ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2106/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
21 tháng 6 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH
CHI TIẾT LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước ngày 20/6/2017;
Căn cứ Nghị định số
68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biễu mẫu trong
công tác bồi thường nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tư pháp tại Văn bản số 51/TTr-STP ngày 18/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai
thi hành các văn bản quy định chi tiết Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2.
Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc,
hướng dẫn các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung được
nêu trong Kế hoạch theo đúng thời gian, tiến độ đã đề ra.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
|
KẾ HOẠCH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH
CHI TIẾT LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh
Bình Định)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định cụ thể các nội dung,
thời hạn, tiến độ hoàn thành; trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và các
cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày
15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày
17/05/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biễu mẫu trong công tác bồi thường
nhà nước.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công
việc cần phải triển khai, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động,
tích cực của các sở, ban, ngành và địa phương trong việc giúp UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
- Xác định lộ trình triển khai
cụ thể để bảo đảm triển khai hiệu quả, đồng bộ, thống nhất các quy định của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản quy định chi tiết Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
II. NỘI DUNG
TRIỂN KHAI THI HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA
NHÀ NƯỚC
1. Tổ chức phổ biến, quán
triệt các quy định tại Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước; Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ Tư pháp ban hành
một số biễu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cục Bồi thường
Nhà nước - Bộ Tư pháp và các sở, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Sau hội
nghị phổ biến, quán triệt của Bộ Tư pháp.
2. Chuẩn bị các điều kiện để
tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Nghị định
số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Thông tư số
04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ Tư pháp ban hành một số biễu mẫu trong
công tác bồi thường nhà nước
a. Củng cố, kiện toàn đội
ngũ cán bộ, công chức pháp chế tại các sở, ban, ngành tỉnh để làm công tác bồi
thường của Nhà nước
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban,
ngành thuộc UBND tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp,
Sở Nội vụ;
- Thời gian thực hiện: Sau khi
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực (Ngày 01/7/2018).
b. Tham mưu UBND tỉnh
trình HĐND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để giải quyết yêu cầu bồi thường nhà
nước trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản
lý trực tiếp của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách; đồng thời
hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí để giải quyết yêu
cầu bồi thường nhà nước trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại
thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài
chính.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp;
các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Sau khi
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực (Ngày 01/7/2018).
c. Tổ chức tự kiểm tra,
ra soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh,
UBND tỉnh; trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ cho đảm bảo phù hợp với Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ và
Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/05/2018 của Bộ Tư pháp
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
d. Giúp UBND tỉnh thực
hiện thanh tra, kiểm tra; xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp
không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp có nhiều
người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan trong phạm vi quản lý của UBND tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở,
ban, ngành tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Sau khi
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực (Ngày 01/7/2018).
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách
nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ
việc phức tạp theo quy định Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày
15/05/2018 của Chính phủ; tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định về tình hình
thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các sở,
ban, ngành và địa phương thực hiện áp dụng thống nhất biễu mẫu trong công tác bồi
thường nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
2. Sở Tài chính có trách
nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia vào việc xác minh thiệt hại đối với các vụ
việc phức tạp theo quy định Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày
15/05/2018 của Chính phủ; thực hiện lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan
giải quyết bồi thường được đảm bảo kinh phí hoạt động từ ngân sách của tỉnh
theo quy định Khoản 2 Điều 61 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm
2017; phối hợp với các sở, ban, ngành bố trí kinh phí giải quyết bồi thường đối
với trường hợp được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 33 Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước năm 2017.
3. UBND các huyện, thị
xã, thành phố có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, chỉ đạo Phòng Tài chính và UBND
các xã, phường, thị trấn tại địa phương bố trí kinh phí bồi thường từ ngân sách
địa phương theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 33 Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước; đình kỳ thực hiện thống kê, báo cáo số liệu thực hiện bồi thường tại
địa phương cho UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) theo quy định tại Điều 35 Nghị định số
68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ.
4. Các sở, ban, ngành có
trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính đảm bảo kinh phí bồi thường, thực hiện giải
quyết yêu cầu bồi thường đối với trường hợp được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều
33 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; thống kê, báo cáo số liệu
thực hiện bồi thường tại cơ quan, đơn vị mình để Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo Bộ
Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày
15/05/2018 của Chính phủ./.