Quyết định 2132/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
Số hiệu | 2132/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 16/11/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký | Nguyễn Hữu Thành |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2132/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại văn bản số 372-KL/TU ngày 27/9/2018;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1423/TTr-SNN ngày 17/10/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: “Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh).
3.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.
3.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 2018 đến 2020
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã; áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.
- Phát triển sản phẩm: Triển khai, phát triển tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh (Chi tiết số sản phẩm được tiêu chuẩn hóa chương trình OCOP tại biểu phụ lục đính kèm), trong đó:
+ Nhóm sản phẩm được cấp quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm;
+ Nhóm sản phẩm chưa được cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể và xúc tiến thương mại.
- Phát triển các tổ chức kinh tế: Củng cố kiện toàn các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; phát triển mới ít nhất 10 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; xây dựng ít nhất 4 điểm bán hàng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ quản lý chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
- Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và quản bá thương hiệu sản phẩm OCOP.
* Giai đoạn 2021 -2030
- Củng cố các thành quả đạt được trong giai đoạn 2018-2020; đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
- Phát triển ít nhất 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia (sản phẩm đạt 90 đến 100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế).
- Triển khai ít nhất 2 mô hình làng văn hóa du lịch (tập trung vào các di sản văn hóa đã được xếp hạng).
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2132/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại văn bản số 372-KL/TU ngày 27/9/2018;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1423/TTr-SNN ngày 17/10/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: “Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm” tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh (Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh).
3.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.
3.2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 2018 đến 2020
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã; áp dụng đồng bộ các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.
- Phát triển sản phẩm: Triển khai, phát triển tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh (Chi tiết số sản phẩm được tiêu chuẩn hóa chương trình OCOP tại biểu phụ lục đính kèm), trong đó:
+ Nhóm sản phẩm được cấp quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm;
+ Nhóm sản phẩm chưa được cấp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Thực hiện nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu tập thể và xúc tiến thương mại.
- Phát triển các tổ chức kinh tế: Củng cố kiện toàn các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; phát triển mới ít nhất 10 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; xây dựng ít nhất 4 điểm bán hàng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ quản lý chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
- Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và quản bá thương hiệu sản phẩm OCOP.
* Giai đoạn 2021 -2030
- Củng cố các thành quả đạt được trong giai đoạn 2018-2020; đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
- Phát triển ít nhất 3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia (sản phẩm đạt 90 đến 100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế).
- Triển khai ít nhất 2 mô hình làng văn hóa du lịch (tập trung vào các di sản văn hóa đã được xếp hạng).
- Triển khai và duy trì ít nhất 8 điểm bán hàng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục củng cố kiện toàn các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; phát triển tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP của tỉnh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu một số sản phẩm OCOP.
4. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện
4.1. Phạm vi thực hiện: Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi chung là xã).
4.2. Đối tượng thực hiện
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương: nông sản thực phẩm tươi sống và sơ chế, đồ uống có cồn và không có cồn; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, chủ trang trại.
4.3. Nguyên tắc thực hiện
Tuân thủ 3 nguyên tắc: Hành động của địa phương hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực.
5.1. Chu trình triển khai OCOP được thực hiện theo 6 bước
- Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;
- Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;
- Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;
- Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;
- Đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện, tỉnh, quốc gia;
- Xúc tiến thương mại.
Hình 1: Chu trình triển khai OCOP
5.2. Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm
- Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.
- Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.
- Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.
- Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.
- Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.
- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu...
5.3. Các chương trình thực hiện OCOP giai đoạn 2018 - 2020
* Chương trình 1: Tuyên truyền, hướng dẫn
Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý Chương trình OCOP các cấp và cộng đồng, chủ thể tham gia Chương trình OCOP;
- Hình thức tuyên truyền: Qua phương tiện thông tin đại chúng; hội nghị, hội thảo; các buổi sinh hoạt Đảng, các đoàn thể...
- Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm;
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP cấp tỉnh, huyện, xã; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh.
* Chương trình 2: Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm
- Chủ thể tham gia Chương trình OCOP đăng ký ý tưởng về sản phẩm với hệ thống quản lý Chương trình OCOP cấp xã.
- Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện tổng hợp, đánh giá, lựa chọn các ý tưởng có tính khả thi cao, tiến hành tổ chức tập huấn cho chủ thể của ý tưởng được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP để chủ thể xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
- Các ý tưởng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Nhóm 1: Các sản phẩm mang tính đặc trưng, có lợi thế so sánh cao của huyện, của tỉnh, các sản phẩm cho hiệu quả cao hoặc sản phẩm dịch vụ phục vụ cho các điểm du lịch, văn hóa.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm mới chưa được nhân rộng cho hiệu quả cao.
+ Nhóm 3: Các sản phẩm như rau, cá, lợn thịt... theo hướng an toàn.
- Chủ thể của các ý tưởng sản phẩm được chọn sẽ được tập huấn về phương pháp xây dựng “Phương án kinh doanh”. Nội dung tập huấn bao gồm: Khái niệm về kinh doanh, các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh, marketing cơ bản, sản phẩm, xây dựng kế hoạch tài chính và nội dung kế hoạch kinh doanh. Kết quả cần có là người dân có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm đã được duyệt.
- Nội dung tập huấn theo quy định tại khung đào tạo Chương trình OCOP quy định tại phụ lục III, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020.
- Thời gian thực hiện: tháng 3 hàng năm.
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện, xã.
* Chương trình 3: Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh
- Chủ thể nộp phương án, dự án sản xuất kinh doanh đối với ý tưởng sản phẩm được lựa chọn cho hệ thống quản lý Chương trình OCOP cấp huyện. Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện đánh giá, lựa chọn kế hoạch kinh doanh có tính khả thi cao, tiến hành tập huấn quản trị sản xuất và kinh doanh cho chủ thể các phương án, dự án sản xuất kinh doanh được chọn.
- Thời gian thực hiện: tháng 4 hàng năm.
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện.
* Chương trình 4: Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh
- Phương án, dự án sản xuất kinh doanh của các chủ thể sẽ được triển khai với các nội dung chính như: kiện toàn tổ chức kinh tế (thành lập mới hoặc tái cơ cấu); huy động nguồn lực (kiến thức, kỹ năng, đối tác, thị trường, vốn...); xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị; nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng; sản xuất sản phẩm; hoàn thiện quy trình công nghệ; xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm;...
- Trong quá trình triển khai theo Phương án kinh doanh, chủ thể thực hiện sẽ nhận được sự tư vấn tại chỗ, kết nối của cán bộ OCOP cấp huyện hoặc tư vấn của Chương trình OCOP tỉnh, Trung ương. Kết quả của quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh: các chủ thể sản xuất có sản phẩm hoàn chỉnh, tham gia đánh giá, phân loại, dự thi sản phẩm OCOP và lưu thông trên thị trường.
- Thời gian thực hiện: liên tục từ khi kế hoạch kinh doanh được duyệt
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện, tỉnh, các đơn vị liên quan.
* Chương trình 5: Đánh giá và xếp hạng sản phẩm
- Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bắt buộc phải thực hiện đánh giá, xếp hạng tại cấp tương ứng (sản phẩm đạt từ 3-5 sao ở cấp huyện sẽ được đánh giá ở cấp tỉnh, sản phẩm đạt 4-5 sao cấp tĩnh sẽ được đánh giá ở cấp quốc gia). Các sản phẩm được đánh giá và phân hạng tại các cấp sẽ do Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp tương ứng thực hiện. Các sản phẩm không được đánh giá cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt 3-4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và dự thi đánh giá và phân hạng vào kỳ năm tiếp theo.
- Các sản phẩm được đánh giá và xếp hạng theo bộ tiêu chí (quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020).
- Thời gian thực hiện: cấp huyện vào tháng 8 hàng năm, cấp tỉnh vào tháng 9 hàng năm và cấp quốc gia vào tháng 11 hằng năm.
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP cấp huyện, tỉnh, các đơn vị liên quan.
* Chương trình 6: Xúc tiến thương mại
- Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các cấp tương ứng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường địa phương, tỉnh, quốc gia và quốc tế, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng.
- Các hoạt động chính gồm:
+ Xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gian hàng OCOP; Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng về sản phẩm; tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP; kết nối thị trường...;
+ Tiến hành xây dựng website OCOP Bắc Ninh;
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh mở các văn phòng đại diện, trưng bày giới thiệu các sản phẩm của tỉnh tại Trung tâm thương mại của các tỉnh, thành phố trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ;
+ Đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị về xúc tiến thương mại, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công, khuyến nông;
+ Tổ chức các Hội chợ triển lãm trong tỉnh, tham gia Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế;
+ Khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
+ Tổ chức các hoạt động bán hàng: Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kết nối với các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng, điểm bán hàng để bán sản phẩm OCOP;
+ Các hoạt động xúc tiến thương mại khác: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm, chứng chỉ quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm;
- Trách nhiệm: Ban chỉ đạo OCOP tỉnh, huyện, các đơn vị liên quan.
5.4. Các dự án thành phần của Chương trình OCOP
- Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP Bắc Ninh.
- Dự án mô hình mẫu làng văn hóa du lịch.
- Dự án một số vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm của tỉnh, huyện (đại diện cho một số khu vực sinh thái - văn hóa có lợi thế).
6. Nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn thực hiện Đề án
6.1. Tổng kinh phí thực hiện khoảng: 483.100 triệu đồng (Bốn trăm tám ba tỷ một trăm triệu đồng). Trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 42.100 triệu đồng (chiếm 8,71%).
- Kinh phí từ các tổ chức, cá nhân: 441.000 triệu đồng (chiếm 91,29%).
6.2. Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,...tổng số dự kiến khoảng 441.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương. Dự kiến, vốn ngân sách tỉnh: 42.100 triệu đồng. Trong đó: Năm 2018: 1.600 triệu đồng; năm 2019: 14.600 triệu đồng và năm 2020: 25.900 triệu đồng.
7. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
7.1. Tập trung thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức trong nhân dân để người dân biết và tham gia chương trình. Đưa Chương trình mỗi xã một sản phẩm vào Chương trình hành động của các cấp để chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài.
7.2. Xây dựng bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.
7.3. Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh, áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh (thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước và tỉnh về phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn...); hỗ trợ đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý OCOP, đội ngũ cán bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất kinh doanh có phương án kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7.4. Xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với các sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai; xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm; Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP trên nhu cầu của các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP; Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.
7.5. Xây dựng hệ thống tư vấn hỗ trợ, gồm: các cơ quan quản lý chương trình các cấp, trọng tâm là cấp huyện; các cá nhân, pháp nhân có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của chương trình OCOP; Hệ thống đối tác của Chương trình gồm: các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; viện, trường đại học, nhà khoa học; hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; ngân hàng, quỹ đầu tư; đài phát thanh, truyền hình; nhà báo để hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh.
7.6. Huy động nguồn lực lớn nhất là từ cộng đồng, do vậy cần triển khai các phương pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng (tiền vốn, đất đai, sức lao động, công nghệ...) phù hợp với các quy định của pháp luật; huy động nguồn lực từ các tổ chức tín dụng; các tổ chức khác...
7.7. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế: Hợp tác với các tỉnh, thành trong nước và các nước triển khai chương trình OCOP/OTOP/OVOP để trao đổi kinh nghiệm và quảng bá, bán, xuất khẩu các sản phẩm OCOP đến các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài; Tổ chức, tham gia các hội nghị, diễn đàn, hội chợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm và huy động các nguồn lực thực hiện chương trình OCOP.
8.1. Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh
- Triển khai thực hiện Đề án, tìm kiếm chuyên gia tư vấn, triển khai các hoạt động và cân đối, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện Đề án.
- Điều phối các hoạt động của các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham gia thực hiện Đề án.
- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh, lựa chọn sản phẩm dự thi cấp quốc gia.
8.2. Các cơ quan đơn vị
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn Phòng điều phối nông thôn mới tỉnh) là đơn vị thường trực Chương trình OCOP, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Đề án:
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP hàng năm và theo giai đoạn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm để tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm;
- Lồng ghép các hoạt động của Đề án vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hoạt động khuyến nông- lâm- ngư; hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX nông nghiệp;
- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội chợ Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh; tổ chức tham gia các hội chợ OCOP ngoài tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP;
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020; tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.
* Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì Lồng ghép các nội dung của Đề án vào Quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hằng năm;
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút các nguồn tài trợ kinh phí từ Trung ương, nước ngoài và các doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện Đề án;
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ thực hiện Đề án theo quy định.
* Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định;
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Đề án OCOP về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính; hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Đề án.
* Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh trong việc thiết kế mẫu mã bao bì, nhãn hiệu sản phẩm; thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm thuộc Chương trình OCOP;
- Xây dựng và triển khai một số dự án thành phần của Đề án Chương trình OCOP;
- Tham gia các kỳ đánh giá lựa chọn sản phẩm để thực hiện và đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP.
* Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP;
- Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP;
- Xây dựng và triển khai một số dự án thành phần của Đề án Chương trình OCOP;
- Tham gia các kỳ đánh giá lựa chọn sản phẩm để thực hiện và đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP.
* Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu,...
- Tham gia các kỳ đánh giá lựa chọn sản phẩm để thực hiện và đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP.
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các địa phương;
- Xây dựng và triển khai một số dự án thành phần của Đề án Chương trình OCOP;
- Tham gia các kỳ đánh giá lựa chọn sản phẩm để thực hiện và đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP.
* Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Tăng cường công tác đào tạo các ngành nghề cho lao động của các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh khi tham gia Chương trình OCOP.
* Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý đất đai (bao gồm diện tích mặt nước) và bảo vệ môi trường, sinh thái tại dự án trong Chương trình OCOP.
* Các tổ chức tín dụng
Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn vay để tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tỉnh
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh HTX, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.
8.3. Ủy ban nhân dân huyện thị xã, thành phố
Căn cứ Đề án OCOP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020 được UBND tỉnh phê duyệt và căn cứ các điều kiện, thế mạnh sản phẩm của mỗi địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình OCOP cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế và phát triển du lịch dịch vụ ở nông thôn; thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, xếp loại sản phẩm cấp huyện để lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh;
Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia Chương trình OCOP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ gia đình sản xuất sản phẩm OCOP; tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.
- Tổng hợp ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trình hệ thống quản lý OCOP cấp huyện đánh giá, lựa chọn; hỗ trợ tổ chức kinh tế, hộ gia đình triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trên ý tưởng được lựa chọn.
Điều 2: Các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện chương trình theo đúng quy định.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH SẢN PHẨM DỰ KIẾN TIÊU CHUẨN HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
STT |
Tên sản phẩm |
Địa chỉ sản xuất (xã, phường, thị trấn) |
Có nhãn hiệu SP |
Đã công bố CL SP |
|
|
|
||
1 |
Gà Hồ |
1. Thị trấn Hồ - Thuận Thành |
X |
X |
2 |
Nem bùi |
1. Ninh Xá - Thuận Thành |
|
|
3 |
Bánh phu thê |
1. Đình Bảng - Từ Sơn |
|
|
4 |
Bún |
1. Khắc Niệm - TP Bắc Ninh |
X |
X |
5 |
Xúc xích DABACO |
1. Hạp Lĩnh - TP.Bắc Ninh |
X |
X |
6 |
Dưa chuột dầm dấm |
1. Hiên Vân - Tiên Du |
X |
X |
7 |
Trứng gà |
1. Yên Trung - Yên Phong |
|
|
2. Hòa Tiến - Yên Phong |
|
|
||
3. DABACO -T.P Bắc Ninh |
X |
X |
||
8 |
Măng tây |
1. Lạc Vệ - Tiên Du |
X |
X |
2. Thái Bảo - Gia Bình |
X |
X |
||
9 |
Khoai tây Quế Võ |
Huyện Quế Võ |
X |
X |
1. Đại Xuân - Quế Võ |
|
|
||
2. Việt Hùng - Quế Võ |
|
|
||
3. Nhân Hòa - Quế Võ |
|
|
||
4. Bằng An - Quế Võ |
|
|
||
5. Quế Tân - Quế Võ |
|
|
||
6. Việt Thống - Quế Võ |
|
|
||
7. Phượng Mao - Quế Võ |
|
|
||
10 |
Cà rốt |
1. Lai Hạ - Lương Tài |
|
|
2. Minh Tân - Lương Tài |
X |
X |
||
3. Thái Bảo - Gia Bình |
|
|
||
11 |
Dưa gang muối |
1. Quế Tân - Quế Võ |
|
|
12 |
Vịt trời |
1. Đại Đồng Thành - Thuận Thành |
X |
X |
13 |
Mỳ gạo |
1. Tân Lãng - Lương Tài |
|
|
2. Tam Giang - Yên Phong |
|
|
||
14 |
Giò chả, nem chua |
1. Tân Hồng - Từ Sơn |
|
|
15 |
Bánh khoai |
1. Thị cầu - TP Bắc Ninh |
|
|
|
|
|
||
1 |
Sữa bò |
1. Cảnh Hưng - Tiên Du |
X |
X |
2 |
Rượu gạo |
1. Tam Đa - Yên Phong |
|
|
2. Mỹ Hương - Lương Tài |
|
|
||
3. Đình Tổ - Thuận Thành |
|
|
||
3 |
Rượu tằm |
1. Tam Giang - Yên Phong |
X |
X |
4 |
Rượu nếp cái hoa vàng |
1. Đồng Nguyên - Từ Sơn |
|
|
2. Văn Môn - Yên Phong |
|
|
||
|
|
|
||
1 |
Tơ tằm |
1. Tam Giang - Yên Phong |
|
|
|
|
|
||
1 |
Đồ gỗ mỹ nghệ |
1. Đồng Kỵ - Từ Sơn |
|
|
|
|
2. Phù Khê - Từ Sơn |
|
|
|
|
3. Tam Sơn - Từ Sơn |
|
|
|
|
4. Trang Hạ - Từ Sơn |
|
|
|
|
5. Hương Mạc - Từ Sơn |
|
|
|
|
6. Liên Bão - Tiên Du |
X |
X |
|
|
7. Khúc Xuyên - TP Bắc Ninh |
|
|
3 |
Đồ gốm mỹ nghệ |
1. Phù Lãng - Quế Võ |
|
|
4 |
Tranh tre |
1. Xuân Lai - Gia Bình |
X |
X |
5 |
Đồ đồng mỹ nghệ |
1. Đại Bái - Gia Bình |
|
|
2. Quảng Phú - Lương Tài |
|
|