ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 214/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
05 tháng 2 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU CỦA NGÀNH Y TẾ VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 VÀ TẦM NHÌN 2050
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
139/NQ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 7562/QĐ-BYT,
ngày 24/12/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khi hậu của Ngành Y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Xét tờ trình số 01/TTr-SYT,
ngày 02/01/2020 của Giám dốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu của ngành Y tế Vĩnh Long, giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(Kèm theo Kế hoạch số
3053/KH-SYT, ngày 31/12/2019 của Giám đốc Sở Y tế).
Điều 2.
Giám đốc Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế
hoạch đã được phê duyệt.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; thủ trưởng
sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT.UBT;
- PVP.UBT phụ trách VX;
- Phòng VX;
- Lưu: VT, 3.4.05.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tựu
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3053/KH-SYT
|
Vĩnh Long, ngày
31 tháng 12 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH Y TẾ VĨNH LONG, GIAI
ĐOẠN 2020-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
PHẦN MỞ ĐẦU
Vĩnh Long là tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu, phía đông giáp tỉnh Bến tre và Trà Vinh,
phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với
Thành phố Cần Thơ.
Tỉnh Vĩnh Long hiện có 06 huyện, 01 Thị xã và 01
Thành phố với 87 xã, 14 phường, 06 thị trấn và 846 ấp, khóm. Diện tích tự nhiên
1.525,73 km2, với dân số 1.050.241 người.
Vĩnh Long là tỉnh thuộc khu vực Đồng
bằng Sông Cửu Long dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng
nề của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua tình hình thay đổi thời tiết, nắng
nóng, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở đất,
ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt… đã tác động không nhỏ làm gia tăng dịch
bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, cúm AH5N1, H1N1, bệnh Zika... Công tác tuyên
truyền và tập huấn về ứng phó với BĐKH cán bộ y tế trên địa
bàn tỉnh chưa được Cục Quản lý mội trường y tế và các đơn vị chuyên môn hướng dẫn,
tập huấn, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức về ứng phó với BĐKH cho cán bộ y tế còn
hạn chế.
Việt Nam là một trong những quốc gia
dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí
hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi
trường cập nhật năm 2016, nhiệt độ ở các vùng phía Bắc
tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, nhiệt độ ở các vùng
ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu trong lục địa. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
có thể tăng thêm từ 4,00C đến 4,50C theo kịch bản phát
thải cao nhất và 2,00C đến 2,20C theo kịch
bản phát thải thấp nhất. Các nghiên cứu ở Việt Nam
được công bố trên các tạp chí quốc tế cho thấy nhiệt độ
tăng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng
và tăng tỷ lệ nhập viện nhất là ở người già và trẻ em. Khi nhiệt độ tăng 10C
thì tăng 3,4-4,6% số trẻ em nhập viện, tăng 7-11% nguy cơ mắc SXH, tăng
5,6% nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng và tăng 1,5% số ca tiêu chảy. Vào những
ngày có sóng nhiệt, tỷ lệ người già nhập viện do bệnh tim mạch tăng
13%. Thay đổi các điều kiện khí hậu như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ có
nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi như sốt xuất
huyết, sốt rét, cúm AH5N1, H1N1, bệnh Zika. Dự báo trong tương lai có thể có
thêm nhiều bệnh mới do tác động BĐKH tại Việt Nam.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu
(BĐKH), ngành y tế trong thời gian qua đã tích cực phòng
chống dịch bệnh, đầu tư cở sở hạ tầng, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ sức khỏe người dân, phát
huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội, hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã
ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới, trong đó giao nhiệm vụ cho ngành y
tế xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm
2030 nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường, BĐKH tới sức khoẻ con người.
Trên cơ sở đó Bộ Y tế giao Sở Y tế các tỉnh căn cứ vào thực trạng, kịch bản
BĐKH và điều kiện thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH ngành Y tế giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định
số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ Y tế).
Dự báo về BĐKH trong những năm tới được
thể hiện qua kịch bản cập nhật ứng phó BĐKH tỉnh Vĩnh Long(theo Quyết định số
3183/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long), cụ thể:
- Nhiệt độ: Đến năm 2030, nhiệt độ trung
bình năm là 27,870C ở kịch bản trung bình, tương ứng tăng 0,660C
so với thời kỳ nền 1980-1999.
- Lượng mưa: Đến
năm 2030, lượng mưa trung bình năm tiếp tục tăng, đạt 1501,90 mm ở kịch bản
trung bình tương ứng tăng 2,02% so với thời kỳ nền 1980 - 1999.
- Xâm nhập mặn: Đến năm 2030 theo kịch
bản phát thải trung bình, ranh mặn 2‰ đã lên tới ranh giới Vĩnh Long -
Trà Vinh trên sông Hậu. Trên sông Cổ Chiên, ranh mặn 8‰ đã ảnh hưởng
đến cácxã thuộc huyện Vũng Liêm (giáp tỉnh Trà Vinh).
Sở Y tế Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm
2050, với các nội dung sau đây:
I. CƠ SỞ
PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính
phủ ban hành Chương hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới;
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính
phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng
xanh giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ
Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khi hậu của
Ngành Y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày
09/7/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương
trình hành động số 18-CTr/TU ngày 16/9/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết
số 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy
mạnh quản lý tài nguyên và BVMT;
- Quyết định số 3183/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về phê
duyệt kết quả dự án “Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Vĩnh Long”;
- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho
Việt Nam (phiên bản cập nhật năm 2016);
- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày
19/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long.
II. QUAN ĐIỂM
Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế bảo đảm một
số quan điểm, nguyên tắc sau đây:
1. Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa sức
khỏe toàn cầu lớn nhất. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
của ngành y tế, giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế
hoạch hành động) được triển khai trong ngành y tế, tập trung vào các lĩnh vực
chủ yếu: sức khỏe môi trường và cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh,
trang thiết bị và công trình y tế, phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực
phẩm, dinh dưỡng.
3. Để triển khai Kế hoạch hành động đòi hỏi phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với các Sở, ban ngành liên quan, sự quan tâm
vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự tham gia
tích cực của cán bộ ngành y tế và người dân tại cộng đồng.
4. Kế hoạch hành động là cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn,
tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành y tế
tỉnh.
5. Các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch hành động dựa
trên ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác,
đồng thời tăng cường lồng ghép, tận dụng mọi nguồn lực, hỗ trợ quốc tế và xã
hội hóa.
III. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi
khí hậu của ngành y tế nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường,
biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe,
góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ
tiêu đến năm 2030
2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành y tế trong công
tác ứng phó với BĐKH.
Chỉ tiêu cụ thể:
- Triển khai kịp thời các văn bản
chính sách của Bộ Y tế về sức khỏe môi trường và cộng đồng, khám chữa bệnh,
phòng chống dịch bệnh, trang thiết bị và công trình y tế,
phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng có lồng ghép nội
dung ứng phó với BĐKH.
- Triển khai Kế hoạch ứng phó với
BĐKH của ngành y tế tỉnh Vĩnh Long; Đưa nội dung kế hoạch ứng
phó với BĐKH của ngành y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của ngành y tế tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Nâng cao nhận
thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và ứng
phó với BĐKH.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 80% cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh
được truyền thông và tập huấn về ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục,
truyền thông về BĐKH và sức khỏe cho cộng đồng.
2.3. Mục tiêu cụ thể 3: Tăng cường khả
năng ứng phó với BĐKH của hệ thống y tế, ưu tiên hệ thống y tế cơ sở.
Chỉ tiêu cụ thể:
- Ít nhất 80% cơ sở y tế xây mới có
áp dụng các giải pháp nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH.
- 70% trạm y tế xã, phường, thị trấn tại các địa bàn dễ bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH có đủ năng lực và cơ sở vật chất
đảm bảo đáp ứng một cách có hiệu quả với các tình huống thiên tai và
thời tiết cực đoan.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050, công
tác ứng phó với BĐKH được tích hợp vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch từng giai đoạn và hàng năm của ngành y tế. Đảm bảo hệ thống y tế có đủ
năng lực, nguồn lực để ứng phó một cách chủ động và hiệu quả đối với các tác động
của BĐKH đến sức khỏe; Năng lượng xanh, năng lượng tái tạo
được sử dụng phổ biến nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà
kính trong các cơ sở y tế.
IV. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Cơ chế
chính sách và tổ chức quản lý
1.1. Rà soát, xây dựng và thực hiện các chính
sách, giải pháp đồng bộ, lồng ghép nội dung bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng
trước tác động của BĐKH vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự
án có liên quan của tỉnh và địa phương.
1.2. Từng bước hoàn thiện chính sách quy hoạch,
xây dựng mạng lưới y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, trang thiết bị đảm
bảo phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH
và các hiện tượng thời tiết cực đoan, chú trọng khu vực dễ bị ảnh hưởng
bởi tác động của BĐKH.
1.3. Đề xuất ban hành và triển khai các chính sách
nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng
phó với BĐKH của ngành y tế; các chính sách sử dụng năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tại các cơ sở y tế.
1.4. Kiện toàn hệ thống tổ chức, rà soát và bổ sung
chức năng, nhiệm vụ về ứng phó với BĐKH cho các đơn vị liên quan của ngành y tế.
1.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng
hệ thống dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ tích hợp với
các hệ thống thông tin chuyên ngành y tế.
2. Truyền
thông, giáo dục và đào tạo nâng cao năng lực
2.1. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch truyền
thông về biến đổi khí hậu của ngành y tế. Lồng ghép các hoạt động truyền
thông về bảo vệ sức khỏe và ứng phó với tác động của BĐKH vào kế hoạch truyền
thông của ngành y tế.
2.2. Xây dựng các tài liệu truyền thông và tổ
chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong
phú về BĐKH và sức khỏe phù hợp từng vùng miền.
2.3. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán
bộ trong và ngoài ngành y tế tại các cấp nhằm tăng cường năng lực ứng
phó với BĐKH.
2.4. Tổ chức các sự kiện, diễn đàn, tham
quan học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác ứng phó với BĐKH tại tỉnh, huyện
triển khai hiệu quả ứng phó với BĐKH.
3. Xây dựng, nhân rộng các mô
hình ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Xây dựng và nhân rộng các mô hình nhằm ứng phó và
giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của BĐKH tới sức khỏe tại cộng đồng:
- Mô hình truyền thông để cung cấp các nội dung, giải
pháp, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với BĐKH cho cán bộ y tế và cộng đồng.
- Mô hình tổ chức y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng trong điều kiện BĐKH.
- Mô hình cấp cứu đáp ứng với thiên tai, thảm hoạ
như tai nạn, chấn thương, dịch bệnh.
- Mô hình quản lý, giám sát các dịch, bệnh liên
quan đến sự thay đổi của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
- Mô hình vệ sinh môi trường và nước sạch thích ứng
với BĐKH cho cộng đồng và cơ sở y tế.
- Mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường,
công nghệ tái tạo và sử dụng năng lượng sạch tại các cơ sở y tế.
4. Tăng cường nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng BĐKH đến
sức khoẻ và giải pháp ứng phó của ngành y tế, chú trọng các giải pháp nâng cao
khả năng ứng phó với BĐKH như:
- Nghiên cứu bằng chứng về tác động của BĐKH và các
hiện tượng thời tiết cực đoan tới sức khỏe cộng đồng và các giải pháp ứng phó:
Các bệnh do nhiệt độ, sóng nhiệt; các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp,
dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; các bệnh do véc tơ truyền và bệnh mới nổi
liên quan tới BĐKH.
- Nghiên cứu, đề xuất các mô hình, giải pháp
thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp gia tăng dịch, bệnh liên
quan đến biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, trang thiết bị,
phương tiện quản lý, kiểm soát dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH, nhất là sau
thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ,
ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính
trong các cơ sở y tế.
5. Hợp tác
quốc tế và xã hội hóa
5.1. Tham gia vào các sáng kiến, chính sách, giải
pháp toàn cầu, liên vùng, và quốc gia nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của
BĐKH đến sức khỏe.
5.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm học tập, trao đổi
kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về chính sách, khoa học công nghệ, mô hình và
các giải pháp ứng phó với BĐKH.
5.3. Xây dựng các chương trình, dự án huy động nguồn
tài trợ về kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp cho hoạt
động giảm thiểu và ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
6. Giải
pháp về tài chính
6.1. Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch
hành động này của ngành y tế tại địa phương.
6.2. Các đơn vị của ngành y tế chủ động thực hiện lồng
ghép các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH vào các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch
có liên quan của đơn vị.
6.3. Khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho các
hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
7. Kiểm
tra, giám sát và đánh giá
7.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá
phù hợp với điều kiện thực tiễn.
7.2. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ,
đột xuất việc thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH ngành y tế tại Trung
ương và địa phương.
7.3. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo
hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành. Tổng hợp kết quả, báo cáo việc tổ chức thực
hiện Kế hoạch hành động trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm và gửi về Cục Quản lý
môi trường y tế.
7.4. Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành và các
đơn vị trực thuộc Sở Y tế theo chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được phân
công.
V. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI
1. Lộ trình triển khai giai
đoạn 2020-2025
1.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ứng
phó với BĐKH của ngành y tế.
1.2. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và
tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực
đoan.
1.3. Khảo sát, đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH
và các hiện tượng thời tiết cực đoan của hệ thống y tế và đề xuất các giải
pháp.
1.4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về BĐKH với sức
khoẻ, hệ thống y tế.
1.5. Xây dựng và thí điểm các mô hình cộng đồng ứng
phó hiệu quả với BĐKH.
1.6. Xây dựng và thí điểm các mô hình ứng dụng công
nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ
sở y tế
1.7. Xây dựng và thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu
giám sát, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ.
1.8. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện
Kế hoạch hành động.
2. Lộ trình triển khai giai
đoạn 2025-2030
2.1. Tiếp tục tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh
việc triển khai thực hiện các chính sách và nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của ngành
y tế.
2.2. Quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở y tế, trang
thiết bị đáp ứng công tác khám chữa bệnh đảm bảo thích ứng với BĐKH và các hiện
tượng thời tiết cực đoan.
2.3. Áp dụng rộng rãi việc sử dụng cơ sở dữ liệu, dự
báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ.
2.4. Nhân rộng các mô hình hệ thống y tế và cộng
đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH.
2.5. Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ xanh,
sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc ứng phó với
BĐKH của ngành y tế.
2.7. Kiểm tra giám sát, tổng kết đánh giá thực hiện
Kế hoạch.
3. Nguồn lực thực hiện
3.1. Tại địa phương
Các hoạt động triển khai trên địa bàn tỉnh chủ
yếu dựa vào mạng lưới của ngành y tế:
- Tại tuyến tỉnh là Sở Y tế, Chi Cục ATVSTP,
Chi Cục DS-KHHGĐ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm,
Trung tâm Pháp Y, Trung tâm Giám định Y khoa, Trường Trung cấp Y tế và các
bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
- Tại tuyến huyện là các Trung tâm Y tế
huyện, thị xã, thành phố.
- Tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn và
nhân viên y tế khóm, ấp.
- Các cơ sở y tế ngoài công lập.
3.2. Nguồn vốn thực hiện
Trên cơ sở ngân sách nhà nước của Trung ương và địa
phương; ngân sách lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch có liên
quan của các đơn vị trong và ngoài ngành y tế tại địa phương; các nhà tài trợ
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
1.1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Là đầu mối chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch
ứng phó với BĐKH ngành y tế; chỉ đạo, hướng dẫn công tác ứng phó với BĐKH của
ngành từ tỉnh đến địa phương.
- Rà soát, xây dựng hoặc phối hợp xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
- Đào tạo, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH trong
ngành y tế các cấp.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng ứng
phó với BĐKH của ngành y tế. Đề xuất các giải pháp ứng phó để bảo vệ sức khoẻ
người dân trước tác động của BĐKH.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, lập bản đồ các
khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH đến sức khỏe; các phần mềm giám sát, dự báo, cảnh
báo sớm tác động BĐKH đến sức khỏe.
- Tăng cường lồng ghép các hoạt động đảm bảo nước sạch,
vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí, ứng
phó với BĐKH trong Phong trào Vệ sinh yêu nước, các Chương trình, dự án về cải
thiện vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, giám sát chất lượng nước và các
chương trình, dự án có liên quan. Phát triển, thí điểm và nhân rộng các mô hình
quản lý nước sạch, vệ sinh và các công nghệ tiết kiệm năng lượng, quản lý chất
thải giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện
công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây
nhiễm nhạy cảm với BĐKH và dao động thời tiết; giám sát và đáp ứng dịch bệnh,
giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; triển khai thực hiện hoạt động
kiểm dịch y tế biên giới, trong đó chú trọng tới các dịch bệnh truyền nhiễm và
bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm liên quan đến các yếu tố khí hậu và BĐKH.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và phát triển
hệ thống mạng lưới y tế dự phòng, hệ thống kiểm soát dịch bệnh ở tất cả các tuyến
để có đủ năng lực phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh
không lây nhiễm; giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH.
- Rà soát, xây dựng và bổ sung các quy định, hướng
dẫn về phòng chống bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm
liên quan đến BĐKH; giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH.
1.2. Các cơ sở Y tế
- Rà soát và quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh
đáp ứng kịch bản BĐKH và nước biển dâng, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị bệnh
nhân khi xảy ra các trường hợp gia tăng bệnh nhân nhập viện do các hiện
tượng thời tiết cực đoan, các bệnh nhạy cảm với BĐKH.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các quy định đối với
cơ sở y tế ứng phó với các điều kiện BĐKH.
- Chủ trì rà soát, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều
trị các bệnh không lây nhiễm, các bệnh lây nhiễm nhạy cảm với BĐKH và lồng
ghép nội dung ứng phó với BĐKH trong các chương trình, kế hoạch liên quan đến
công tác khám, chữa bệnh.
1.3. Chi Cục An toàn thực phẩm
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong
việc quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm do các yếu tố liên quan đến BĐKH và các hiện
tượng thời tiết cực đoan.
- Lồng ghép các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ứng phó với BĐKH vào các chương trình, dự án có liên quan.
1.4. Phòng Kế hoạch tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
và các cơ sở y tế tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
đề án phát triển ngành y tế, y tế cơ sở có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
và các cơ quan, đơn vị liên quan huy động và phân bổ các nguồn tài chính trong
và ngoài nước, bao gồm cả nguồn lực từ xã hội, khu vực tư nhân, nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức để triển khai Kế hoạch.
- Phát triển mạng lưới hệ thống y tế, chăm sóc sức
khỏe đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch, bệnh và các bệnh mới phát sinh do tác
động của BĐKH gắn với quy hoạch hệ thống mạng lưới y tế cơ sở.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật đối với các trang thiết bị và công trình y tế ứng phó với các kịch bản
BĐKH và nước biển dâng như thiên tai, thảm họa, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Rà soát, bổ sung đầu tư trang thiết bị, công
trình y tế phục vụ công tác ứng phó với các tác động của BĐKH tới sức khỏe người
dân và các hoạt động của ngành y tế.
- Căn cứ vào thực trạng, kịch bản BĐKH và điều kiện
thực tế của địa phương cũng như Kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành y tế giai đoạn
2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tiến hành đánh giá tính dễ bị tổn thương và
các giải pháp ứng phó; Xây dựng Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế tỉnh,
thành phố giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành y tế
hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đưa các hoạt động ứng
phó với BĐKH của ngành y tế lồng ghép vào các kế hoạch hoạt động chung của tỉnh
và đề xuất ngân sách thực hiện.
- Hàng năm tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó
với BĐKH của ngành y tế theo kế hoạch đã được phê duyệt, định kỳ báo cáo tiến độ
thực hiện 6 tháng và hàng năm vào trước ngày 15/6 và 15/12 cho Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố và Bộ Y tế (gửi về đơn vị đầu mối là Cục Quản lý môi trường y tế).
2. Đề nghị các Sở, ngành, tổ
chức liên quan phối hợp thực hiện
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì,
phối hợp với Sở Y tế và các Sở ngành liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân
sách trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm để bố trí kinh phí đầu tư thực
hiện Kế hoạch. Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho các hoạt động
ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
2.2. Sở Tài chính: Căn cứ và khả năng
cân đối của ngân sách địa phương hàng năm. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế bố trí
ngân sách thực hiện các hoạt động, các chương trình, kế hoạch về ứng phó với
BĐKH ngành y tế sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử
dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành. Phối hợp với
Sở Y tế, các sở, ban ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách tài chính thúc
đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực BĐKH.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Lồng
ghép hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế vào Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế chia sẻ thông tin về công tác ứng phó BĐKH;
tăng cường quản lý chất thải y tế, giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở
y tế”.
2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn
khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2025, trong đó ưu tiên cấp nước cho các cơ
sở y tế, các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó có nội dung
về các can thiệp dinh dưỡng giảm thấp còi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn.
2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp
với Sở Y tế triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực BĐKH ảnh hưởng đến sức khoẻ. Phối hợp với ngành y tế để theo
dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng, các can thiệp dinh dưỡng và chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em, học sinh trong trường học đối với vùng bị ảnh hưởng do BĐKH.
2.6. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp Sở Y tế và các sở, ban ngành liên quan tăng cường truyền thông về BĐKH ảnh
hưởng tới sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.
2.7. Các tổ chức chính trị - xã hội: Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên
hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh Đoàn và các tổ chức xã hội
khác: Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức chỉ
đạo triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về ứng phó BĐKH
và sức khỏe tại các cấp.
3. Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng
phó với BĐKH của ngành y tế và các chương trình liên quan tại địa phương, bố
trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại
địa phương nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ do
tác động của BĐKH, thời tiết cực đoan và thiên tai.
- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa ngành Y tế,
Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai
các giải pháp tổng thể ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan tại
địa phương.
- Đề xuất với Hội đồng nhân dân đưa các nội dung,
chỉ tiêu về bảo vệ sức khỏe trước tác động của BĐKH vào kế hoạch phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực và phối
hợp liên ngành nhằm thông tin, tuyên truyền, vận động người dân chủ động bảo vệ
sức khỏe, ứng phó với BĐKH ở địa phương.
- Chỉ đạo kiểm tra giám sát, báo cáo tiến độ và kết
quả việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của
Ngành Y tế Vĩnh Long, giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm
2050./.
*Nơi nhận:
- Cục QLMT Y tế-Bộ Y tế (để BC);
- UBND tỉnh Vĩnh Long(để BC);
- Các Sở Ban, ngành tỉnh (để phối hợp);
- Các tổ chức chính trị XH tỉnh (để phối hợp);
- UBND huyện, TX,TP (để phối hợp);
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (để TH);
- Lưu VT 1.02
|
GIÁM ĐỐC
|