khu vực DNNVV, công tác hỗ trợ DNNVV sớm đã được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm thực hiện. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh Vĩnh Phúc đó là thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ để giúp khu vực doanh nghiệp này nắm bắt những cơ hội kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức nhằm phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng, từng bước thay đổi diện mạo và vị thế của các DNNVV… Đặc biệt là sau khi Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 ra đời, các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, trong đó có DNNVV được tập trung hoàn thiện, cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, nền hành chính công hiện đại được tăng cường, góp phần tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, hiện nay xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc gia nhập AFTA, APEC, WTO đặt ra thách thức lớn đòi hỏi các DNNVV phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của thị trường. Do đó, việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 77- KL/TW ngày 05/6/2020: “…Hỗ trợ cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận các hình thức sản xuất, kinh doanh mới, hiện đại, hiệu quả, phù hợp để đủ sức tham gia ngay các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường khi cấu trúc kinh tế thế giới có sự thay đổi, điều chỉnh” mang tính cấp thiết, và phù hợp trong tình hình mới.
Nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, đồng thời tăng cường thực hiện công tác hỗ trợ cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh phát triển, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI trong thời gian tới, việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025 là hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, để tiếp tục hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh khắc phục những hạn chế, khó khăn, có cơ hội vượt qua thách thức để quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh; Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng doanh nghiệp phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng; Từng bước tăng số lượng DNNVV tham gia chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;
- Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017;
- Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
- Điều 29 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
- Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Quyết định số 81/2021/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 844/QĐ-TTg, ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”;
- Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
- Quyết định số 12/QĐ-BKHĐT ngày 07/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số;
- Quyết định số 222/QĐ-BTP ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2021 của chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025;
- Thông tư số 07/2020/TT-BKHCN ngày 11/12/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
- Khoản 3, Điều 19 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ- CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV;
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 28/8/2017 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;
- Nghị quyết số 89/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-20208
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Lũy kế đến 31/12/2021, toàn tỉnh có 13.045 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 152 nghìn tỷ đồng, trong đó, số DNNVV có khoảng 12.784 doanh nghiệp (chiếm khoảng 98% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký), gồm: Doanh nghiệp siêu nhỏ: 7.159 doanh nghiệp, chiếm 56%; Doanh nghiệp nhỏ: 5.369 doanh nghiệp, chiếm 42%; Doanh nghiệp vừa: 278 doanh nghiệp, chiếm 2%. Các doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề mới như: các ngành sản xuất, điện tử, dệt may, gốm sứ, thiết bị điện, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ… Giai đoạn 2013-2021, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng lên mạnh mẽ với 8.475 DN, tăng gấp 1,8 lần so với tổng lũy kế doanh nghiệp đăng ký thời điểm 31/12/2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2013-2020 đạt 12%/năm; Tỷ lệ doanh nghiệp/1.000 dân đạt 10,11 tăng 2,2 lần so với tỷ lệ doanh nghiệp/1.000 dân năm 2012 (năm 2012 đạt 4,65 doanh nghiệp/1.000 dân).
Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thời điểm 31/12/2021 là 9.140 doanh nghiệp thực tế hoạt động (tương đương 70% doanh nghiệp đăng ký), đứng thứ 7/11 tỉnh/thành phố trong vùng đồng bằng Sông Hồng trên 4 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân trong độ tuổi lao động đạt 14 doanh nghiệp (đứng vị trí thứ 5/11 tỉnh/thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng, trên 6 tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam).
2. Kết quả một số chỉ tiêu hoạt động của DNNVV
Nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của DNNVV: Giai đoạn 2013-2020, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh tăng lên đáng kể, tăng 4,3 lần, từ 88.093 tỷ đồng (năm 2013) lên 387.512 tỷ đồng (năm 2020). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh qua các năm dao động 40-41%. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm về vốn sản xuất, kinh doanh của các DNNVV giai đoạn này đạt 42,5%/năm.
Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của DNNVV: đã tăng lên đáng kể, tăng từ 35.273 tỷ đồng (năm 2013) lên 122.826 tỷ đồng (năm 2020). Tốc độ tăng trưởng bình quân của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn giai đoạn này là 31%/năm.
Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế của DNNVV: cũng có xu hướng ngày càng tăng, năm 2020 (470.062 tỷ đồng) tăng gấp 3,3 lần năm 2013 (143.213 tỷ đồng). Tốc độ tăng bình quân đối với doanh thu của các DNNVV giai đoạn 2013-2020 là 28,5%/năm.
Lợi nhuận trước thuế của DNNVV cũng tăng trong giai đoạn 2013-2020, từ 27.984 tỷ đồng (năm 2013) lên 31.178 tỷ đồng (năm 2020). Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân chậm chỉ đạt 1,4%/năm; trong đó khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và doanh nghiệp quy mô nhỏ có lợi nhuận trước thuế âm, chỉ có khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có giá trị lợi nhuận trước thuế dương một vài năm, song giá trị lợi nhuận đạt thấp.
3. Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp đóng góp trong nền kinh tế
3.1. Đóng góp trong giá trị GRDP
Đóng góp của các DNNVV trong giá trị GRDP của tỉnh tăng lên hàng năm. Đóng góp của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trong GRDP (giá thực tế) tăng từ 11,09% (năm 2013) lên 16,2% (năm 2020)9. Tuy nhiên, quy mô giá trị gia tăng tạo ra hàng năm của doanh nghiệp này còn thấp (năm 2020 đạt 19.862,54 tỷ đồng, đóng góp 21,75% giá trị gia tăng của tỉnh), chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mặc dù vậy, khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhất là các DNNVV đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. DNNVV phát triển mạnh mẽ trên các địa bàn các huyện/thành phố, góp phần tích cực trong khâu phân phối hàng hóa bảo đảm nhu cầu tiêu dùng cho dân cư trên địa bàn.
3.2. Đóng góp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Giai đoạn 2013-2020, tổng vốn đầu tư của khu vực DNNVV là 48.729 tỷ đồng, chiếm 20,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội10. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư của khu vực DNNVV giai đoạn 2013-2020 là 12,19%/năm.
3.3. Tạo việc làm cho người lao động
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng 236.047 lao động, chiếm 19,8% dân số và 40,2% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc. 48% số lao động nêu trên làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; 56% là lao động nữ; 28% là lao động ngoại tỉnh.
Số lao động của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 63,9% tổng số lao động doanh nghiệp. 03 nhóm ngành chiếm tỉ lệ lao động chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp là sản xuất điện tử và thiết bị điện (38,4%); dệt may, da giầy (25,5%); cơ khí chế tạo, lắp ráp và sản xuất kim loại (22%).
Tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp là: 6.524.605 đồng/người/tháng; Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp là 9.610.000 đồng/người/tháng. So với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc: Tiền lương bình quân của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp Vĩnh Phúc đứng thứ 05/11 tỉnh của Đồng bằng Sông Hồng. Thu nhập bình quân của người lao Động làm việc tại doanh nghiệp Đứng thứ 04/11 tỉnh của Đồng bằng sông Hồng và thứ 06/25 tỉnh phía Bắc.
3.4. Đóng góp trong thu ngân sách Nhà nước
Giai đoạn 2013-2020, giá trị nộp ngân sách Nhà nước của các DNNVV là 7.292,011 tỷ đồng, bình quân khoảng 912 tỷ đồng/năm, đóng góp 4,4% tổng thu ngân sách từ các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2013-2020; Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm giai đoạn 2013-2020 của các DN là 4,2%/năm.
II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1.1. Phát triển doanh nghiệp:
(1) Số lượng DNNVV của tỉnh đăng ký thành lập mới vẫn còn thấp so với tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh;
(2) Tỷ lệ doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động nhưng gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc chờ giải thể chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 27,46%).
(3) Số lượng doanh nghiệp có ngành, nghề xây dựng còn chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản thấp.
1.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV thấp
(1) Hầu hết các DNNVV có quy mô là Doanh nghiệp siêu nhỏ và Doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận trước thuế âm;
(2) Trong tổng số các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh, có khoảng 26-28% doanh nghiệp có kê khai thuế, trong đó số lượng doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 20%. Số còn lại là kinh doanh hòa vốn và kinh doanh thua lỗ chiếm tỷ lệ 80%;
(3) Đóng góp của DNNVV trong một số chỉ tiêu như nộp ngân sách, đóng góp GRDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp, chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
1.3. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh
(1) Khó tiếp cận đất đai thuê làm mặt bằng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các Cụm công nghiệp đã được đầu tư đồng bộ về hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc,…);
(2) Năng lực tài chính hạn chế; Khó tiếp cận vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, nhất là hệ thống các ngân hàng thương mại. Hiện nay, số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quan hệ tín dụng với hệ thống các ngân hàng khoảng 3.000 DN, chiếm 24,55% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh;
(3) Chất lượng nguồn nhân lực trong DNNVV còn thấp; Khó khăn trong việc tuyển dụng, thu hút lao động đáp ứng yêu cầu về: kỹ năng, tay nghề, trình độ phù hợp,… Do đặc thù là doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ nên môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ chưa thể bằng các doanh nghiệp lớn;
(4) Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất thấp; Trình độ quản lý, quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh khi liên kết, hợp tác tham gia cung ứng chuỗi giá trị toàn cầu. Chất lượng lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp, yếu trong việc liên kết giữa các DNNVV với nhau và với các thành phần kinh tế khác;
(5) Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hạn chế; Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ; Khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ; Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu được tiêu dùng trong tỉnh;
(6) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có sự đột phát về công nghệ sản xuất, chưa xuất hiện các doanh nghiệp trong khu vực này có khả năng tạo ra giá trị gia tăng có đóng góp lớn trong nền kinh tế; Các DNNVV đăng ký hoạt động trong các ngành quan trọng dựa trên tri thức, công nghệ có đóng góp cao trong giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh còn rất thấp, như: công nghệ thông tin, phần mềm, điện tử tin học, khoa học và công nghệ, vv... Các DNNVV trên địa bàn tỉnh hoạt động chủ yếu trong các ngành có giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động;
(7) Các DNNVV còn hạn chế trong việc tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, thiếu nguồn nhân lực và tài chính phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Trình độ công nghệ kỹ thuật sản xuất thấp (thường là không có bộ phận nghiên cứu, sáng tạo), quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của nhà cung cấp. Do đó, đã hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
- Hoạt động sản xuất của các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phát triển còn chậm, số lượng làng nghề thủ công truyền thống không nhiều; Hoạt động thương mại của tỉnh còn thấp; hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, nhưng tốc độ phát triển còn chậm;
- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố, điều kiện thời tiết, rủi ro xảy ra các loại dịch bệnh. Trong khi vốn đầu tư lớn, nên khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này;
- Các doanh nghiệp khu vực tư nhân thường có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn đầu tư cũng như tài sản nên khó có thể huy động được vốn để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; Chiến lược cạnh tranh chưa định hình rõ ràng, thiếu hệ thống kế toán chuẩn mực; Kỹ năng quản trị doanh nghiệp có hạn, …
- Mặc dù DNNVV trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ về số lượng, nhưng với đặc trưng: có quy mô vốn nhỏ, trình độ công nghệ kỹ thuật sản xuất thấp, nên năng suất lao động, giá trị gia tăng tạo ra thấp so với các doanh nghiệp FDI có ưu thế về công nghệ sản xuất tiên tiến, trình độ quản lý tiên tiến hiện đại. Phần lớn giá trị gia tăng, thu ngân sách của tỉnh được đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chương trình, hoạt động cụ thể nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, theo đó, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13/01/2013 về hỗ trợ và phát doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Kết quả triển khai một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như sau:
1. Hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh
- Phát triển các Khu công nghiệp: Theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Vĩnh Phúc có 18 khu công nghiệp, quy mô 5.228 ha. Hiện tại, 09 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó có 08 KCN đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án hạ tầng khu công nghiệp là 117,42 triệu USD và 7.914,82 tỷ đồng. Tổng diện tích đất quy hoạch là 1.842,62 ha, trong đó đất công nghiệp theo quy hoạch 1.340,11 ha; Tổng diện tích đất công nghiệp đã bồi thường GPMB, xây dựng hạ tầng là 1.042,78 ha; Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê, đăng ký thuê: 653,1 ha tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 63%;
- Phát triển Cụm công nghiệp: Theo Quy hoạch12, Vĩnh Phúc có 32 CCN, với tổng diện tích là 689,955 ha. Đến nay, có 15 CCN13 đã được thành lập và giao chủ đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch là 383,632ha. Có 17 CCN14 có tổng diện tích là 282,777ha chưa được thành lập. Trong đó, có 10 CCN được quy hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 với tổng diện tích là 165,387ha;
- Quy hoạch các khu đất cho DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh: Đã tổ chức lập xong quy hoạch chi tiết và phê duyệt QHCT 25 khu đất cho DNNVV thuê, gồm: thành Phố Phúc Yên (01 khu); huyện Bình Xuyên (02 khu); huyện Tam Dương (07 khu); huyện Yên Lạc (02 khu); huyện Vĩnh Tường (03 khu); huyện Tam Đảo (01 khu); huyện Lập Thạch (05 khu); huyện Sông Lô (04 khu).
2. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng
- Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng đã thực hiện bảo lãnh cho tổng số 215 doanh nghiệp, với 685 tỷ đồng; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (cho vay với lãi suất ưu đãi từ 0 - 7%/năm): cho 20 doanh nghiệp vay vốn với tổng số tiền là 65,876 tỷ đồng;
- Tổng số doanh nghiệp được vay vốn là trên 19.741 lượt doanh nghiệp, với tổng dư nợ là trên 190.732 tỷ đồng, tính bình quân mỗi doanh nghiệp có dư nợ với các tổ chức tín dụng là 9,66 tỷ đồng. Trong đó, tổng số DNNVV được vay vốn là 17.245 lượt doanh nghiệp (chiếm 87,36% trong tổng số doanh nghiệp vay vốn), với tổng dư nợ là 81.484 tỷ đồng (chiếm 42,72% tổng dư nợ của các doanh nghiệp), bình quân mỗi DNNVV có dư nợ với các tổ chức tín dụng là 4,73 tỷ đồng, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2013-2020, có khoảng 2.156 lượt DNNVV vay vốn;
- Hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn: Giai đoạn 2016-2020. Đã hỗ trợ cho 03 doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo, với tổng số tiền 7,138 tỷ đồng.
3. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV
- Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DNNVV: Trong giai đoạn 2013 - 2020, tổ chức được gần 550 lớp đào tạo với khoảng 16.500 lượt học viên tham gia (trung bình đạt trên: 68 lớp/năm, trên 2.000 lượt học viên/năm) với trên 1.500 doanh nghiệp được hưởng lợi từ các chương trình đào tạo. Các khóa đào tạo, tập huấn theo chuyên đề: Khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp nhằm tăng cường các kiến thức, kỹ năng từ nền tảng đến chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn tại doanh nghiệp, đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của người lao động, giúp doanh thực hiện đúng, thực hiện đủ các quy định của pháp luật;
- Công tác đào tạo người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều các cơ chế, chính sách, hỗ trợ đào tạo lao động nên tỷ lệ lao động qua đào tạo các năm tăng lên hàng năm: tăng từ 59% (năm 2013) lên 76% (năm 2020). Tốc độ tăng bình quân hàng năm lao động qua đào tạo giai đoạn (2013-2020) là 3,94%/năm. Chỉ số đào tạo lao động của Vĩnh Phúc tăng từ 5,94 (năm 2013) lên 6,94 (năm 2020), góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Theo đánh giá của doanh nghiệp năm 2018, chất lượng giáo dục dạy nghề (cao hơn bình quân cả nước 14%) và giáo dục phổ thông (cao hơn bình quân cả nước 5%) đều tăng so với năm trước; Lao động tại tỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đạt 94% (cao hơn bình quân cả nước là 4%); Tỷ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưa qua đào tạo cao hơn bình quân cả nước 5%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng lực lượng lao động cao hơn bình quân cả nước 5%... Như vậy, chất lượng nguồn lao động tại tỉnh đã có cải thiện và góp phần hình thành đội ngũ nhân lực đảm bảo lượng và chất, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và đổi mới công nghệ
- Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển nghề nuôi ong mật và chế biến các sản phẩm ngành ong theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, do Công ty TNHH Ong Tam Đảo chủ trì thực hiện, tổng kinh phí: 9.000 triệu đồng, trong đó NSSNKHTW hỗ trợ: 3.830 triệu đồng; Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng đàn bò và chế biến thức ăn thô trong chăn nuôi bò thịt tại huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc, do Chi nhánh Công ty TNHH Ngọc Thạch tại Vĩnh Phúc, tổng kinh phí: 8.000,0 triệu, trong đó NSSNKHTW hỗ trợ: 3.600,0 triệu;
- Đã thành lập và tổ chức hoạt động “Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc” (tại địa chỉ: vptex.vn). Kết quả hoạt động của Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến (VPTEX): Kể (từ khi thành lập (01/01/2017) đến 31/5/2020: đã có 2.142 doanh nghiệp đăng ký tham gia Sàn, với 3.873 sản phẩm chào bán. Thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, trao đổi, lựa chọn công nghệ sản xuất, sản phẩm phù hợp nhanh chóng.
5. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết nối doanh nghiệp
Giới thiệu, cập nhật thông tin cho 3.240 doanh nghiệp trên trang tin điện tử “Thương mại Vĩnh Phúc” để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa và các thông tin doanh nghiệp cần thiết; Phát hành 3.600 Bản tin "Công Thương Vĩnh Phúc" định kỳ hàng tháng để các doanh nghiệp tìm hiểu, tham khảo nắm bắt có cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh. Hỗ trợ in 42.500 catalog cho 21 doanh nghiệp để thông tin, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng; hỗ trợ 56 doanh nghiệp xây dựng 56 Website hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với kinh phí là 29.738,7 triệu đồng.
Trong thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều giải pháp về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Đây là những tín hiệu đáng khích lệ đối với cộng động DNNVV, giúp họ có thêm niềm tin và sức chiến đấu để vượt qua khó khăn và phát triển bền vững;
Tuy nhiên, tính ổn định, đồng bộ với các quy định tại các văn bản luật chưa cao. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi trong khi các văn bản hướng dẫn thi hành chậm ban hành nên các doanh nghiệp khó tiếp cận; Nhận thức của một bộ phận cán bộ, địa phương về vai trò của DNVVV, công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn chưa cao nên vẫn còn hiện tượng “trên nóng dưới lạnh”: ở tỉnh rất quyết liệt triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, song ở một số địa phương vẫn còn thụ động, trì trệ, ít đổi mới, sáng tạo trong triển khai. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh phần lớn mới được ban hành từ năm 2016 trở đi nên chưa tạo được sức hút, hấp dẫn cao, khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Do đó để việc hỗ trợ DNNVV đạt được hiệu quả cần phải nghiên cứu, xây dựng những chính sách với mục tiêu cụ thể, rõ ràng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, chú trọng phát triển cân bằng số lượng và chất lượng doanh nghiệp.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2022-2025
1. Mục tiêu tổng quát
(1) Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cụ thể hóa các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương và của tỉnh, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế;
(2) Hỗ trợ, thúc đẩy tăng số lượng DNNVV thành lập mới, chú trọng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp;
(3) Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
(4) Hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong DNNVV của tỉnh; Hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng của một bộ phận DNNVV hoạt động trong nền kinh tế phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. Thúc đẩy từng bước hình thành chuỗi liên kết giữa các DNNVV, giữa DNNVV và các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước); Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tham gia thành công cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
2. Mục tiêu cụ thể:
(1) Phấn đấu mỗi năm tăng 1.300 - 1.500 doanh nghiệp thành lập mới trong đến năm 2025. Trong đó, đặc biệt chú trọng khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ các hộ kinh doanh;
(2) 100% doanh nghiệp thành lập mới đến năm 2025 được phổ biến, nhận thức về chuyển đổi số; Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
(3) Đến năm 2025, DNNVV phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:
- Giải quyết việc làm mới cho người lao động bình quân hàng năm đạt 7.700 người/năm15;
- GRDP của DNNVV tạo ra năm sau so với cùng kỳ năm trước tăng 10-15%/năm16;
- Nộp ngân sách của các DNNVV năm sau so với cùng kỳ năm trước tăng 7-10%/năm so với cùng kỳ năm trước (năm sau so với năm trước)17;
- Đóng góp vốn đầu tư của các DNNVV trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng khoảng 10-15% so với cùng kỳ năm trước (năm sau so với năm trước)18;
(4) Củng cố, nâng cấp các mô hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất hiện có để phát triển hình thành khoảng 05 cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc 05 ngành tiềm năng: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HỖ TRỢ
1. Đối tượng áp dụng, tiêu chí xác định
- Là các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV;
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác hỗ trợ DNNVV.
2. Phạm vi, thời gian thực hiện
- Quy định nguyên tắc, nội dung chính sách, nguồn lực của tỉnh để triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong khuôn khổ các cơ chế chính sách chung của Trung ương và chính sách hỗ trợ riêng theo cơ chế của tỉnh Vĩnh Phúc. Các nội dung hỗ trợ DNNVV không được quy định tại Đề án này, thực hiện hỗ trợ theo các quy định hiện hành;
- Đề án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2022 đến hết năm 2025.
3. Nguyên tắc hỗ trợ
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực;
- DNNVV nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước;
- DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước;
- Trường hợp DNNVV đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất;
- Ngoài các nội dung hỗ trợ riêng theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa quy định chi tiết tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, các nội dung hỗ trợ chung cho DNNVV được áp dụng cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị định này;
- DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hưởng các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Chương IV và các nội dung hỗ trợ khác không trùng lặp quy định tại Chương III Nghị định 80/2021/NĐ-CP;
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của các tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định tại Đề án này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Quy trình, thủ tục hỗ trợ của Đề án
4.1. Lập kế hoạch, dự toán và giao kế hoạch hàng năm
- Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khảo sát nhu cầu, xác định nguồn lực, xây dựng kế hoạch và lập dự toán hỗ trợ DNNVV thuộc lĩnh vực được giao gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với thời gian xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định dự toán hàng năm, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của địa phương để báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; sao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp, theo dõi.
4.2. Quy trình thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp: (Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT)
- DNNVV được hỗ trợ thông qua các cơ quan, tổ chức hỗ trợ; DNNVV gửi Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ tới cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP;
- Đối với nội dung hỗ trợ thông tin, phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, khoản 2, Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT;
- Đối với nội dung hỗ trợ tư vấn, công nghệ, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại khoản 3, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, khoản 3, Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT;
- Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo quy định tại khoản 4, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và khoản 1, Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT;
- Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV rà soát hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của DNNVV và có văn bản thông báo cho DNNVV theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP;
- Hồ sơ thanh toán kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ DNNVV theo quy định tại khoản 5, Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.
Các Sở, ban, ngành, địa phương được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy trình triển khai các nhiệm vụ được giao trong Đề án bao gồm: Trình tự, thủ tục để doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia, quy trình lựa chọn, quy trình công bố các nội dung doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, trình tự thủ tục nhận hỗ trợ, cơ chế điều phối các bên liên quan trong thực hiện nội dung hỗ trợ do đơn vị chủ trì theo đúng quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.
III. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DNNVV
1. Nhóm chính sách hỗ trợ chung
1.1. Hỗ trợ thông tin, pháp lý
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hướng dẫn và thông tin đến các DNNVV trên địa bàn tỉnh truy cập miễn phí các thông tin quy định tại khoản 1, Điều 14 Luật Hỗ trợ DNNVV trên cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV, Trang Thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cung cấp, phổ biến, thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Xây dựng tài liệu giới thiệu phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; công khai các văn bản quy định về thủ tục hành chính;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về kiến thức pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành cho các DNNVV;
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh;
- Thiết lập hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp dữ liệu đồng bộ, phục vụ việc ra quyết định của quản lý nhà nước. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu từng bước tích hợp vào trục liên kết Chính quyền điện tử, phục vụ công tác chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
b) Phân công thực hiện:
- Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử tỉnh (https://vinhphuc.gov.vn) của tỉnh để kịp thời công khai và cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn, hỗ trợ miễn phí thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp; tài liệu giới thiệu phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; công khai các văn bản quy định về thủ tục hành chính; các sự kiện, diễn đàn, tọa đàm, hội nghị, hội thảo về đăng ký doanh nghiệp, kết nối kinh doanh, kết nối giao thương, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, ứng dụng thương mại điện tử; tuyên truyền, cập nhật chính sách cho DNNVV và các nội dung nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế;
- Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các sở chuyên ngành triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về kiến thức pháp luật chuyên ngành cho DNNVV.
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả; Tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng;
- Khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kết nối Doanh nghiệp với Ngân hàng, kết nối với Quỹ phát triển DNNVV tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Thực hiện đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay, bố trí các gói tín dụng cho DNNVV vay với lãi suất hợp lý;
- Rà soát, hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp bảo lãnh tín dụng. Đồng thời, có cơ chế kiểm tra khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp;
- Hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: Trong từng thời kỳ, cấp bù mức chênh lệch lãi suất cho các khoản vay của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua các tổ chức tín dụng là 2%/năm; Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư.
b) Phân công thực hiện: Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
a) Nội dung hỗ trợ:
- Thực hiện hỗ trợ giá thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các Khu công nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 57/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tại các Cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
- Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ về hạ tầng; Bố trí quỹ đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho DNNVV phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thống kê và thu hồi đất đang để hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các DNNVV thuê;
- Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, quy trình thủ tục tiếp cận đất đai cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin.
b) Phân công thực hiện: Giao Sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp và Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
1.4. Hỗ trợ mở rộng thị trường
a) Nội dung hỗ trợ
- Đẩy mạnh triển khai các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương kết nối trong và ngoài nước; Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 03/12/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025;
- Tăng cường các hoạt động, chương trình giới thiệu chia sẻ thông tin thị trường trong nước và quốc tế một cách kịp thời, chính xác bằng nhiều hình thức trợ giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Nghiên cứu thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư . Khuyến khích doanh nghiệp thành lập chuỗi phân phối sản phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sửa dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời gian theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số DNNVV tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam;
b) Phân công thực hiện: Giao Sở Công Thương chủ trì nội dung xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, nghiên cứu thành lập chuỗi phân phối sản phẩm; Cục Thuế phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu triển khai các chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp.
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hướng dẫn và tuyên truyền trong công tác quản lý thuế, hạch toán và kê khai thuế theo phương pháp đơn giản đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ;
- Hướng dẫn DNNVV các TTHC về thuế và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chế độ kế toán đơn giản theo quy định của luật thuế và kế toán. Thực hiện các chính sách miễn, giảm, ưu đãi về thuế đối với DNNVV theo quy định của pháp luật về thuế, kịp thời triển khai, hướng dẫn các DNNVV áp dụng chính sách thuế khi có thay sự thay đổi liên quan đến DNNVV;
- Biên soạn tài liệu (tờ rơi, tờ gấp) hỗ trợ thủ tục đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số và kê khai thuế điện tử; Phối hợp với một số đơn vị tặng phần mềm kế toán miễn phí cho doanh nghiệp...;
- Giới thiệu các đại lý thuế đủ điều kiện hoạt động tham gia thực hiện tư vấn, hướng dẫn các thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập; Các đơn vị cung cấp phần mềm, dịch vụ kế toán doanh nghiệp để triển khai các chương trình hỗ trợ kế toán đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong giai đoạn 2022-2025.
b) Phân công thực hiện: Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
a) Nội dung hỗ trợ
- Hướng dẫn, hỗ trợ DNNVV tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành);
- Miễn, giảm chi phí tư vấn hoặc hỗ trợ kinh phí cho các DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
b) Mức hỗ trợ (Điều 13 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021):
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp xã hội;
+ Hỗ trợ 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa hoặc không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp xã hội.
c) Kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2022-2025: 70,6 tỷ đồng.
d) Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các giải pháp chuyển đổi số; hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; Hỗ trợ hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Hỗ trợ hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp.
b) Mức hỗ trợ (Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021)
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;
+ Hỗ trợ 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; không quá 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
c) Kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2022-2025: 58 tỷ đồng.
d) Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện nội chung về chuyển đổi số; Sở Khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung khác về hỗ trợ công nghệ.
1.8. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV
a) Nội dung hỗ trợ:
- Miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách Nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV;
- Tổ chức các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho DNNVV; Hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
b) Mức hỗ trợ (Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021):
- Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp:
+ Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khóa quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Miễn học phí cho học viên của DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp:
+ Miễn phí truy cập và tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Miễn phí tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).
- Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
+ Hỗ trợ 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại DNNVV nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo nghề:
Hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của DNNVV khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo.
c) Kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2022-2025: 16,334 tỷ đồng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai đào tạo trực tiếp và trực tuyến về khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp triển khai nội dung đào tạo nghề.
2. Hỗ trợ DNNVV được chuyển đổi từ hộ kinh doanh
a) Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chuyển đổi thành lập doanh nghiệp;
- Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp;
- Hỗ trợ Thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
- Hỗ trợ lệ phí môn bài; Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán;
- Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.
b) Mức hỗ trợ: (Điều 15,16,18,19 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021)
- Miễn phí tư vấn, hướng dẫn hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về: Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có);
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai đối với các hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định.
c) Phân công thực hiện: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; Cục Thuế thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế chính sách hỗ trợ về thuế; Sở Tài chính hướng dẫn miễn phí về chế độ kế toán.
Các Sở, ban, ngành thực hiện hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh về việc cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh để được tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô.
3. Hỗ trợ DNVVV khởi nghiệp sáng tạo
a) Điều kiện hỗ trợ: DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng điều kiện hỗ trợ quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV;
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn để hỗ trợ theo một trong các phương thức quy định tại Điều 21 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT.
b) Nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung;
- Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
- Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới;
- Hỗ trợ về công nghệ;
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu;
- Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo;
- Hỗ trợ lãi suất khi DNNVV vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh,
c) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung
+ Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng.
- Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp và xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí thử nghiệm sản phẩm mới tại các đơn vị, tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ công nghệ
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu
+ Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu trong nước cho học viên của doanh nghiệp về xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học nhưng không quá 5 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm;
+ Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 02 học viên/doanh nghiệp/năm.
- Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo
+ Miễn phí tra cứu thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế; các sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản trên sàn thương mại điện tử;
+ Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở nước ngoài;
+ Hỗ trợ 50% chi phí tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo nhưng không quá 30 triệu đồng/cuộc thi/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ lãi suất:
+ Trong từng thời kỳ, mức chênh lệch lãi suất được ngân sách nhà nước cấp bù cho các khoản vay của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thông qua các tổ chức tín dụng là 02%/năm.
d) Kinh phí dự kiến giai đoạn 2022-2025: 27,240 tỷ đồng
e) Phân công thực hiện: Sở Khoa học công nghệ là đầu mối chủ trì thực hiện; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc chủ trì thực hiện nội dung về hỗ trợ lãi suất.
4. Hỗ trợ DNNVV tham gia Cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
a) Điều kiện hỗ trợ: DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị hoạt động trong 05 lĩnh vực sản xuất, chế biến, đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ DNNVV;
Phương thức lựa chọn DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, Điều 16, 17 Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022.
b) Nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ về đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu cho các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh;
- Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường;
- Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng;
- Hỗ trợ lãi suất cho DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
c) Mức hỗ trợ
- Hỗ trợ về đào tạo
+ Hỗ trợ 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khóa/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường
+ Miễn phí tra cứu thông tin về các sự kiện kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi, quy trình tìm kiếm, xác định nhu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp đầu chuỗi trên Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Miễn phí tra cứu thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Hỗ trợ 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản trên sàn thương mại điện tử quốc tế;
+ Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia tại hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở nước ngoài;
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhưng không quá 20 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp; hợp đồng tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 100% chi phí cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật nhưng không quá 20 triệu đồng/sản phẩm/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng
+ Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chi phí chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí đặt hàng các cơ sở, viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
+ Hỗ trợ 50% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ lãi suất: Trong từng thời kỳ, mức chênh lệch lãi suất được ngân sách Nhà nước cấp bù cho các khoản vay của DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thông qua các tổ chức tín dụng là 2%/năm.
d) Kinh phí dự kiến giai đoạn 2022-2025: 27,160 tỷ đồng,
e) Phân công thực hiện
- Giao Sở Công Thương là đầu mối hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai, phát triển, hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc ngành công nghiệp;
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai, phát triển, hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc ngành nông nghiệp;
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, phát triển, hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc ngành Công nghệ thông tin;
- Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, triển khai hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng đối với các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc chủ trì, hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất.
(1). Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư dự án cung cấp nước sạch và hỗ trợ giá nước sạch cho vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
(2). Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;
(3). Nghị quyết số 89/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;
(4). Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định một số nội dung và mức chi để thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án
- Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí triển khai các nội dung hỗ trợ DNNVV trong 04 năm giai đoạn 2022 - 2025 là: 213,088 tỷ đồng, trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo: 27,240 tỷ đồng;
+ Kinh phí hỗ trợ công nghệ cho DNNVV: 58 tỷ đồng;
+ Kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: 16,334 tỷ đồng;
+ Kinh phí hỗ trợ tư vấn cho DNNVV: 70,6 tỷ đồng;
+ Kinh phí hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: 27,160 tỷ đồng;
+ Kinh phí quản lý, giám sát, tổ chức thực hiện Đề án là: 13,754 tỷ đồng.
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn vốn ngân sách tỉnh (nguồn chi thường xuyên).
1. Cơ chế giám sát
a) Cơ chế quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện đề án
Công tác quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện Đề án thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp lý hiện hành:
- Hàng năm, cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV, xây dựng kế hoạch, lập dự toán gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp xin ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh giao trong dự toán ngân sách để chi trả nội dung hỗ trợ cho DNNVV;
- Giám đốc, Thủ trưởng các cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xem xét, quyết định triển khai chính sách, chương trình hỗ trợ cho DNNVV và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về các quyết định đó;
- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, bảo đảm kinh phí thực hiện, hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động hỗ trợ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Thủ trưởng các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể giao trách nhiệm công tác tham mưu triển khai thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện các nhiệm vụ của Đề án cho đơn vị trực thuộc.
b) Cơ chế phối hợp
- Các cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công khai nội dung, chương trình, kết quả thực hiện hỗ trợ DNNVV và các thông tin khác có liên quan theo quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư, tài chính, cơ quan hỗ trợ phát triển DNNVV phối hợp quản lý, giám sát thực hiện Đề án;
- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sở, ngành quản lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Nội dung giám sát, quản lý
2.1. Nội dung giám sát
a) Tình hình thực hiện lập và trình thẩm định, phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các DNNVV và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
b) Tình hình thực hiện quy trình hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ; giải ngân kinh phí hỗ trợ; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý;
c) Kiểm tra nội dung liên quan đến công tác tổ chức thực hiện và quản lý điều hành hoạt động hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật;
d) Cơ quan chủ trì thực hiện hỗ trợ phải xem xét đánh định kỳ hoặc giá đột xuất nội dung hỗ trợ khi cần thiết.
2.2. Nội dung quản lý
a) Cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện;
b) Quản lý, theo dõi việc thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, định mức, theo quy định;
c) Cơ quan chủ trì thực hiện hỗ trợ thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp (nếu có) nhưng không quá 01 lần/dự án/năm.
3. Cơ chế báo cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng
- Định kỳ hằng năm (trước ngày 10/12) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/12;
- Tổ chức thực hiện sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết;
- Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp, đề xuất tôn vinh, khen thưởng kịp thời các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, DNNVV thực hiện tốt Đề án; đề xuất hình thức kỷ luật nghiêm minh, thỏa đáng đối với các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Đề án.
- Là cơ quan thường trực Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và tổ chức triển khai Đề án đến các cấp, các ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và nhân dân trên trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện; định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện;
- Chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh đến thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký doanh nghiệp đạt 100% đúng hoặc sớm hơn thời gian quy định; Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp theo ý 2 mục III phần thứ ba của Đề án;
- Đầu mối kết nối mạng lưới tư vấn viên, các chuyên gia, các đơn vị hỗ trợ DNNVV, nhằm phục vụ hỗ trợ toàn diện, hiệu quả các mặt hoạt động của doanh nghiệp;
- Chỉ đạo thực hiện một số nội dung công việc sau:
+ Xây dựng hồ sơ mẫu, biểu liên quan đến thành lập các loại hình doanh nghiệp công khai lên Trang Thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, website của Sở để cung cấp các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp;
+ Thực hiện xây dựng, biên soạn các tài liệu, tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, các hoạt động hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát hành các tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi hoặc cẩm nang cho hộ kinh doanh nhằm phổ biến kịp thời các quy định pháp luật có liên quan đến chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.
- Chủ trì thực hiện các nội dung:
+ Chủ trì, tổng hợp, xây dựng Kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm hỗ trợ DNNVV;
+ Chủ trì thực hiện các nội dung: (1) Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh (2) Hỗ trợ thuê mua, giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị (3) Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đào tạo trực tuyến, (4) Tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT và Đề án này.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện Đề án đã được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán chi tiết kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện Đề án; hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện đúng các quy định về tài chính, kế toán;
- Tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định có liên quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án: Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về chế độ kế toán cho DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành, triển khai các cơ chế, giải pháp về xây dựng phát triển chuỗi giá trị, chuỗi phân phối, các cơ chế chính sách, giải pháp về hỗ trợ chi phí hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường để đổi mới sản phẩm của DNNVV; đồng thời hỗ trợ chi phí hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp của DNNVV;
- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp về các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu; hướng dẫn xây dựng chương trình, thực hiện chương trình khuyến công và phát triển thương mại điện tử; giải pháp khuyến khích sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu;
- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp mới thành lập trên các phương tiện truyền thông của tỉnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án:
+ Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo về nội dung thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo;
+ Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, gồm các nội dung: đào tạo; Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh; Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường.
- Xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực công nghệ thông qua: hỗ trợ tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ;
- Hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tiến công nghệ thuộc các loại hình công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, tham gia nghiên cứu sáng chế công nghệ cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh; chuyển giao ứng dụng các đề tài, phát minh, sáng kiến,... đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công;
- Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2025, chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án:
+ Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, gồm nội dung: Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng;
+ Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về nội dung: Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng; Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ công nghệ; Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu; Hỗ trợ thông tin, truyền thông, kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác dự báo và thông tin về thị trường lao động; kết nối cung - cầu lao động, thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp,... nhất là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động;
- Hỗ trợ kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án:
+ Hỗ trợ đào tạo cho người lao động của DNNVV tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống;
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo trực tiếp tại DNNVV đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp sản xuất, chế biến theo quy định.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
- Triển khai đầy đủ các cơ chế chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN Việt Nam về hỗ trợ DNNVV đến các Chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn;
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện tốt Chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp;
- Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn:
+ Thực hiện tốt công tác huy động vốn nhằm tạo nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV, doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
+ Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay;
+ Triển khai thực hiện các gói tín dụng phù hợp với phân khúc khách hàng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo từng chương trình của ngân hàng cấp trên.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án:
+ Tổng hợp nhu cầu cấp bù lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với khoản vay cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
+ Hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay có hỗ trợ lãi suất đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị theo quy định;
+ Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu đề nghị quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất của các tổ chức tín dụng.
- Chủ trì, phân công các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh hướng dẫn và tuyên truyền trong công tác quản lư thuế, kê khai quyết toán thuế và chấp hành các chính sách, pháp luật về thuế;
- Chủ trì hướng dẫn, tư vấn các thủ tục hành chính về thuế, hướng dẫn thực hiện các thủ tục miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên của Luật Hỗ trợ DNNVV;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu các đại lý thuế đủ điều kiện hoạt động tham gia thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp thành lập mới được chuyển đổi từ hộ kinh doanh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và đối với DNNVV mới thành lập trong giai đoạn 2022 - 2025;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan tổ chức các khóa đào tạo về chính sách thuế và kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, xác định thời điểm doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng;
- Hỗ trợ tập huấn về các dịch vụ thuế điện tử đối với doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
- Giao các Chi cục Thuế tuyên truyền chính sách thuế và vận động hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố kiểm tra trong trường hợp phát hiện hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên 10 lao động trở lên không thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì lập danh sách chuyển UBND huyện, thành phố xử lý theo quy định.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho DNNVV trong tiếp cận đất đai..
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý và sử dụng đất của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đề xuất thu hồi đất đối với các dự án được nhà nước giao, cho thuê đất, không có khả năng triển khai dự án hoặc sử dụng đất không đúng mục đích để tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh.
- Chủ trì rà soát, theo dõi, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ đối với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là các cơ quan thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Hằng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng kịp thời các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Đề án.
Chủ trì, phối hợp với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện tập huấn phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Đề án.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương tập trung tuyên truyền, chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ DNNVV; chỉ đạo hệ thống thông tin Đài Phát thanh cấp huyện, Đài cơ sở, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung hỗ trợ của Đề án (thực hiện tuyên truyền ít nhất mỗi tháng một lần);
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc để phổ biến nội dung của Đề án và tuyên truyền hướng dẫn cho các hộ kinh doanh về lợi ích và sự cần thiết khi thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút doanh nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, từ cung ứng đến sản xuất, bảo quản, bao tiêu sản phẩm, hàng hóa....
13. Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc
- Làm đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn vay của Quỹ để phục vụ cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh;
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành Danh mục các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng và Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ giai đoạn 2022-2025;
- Thực hiện cho vay có hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước bố trí; thực hiện tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
14. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
- Chủ trì hỗ trợ cung cấp, hướng dẫn thông tin và thủ tục đầu tư đối với các DNNVV, doanh nghiệp mới thành lập khi có nhu cầu thuê lại mặt bằng sản xuất tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Thông báo công khai quy hoạch, diện tích đất, đơn giá thuê đất trong các khu công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm mặt bằng để sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án trong các khu công nghiệp;
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai hoặc sử dụng đất không đúng mục đích để tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh trong các khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc chức năng quản lý của Ban.
- Chủ trì hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra liên ngành, tránh việc thanh tra, kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn; trong đó, cần xác định rõ các địa bàn, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để tập trung tuyên truyền, vận động, kêu gọi, hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia đầu tư và thành lập doanh nghiệp trên địa bàn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển doanh nghiệp hàng năm và cả giai đoạn;
- Đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn về Đề án và các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có liên quan; vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và hộ kinh doanh chuyển đổi, thành lập doanh nghiệp. Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động, nhu cầu thành lập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách các hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp để hướng dẫn, hỗ trợ;
- Trên cơ sở Kế hoạch chi tiết giải phóng mặt bằng hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động làm việc với các nhà đầu tư để thực hiện việc ký cam kết tiến độ bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn quản lý;
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải bố trí ít nhất một ngày trong tháng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp trên địa bàn do mình quản lý; định kỳ vào ngày 18 hàng tháng, báo cáo kết quả tiếp doanh nghiệp với UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư).
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện giám sát trong quá trình thực hiện Đề án; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hỗ trợ DNNVV; khuyến khích hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Đồng thời, chủ động, tích cực triển khai các có hiệu quả Đề án, Kế hoạch về khởi nghiệp do các Đoàn thể tỉnh chủ trì.
18. Các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; tuyên truyền phổ biến đến hội viên về các nội dung, chính sách của Đề án; Thực hiện việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp tham gia triển khai thực hiện Đề án; Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kiến nghị với UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để kịp thời tháo gỡ, tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển;
- Nâng cao công tác tổ chức hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các chi Hội doanh nghiệp tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để Hội doanh nghiệp thực sự là tổ chức thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia hội viên, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp hội viên hiệu quả.
19. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV
- Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo các điều kiện, cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV; hỗ trợ DNNVV tuân thủ các thủ tục hành chính;
- Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV để chứng minh, xác nhận việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV.
20. Các cá nhân, tổ chức, DNNVV trên địa bàn tỉnh
- Cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác theo yêu cầu của cơ quan chức năng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Tuân thủ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan; tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, phát huy tính chủ động tự lực, tự cường phát triển ý tưởng kinh doanh để khởi nghiệp; đổi mới mô hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, chú trọng đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học - công nghệ để tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước, mở rộng thị trường, phát triển bền vững. Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để nắm bắt cơ hội để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế;
- Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài; chung sức cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách, giải pháp để vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp chung cho nền kinh tế./.
__________________________
1 Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
2 Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3 Số liệu thống kê, theo dõi của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4 Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.
5 Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
6 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cao nhất trong giai đoạn 2013-2020 (Năm 2018 là 90.651 DN; Năm 2015 là 80.858 DN))
7 Số liệu theo dõi của Sở Kế hoạch và Đầu tư
8 Số liệu lấy theo mốc thời gian thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV giai đoạn trước (Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13/01/2013 của Tỉnh ủy và Đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 của UBND tỉnh); Đồng thời, theo chương trình công tác của ngành Thống kê, hiện nay Cục Thống kê tỉnh đang chuẩn bị thực hiện cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2022 để thu thập số liệu năm 2021 của các doanh nghiệp. Do đó, số liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2021 chưa được thu thập.
9 Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 và thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
10 Năm 2013 đạt 3.637 tỷ đồng (chiếm 21,7% ); Năm 2014 đạt 3.929,5 tỷ đồng (chiếm 20,59%); Năm 2015 đạt 4.631 tỷ đồng, (chiếm 19,79%); Năm 2016 đạt 5.130 tỷ đồng (chiếm 19,5%); Năm 2017 đạt 6.787 tỷ đồng (chiếm 22,44%); Năm 2018 đạt 7.655 tỷ đồng (chiếm 21,49%); Năm 2019 đạt 8.435,7 tỷ đồng (chiếm 21,4%); Năm 2020 đạt 8325,9 tỷ đồng (chiếm 19,03%).
11 Năm 2013 đạt 789 tỷ đồng, chiếm 5,5%; Năm 2014 đạt 580 tỷ đồng, chiếm 3,6%; Năm 2015 đạt 725 tỷ đồng, chiếm 3,5%; Năm 2016 đạt 817 tỷ đồng, chiếm 3,1%; Năm 2017 đạt 1.061 tỷ đồng, chiếm 4,9%; Năm 2018 đạt 1.144 tỷ đồng, chiếm 4,9%; Năm 2019 đạt 1.080 tỷ đồng, chiếm 4,4%; Năm 2020 đạt 1.100 tỷ đồng, chiếm 5,4%;
12 Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 và Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
13 Gồm các CCN: CCN Yên Đồng, huyện Yên Lạc; CCN Tề Lỗ, huyện Yên Lạc; CCN Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc; CCN Đồng Văn, huyện Yên Lạc; CCN làng nghề Minh Phương, huyện Yên Lạc; CCN Trung Nguyên, huyện Yên Lạc; CCN Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường; CCN An Tường, huyện Vĩnh Tường; CCN Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường; CCN Thổ Tang - Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường; CCN làng nghề Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường; CCN Hùng Vương - Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên; CCN Đồng Thịnh, huyện Sông Lô; CCN Hợp Thịnh, huyện Tam Dương; CCN Hoàng Lâu, huyện Tam Dương;
14 Gồm 10 CCN thực hiện trong giai đoạn 2016-2020: CCN Tân Tiến; CCN Việt Xuân; CCN Yên Phương; CCN Hương Canh; CCN Thanh Lãng; CCN Lập Thạch; CCN Tử Du; CCN Đình Chu; CCN Xuân Lôi; CCN Cao Minh; 7 CCN thực hiện trong giai đoạn 2021-2030: CCN Vân Giang Vân Hà; CCN Đại Đồng; CCN Liên Châu; CCN Văn Tiến; CCN Hải Lựu; CCN Triệu Đề; CCN Xuân Hòa.
15 Năm 2020, bình quân mỗi doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng 9,5 lao động/DN; Mỗi năm thành lập mới từ 1.000-1.500 DN. Số DN mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ước tính theo tỷ lệ của năm 2020 là 70%; Theo đó, số lượng DN hoạt động bình quân hàng năm là 800 doanh nghiệp/năm.
16 Năm 2020, đạt khoảng 19.862,54 tỷ đồng, chiếm 21,75% giá trị gia tăng của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 10,08%/năm;
17 Năm 2020, đạt khoảng 1.100 tỷ đồng, chiếm 5,41% trong tổng thu ngân sách của các loại hình doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 8,7%/năm;
18 Năm 2020, đạt khoảng 8.325,9 tỷ đồng, chiếm 19,03% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 12,45%/năm.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|