ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/QĐ-UBND
|
Điện
Biên, ngày 10 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 ngày 6 tháng 2015;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao
ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP,
ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Quyết định số
2198/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến
lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
2160/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy
hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Nghị quyết số
49/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua “Quy
hoạch phát triển thể dục, thể thao tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025 và định
hướng đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao
tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 với các nội
dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch phát triển Thể dục, thể
thao tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể
hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thể dục thể
thao trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
chỉ đạo các hoạt động thể dục thể thao, bảo đảm sự phát triển vững chắc, khắc
phục tình trạng phân tán, lãng phí nguồn lực; góp phần thực hiện chiến lược con
người, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thể dục, thể thao cho mọi người
- Thể dục thể thao quần chúng:
+ Giai
đoạn 2016-2025: Từ năm 2016-2020: Tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28-30%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 16-19%; số câu lạc
bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở đạt 400 câu lạc bộ.
Từ năm 2021-2025: Tỷ lệ người tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt
30-35%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 19-23%; số câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập
luyện thể dục thể thao cơ sở đạt 450-500 câu lạc bộ.
+ Định hướng đến năm 2030: Tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 35-38%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 23-26%; số câu lạc
bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở đạt 550-700 câu lạc bộ.
- Giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường: 100% số trường có giáo viên chuyên trách về thể dục thể thao
và đạt chuẩn giáo dục thể chất nội khóa.
- Thể thao trong lực lượng vũ
trang: Đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thể lực theo quy định đạt 85,5%; từ năm 2021-2025 đạt 87,75%. Định hướng
đến năm 2030 đạt 90%.
b) Thể thao thành tích cao
- Giai đoạn đến năm 2020 số lượng
huy chương giành được trong các cuộc thi đấu toàn quốc đạt 25-34 huy
chương/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt 34-47 huy chương/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt
47-64 huy chương/năm.
- Giai đoạn đến năm 2030, phấn đấu
đưa thể dục thể thao tỉnh Điện Biên xếp hạng từ thứ 8 - 10/19 tỉnh miền núi
phía Bắc. Phấn đấu có 2 - 6 huy chương vàng tại các kỳ Đại hội thể dục thể thao
toàn quốc.
c) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
thể dục thể thao các cấp
- Cấp tỉnh: Đến năm 2030 đảm bảo
có đầy đủ các công trình thể dục thể thao cấp tỉnh theo quy định, bao gồm: 01
sân vận động với khán đài có sức chứa khoảng 20.000 chỗ ngồi; có 01 đến 02 sân
tập luyện môn bóng đá và điền kinh; 01 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn thi đấu thể
thao cấp Quốc gia, với khán đài có sức chứa từ 1.500 đến 3.000 chỗ ngồi; có 01
đến 02 nhà tập; có 01 bể bơi ngoài trời hoặc trong nhà; có hệ thống sân tập
ngoài trời đối với các môn như Tennis, bóng chuyền, bóng rổ…
- Cấp huyện: Đảm bảo có 3 công
trình thể thao cơ bản: Sân vận động, nhà thi đấu và bể bơi. Cụ thể: Giai đoạn đến
năm 2020, 03/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì hoạt động của sân vận động có
khán đài, 05/10 huyện, thị xã, thành
phố có bể bơi; giai đoạn 2021-2025 có
07/10 huyện, thị xã, thành phố có sân vận động có khán đài, có 02/10 huyện, thị
xã, thành phố có nhà thi đấu (1.000 chỗ ngồi), 07/10 huyện,
thị xã, thành phố có bể bơi; giai đoạn 2026-2030 có 10/10 huyện, thị xã, thành phố có sân vận động
có khán đài; có 04/10 huyện, thị xã, thành phố có nhà thi đấu (1.000 chỗ ngồi),
10/10 huyện, thị xã, thành phố có bể bơi.
- Cấp xã: Giai đoạn đến năm 2020,
cơ sở vật chất thể dục thể thao theo quy định xây dựng nông thôn mới đạt 30%;
giai đoạn 2021-2025 đạt 60%; giai đoạn 2026-2030 đạt 100%.
d) Xây
dựng hệ thống thiết chế thể dục thể thao
- Cấp tỉnh: Giai đoạn đến năm 2020
thành lập Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; giai đoạn 2021-2030 thành lập
Trung tâm thi đấu thể dục thể thao và xây dựng Nhà văn hóa lao động. Duy trì hoạt
động Nhà thiếu nhi tỉnh.
- Cấp huyện: Đến năm 2020 có
03/10, năm 2030 có 10/10 huyện, thị xã, thành phố thành lập Trung tâm Văn hóa -
Thể thao; đến 2020 có 03/10, năm 2030
có 05/10 huyện, thị xã, thành phố có Nhà Thiếu nhi; đến 2020 có 01/10, năm 2030 có 03/10 huyện, thị xã, thành phố có Nhà Văn
hóa lao động.
- Cấp xã: Đến năm 2020 có 65/130,
năm 2030 có 130/130 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể
thao.
Đến năm 2020 có 156, năm 2030 có
530 thôn, bản, tổ dân phố xây dựng Khu thể thao.
e) Nhân lực làm việc trong lĩnh
vực thể dục thể thao
- Về số lượng: Đến năm 2020 đạt
khoảng 422 người, trong đó nhân lực quản lý đạt trên 30 người; năm 2030 đạt khoảng
740 người, trong đó nhân lực quản lý đạt trên 40 người.
- Về trình độ: Số nhân lực có
trình độ đại học trở lên đến năm 2020 đạt trên 50% và đạt trên 60% vào năm
2030.
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch phát triển thể dục thể thao cho mọi người
a) Giáo
dục thể chất và phát triển thể dục thể thao trong nhà trường
- Trường phổ
thông: Sự phát triển thể dục thể thao trường học từ tiểu học đến trung
học phổ thông của Điện Biên theo hướng chung của “Chương trình Quốc gia nâng
cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao giai đoạn 2011 - 2030”.
- Trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề: Khuyến khích sinh viên chọn môn thể thao ưa
thích để luyện tập và tăng cường giao lưu thi đấu thể thao giữa các trường
trong và ngoài tỉnh.
b) Thể dục thể
thao quần chúng: Được định hướng đến tất cả các tầng lớp
nhân dân và đảm bảo mọi người được luyện tập các môn thể thao phù hợp qua đó
góp phần nâng cao sức khỏe và rèn luyện thể chất, cụ thể:
- Phát triển thể dục thể thao đối
với nhân dân nông thôn.
- Phát triển thể dục thể thao đối
với nhân dân thành thị.
- Phát triển thể dục thể thao
trong công chức, viên chức.
- Phát triển thể dục thể thao
trong doanh nghiệp, khu công nghiệp.
- Phát triển thể dục thể thao
trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
c) Phát triển thể dục thể thao
trong lực lượng vũ trang
- Phát triển các môn, các nội dung
hoạt động thể dục thể thao quốc phòng trong lực lượng vũ trang: Chạy việt dã,
Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Bơi lặn, Bắn súng thể thao
và các môn Võ, …
- Tổ chức các Hội thao trong quân
đội, công an. Tiếp tục nhân điển hình tiên tiến về thể dục thể thao từ các đơn
vị. Khuyến khích ngành quân đội, công an đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho thể
dục thể thao. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, trọng tài thể
dục thể thao của quân đội, công an, hình thành các Câu lạc bộ Thể dục thể thao
trong từng đơn vị lực lượng vũ trang.
d) Hệ thống tổ
chức thi đấu thể dục, thể thao
- Hệ thống thi đấu thể dục thể
thao cho mọi người:
+ Đại hội thể dục thể thao: Cấp
xã, huyện 04 năm/lần.
+ Hội thi thể thao người cao tuổi,
phụ nữ, nông dân: 02 năm/lần (năm chẵn).
+ Hội khỏe Phù Đổng: Cấp trường 01
năm/lần; cấp huyện, thị xã, thành phố 02 năm/lần; cấp tỉnh 02 năm/lần.
+ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du
lịch: 02 năm/lần (năm lẻ).
+ Giải thi đấu
các môn thể thao phong trào cấp tỉnh: Mỗi năm tổ chức 12 - 14 giải thể thao; cấp
huyện 06 - 08 giải/năm; cấp xã 02 - 03 giải/năm; cấp ngành ít nhất 01 giải/năm.
- Tham gia các giải
thể thao trong nước, quốc tế:
+ Giải, Hội thi thể thao quần
chúng, Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội thi thể thao dân tộc thiểu số
khu vực và một số giải thể thao giải trí.
+ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc: 04
năm/lần.
2. Quy hoạch
phát triển thể thao thành tích cao
a) Quy
hoạch môn thể thao thành tích cao
- Quy hoạch các
môn thể thao thành tích cao:
+ Giai đoạn đến năm 2020 gồm
các môn: Điền kinh, cầu lông, Karatedo, võ cổ truyền, cờ vua, bóng đá,
taekwondo, Aerobic.
+ Giai đoạn đến năm 2025 gồm
các môn: Gồm các môn trong giai đoạn 2020 và bổ sung thêm các môn: Pencatsilat,
bơi, lặn, bi sắt, đua thuyền, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném.
+ Giai đoạn đến năm 2030: Gồm
các môn trong giai đoạn 2025 và bổ sung thêm các môn: Quần vợt, xe đạp, bắn
súng, bắn cung, billiards và snooker, quyền anh.
- Địa bàn trọng điểm phát triển
và bồi dưỡng năng khiếu nghiệp dư thể thao cấp huyện: Các môn thể thao theo quy
hoạch được đầu tư và định hướng phát triển trên cơ sở thế mạnh của các địa
phương trong tỉnh.
b) Quy hoạch vận động viên
thể thao thành tích cao
Được xây dựng trên cơ sở các
môn thể thao thế mạnh của tỉnh với các tuyến vận động viên năng khiếu, tuyến vận
động viên đội tuyển trẻ và tuyến vận động viên đội tuyển tỉnh để đảm bảo đạt được
các huy chương theo chỉ tiêu đề ra.
c) Quy hoạch hệ thống tổ chức
thi đấu thể dục thể thao
- Hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao:
+ Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh 04 năm/lần.
+ Tổ chức 02 - 03 giải/năm ở
các môn thể thao trong quy hoạch.
+ Đăng cai 02 - 03 giải thể
thao khu vực, toàn quốc/năm.
- Tham gia các giải thể thao
trong nước, quốc tế:
+ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 04 năm/lần.
+ Giải Vô địch toàn quốc, giải
trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ở các môn thể thao thành tích cao hàng năm.
- Một số vận động viên tiêu biểu
tham gia các giải Đông Nam Á, Châu Á ở một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh:
Điền kinh, Võ, Cầu lông.
3. Quy hoạch đất và cơ sở vật
chất kỹ thuật cho thể dục thể thao
a) Quy hoạch quỹ đất thể dục thể thao
- Cấp tỉnh: Xây sân vận động, bể bơi, trường bắn,
sân tập luyện từng môn 15,2 ha; xây dựng sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn trên địa bàn
Thành phố Điện Biên Phủ, hoặc huyện Điện Biên khoảng 80-100ha (thực hiện theo
chủ trương xã hội hóa).
- Cấp huyện (10 huyện, thị xã, thành phố): Khoảng
60 - 65 ha.
- Cấp xã (130 xã, phường, thị trấn) và khu dân
cư (1.813 thôn, bản, khu phố): 403,8 ha.
b) Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
thể dục thể thao
Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về cơ
sở vật chất để đảm bảo cho các môn thể thao theo quy hoạch có cơ sở hoạt động.
4. Các chương trình, đề
án trọng điểm thực hiện quy hoạch
Để thực hiện tốt công tác quy
hoạch và đưa quy hoạch phát triển thể dục thể thao vào thực tiễn cần xây dựng
các đề án trọng điểm như:
- Đề án phát triển thể thao
thành tích cao.
- Đề án phát triển cơ sở vật chất,
thiết chế cho thể dục thể thao.
- Đề án phát triển thể dục, thể
thao cho mọi người.
- Chương trình phát triển Cuộc vận động “Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
- Đề án phát triển nguồn nhân lực thể dục thể
thao.
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên
truyền về phát triển thể dục thể thao đến với đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
2. Đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
trong công tác thể dục thể thao
Thực hiện cải cách hành chính gắn với việc tăng
cường hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh để kịp
thời khắc phục những nhược điểm cũng như tồn tại hạn chế trong công tác quản
lý.
3. Tăng cường cơ sở vật chất
Kêu gọi và thu hút các nguồn lực đầu tư hợp pháp
vào lĩnh vực thể dục thể thao để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, phục vụ
cho hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao. Tăng cường,
đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển thể dục thể thao.
4. Cơ chế chính sách
Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và thu
hút các huấn luyện viên, vận động viên giỏi về công tác và thi đấu cho tỉnh qua
đó thúc đẩy phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.
5. Giải pháp nguồn nhân lực
Tiếp tục đào tạo nâng cao và đào tạo lại đội ngũ
cán bộ làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao của tỉnh để nâng cao năng lực
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn tới. Tăng cường công
tác tuyển chọn và phát hiện các vận động viên năng khiếu để kịp thời đào tạo trở
thành các vận động viên thành tích cao. Có chính sách ưu đãi phù hợp cho đội
ngũ huấn luyện viên, vận động viên, đặc biệt là huấn luyện viên giỏi, các vận động
viên đạt thành tích cao ở khu vực, quốc gia và quốc tế.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Quy hoạch từ
nguồn ngân sách Trung ương lồng ghép với nguồn ngân sách địa
phương và huy động từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác. Tổng nhu cầu kinh phí
thực hiện: 2.589 tỷ 139 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương:
310 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương:
1.145,139 tỷ đồng.
- Nguồn vốn xã hội hóa: 1.134 tỷ đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch được
phê duyệt đảm bảo đúng các quy định hiện hành; định kỳ
tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
b) Chủ động xem xét, báo cáo
cấp có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp
với điều kiện thực tế.
2. Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thực hiện các nội dung liên quan trong Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
|