Quyết định 2194/2005/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do UBND tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 2194/2005/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/08/2005 |
Ngày có hiệu lực | 11/08/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Phạm Kim Yên |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2194/2005/QĐ-UBND |
Long xuyên, ngày 01 tháng 08 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001//PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 04 năm 2001 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Chủ tịch UBND Huyện, Thị, Thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
V/v phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh An Giang.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2194/2005/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
_________________
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Qui định này được áp dụng đối với việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là kênh, cống, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Trong qui định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau (theo đặc thù tỉnh An Giang):
1.Công trình kênh, rạch: Là công trình thủy lợi có nhiệm vụ dẫn nước để tưới, tiêu, tháo chua, rửa phèn phục vụ sản xuất, dân sinh và giao thông thủy :
a. Công trình kênh cấp 1: Là công trình mà nguồn nước được lấy từ sông, rạch hoặc có thể từ nguồn khác có năng lực phục vụ trên 5.000 ha và qui mô bề rộng mặt kênh trên 30m.
b. Công trình kênh cấp 2: Là công trình mà nguồn nước được lấy từ sông, rạch, kênh cấp I hoặc có thể từ nguồn khác, có năng lực phục vụ từ 500ha - 5.000 ha và qui mô bề rộng mặt kênh từ 20m đến 30m.
c. Kênh cấp 2 lớn: Là công trình kênh cấp 2 không đạt tiêu chí của kênh cấp 1 nhưng có một số tiêu chí lớn hơn kênh cấp 2.
d. Công trình kênh cấp 3: Là công trình mà nguồn nước được lấy từ kênh cấp 2 hoặc có thể từ nguồn khác, có năng lực phục vụ từ 100 ha đến 500 ha và qui mô bề rộng mặt kênh từ 6m đến 20m.
e. Công trình kênh nội đồng: Là công trình kênh mà nguồn nước được lấy từ kênh cấp 3 hoặc có thể từ nguồn khác có năng lực phục vụ dưới 100 ha và qui mô bề rộng mặt kênh dưới 6 m.
f. Kênh ranh tỉnh: Là công trình kênh giáp ranh giữa 02 tỉnh.
g. Kênh ranh huyện: Là công trình kênh giáp ranh giữa 02 huyện.
h. Kênh ranh xã: Là công trình kênh giáp ranh giữa 02 xã.
i. Kênh liên huyện: Là công trình kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai huyện trở lên.
j. Kênh liên xã: Là công trình kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai xã trở lên.
2- Công trình cống: Là công trình Thủy lợi có nhiệm vụ lấy nước tưới, tiêu úng, ngăn lũ phục vụ sản xuất, dân sinh, kinh tế. Có 02 loại cống: kiểu hở và kiểu kín (cống ngầm).
CHƯƠNG II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 3. Các đơn vị, tổ chức dưới đây được phân cấp quản lý.
1.Trung tâm Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi :
a. Kênh ranh tỉnh (trên địa bàn tỉnh).
b. Kênh ranh huyện.
c. Kênh cấp 2 liên huyện.
d. Kênh cấp 2 lớn.
e. Cống hở có khẩu độ > 2m và cống ngầm do nguồn vốn Trung ương và tỉnh đầu tư.
2. UBND các huyện, thị, thành phố :
a. Kênh cấp 2 nội huyện.
b. Kênh cấp 3 liên xã.
c. Cống ngầm có qui mô lớn hơn f 100 và cống hở do nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc nhân dân đóng góp trong nội huyện.
3. UBND xã, phường, thị trấn :
a. Kênh cấp 3 nội xã.
b. Kênh nội đồng.
c. Cống có đường kính < f100.
Điều 4. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp cùng UBND huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện việc quản lý, khai thác và duy tu bảo vệ theo danh mục công trình được phân cấp.
2. Trung tâm Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi phối hợp cùng Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện, thị, thành phố và các cơ quan có liên quan
a. Tiến hành củng cố, xây dựng tổ chức hợp tác dùng nước (tăng cường vai trò người dân hưởng lợi từ công trình) tham gia quản lý, duy tu, vận hành, khai thác công trình có hiệu quả.
b. Tổ chức cấm mốc, xác định ranh giới công trình, không để hành lang bảo vệ công trình bị xâm hại, lấn chiếm.
CHƯƠNG III
DUY TU, BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 5. Duy tu, bảo dưỡng và vận hành.
1. Các đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa thông qua Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục Thủy lợi) tổng hợp để xây dựng kế hoạch chung cho toàn tỉnh.
2. Thời gian lập kế hoạch cho năm sau phải được tiến hành xong vào tháng 5 của năm trước để có thời gian triển khai các bước lập hồ sơ khảo sát, thiết kế, thi công....
3. Đơn vị quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi phải báo cáo về hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi về Sở Nông Nghiệp & PTNT (qua Chi cục Thủy lợi) theo định kỳ 01 tháng 01 lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 6. Nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa.
Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi được phân bổ vốn duy tu, sửa chữa từ nguồn thu thủy lợi phí tạo nguồn của tỉnh.
Điều 7. Vận hành và khai thác.
1. Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội chung cho cả khu vực.
2. Việc vận hành, khai thác phải tuân theo qui hoạch, kế hoạch, qui trình qui phạm và kế hoạch phát triển sản xuất của từng địa phương.
3. Việc thay đổi tiêu chuẩn, qui mô, mục đích sử dụng công trình và việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi vào hệ thống công trình thủy lợi đã có, phải xin phép cấp có thẩm quyền quyết định.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
1.Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi được khen thưởng theo qui định của nhà nước.
2.Tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật.
Điều 9. Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang phối hợp với các Sở Tài chính Vật giá, Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND Huyện, Thị, Thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Quy định này.