Quyết định 2093/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu | 2093/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 13/09/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký | Nguyễn Thị Quyên Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2093/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 13 tháng 9 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 (Một) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục trung học thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long (Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc các cơ quan có liên quan thực hiện Quyết định này. Căn cứ phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được thông qua tại Quyết định này, xây dựng Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2023, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 13/9/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh)
1. Tên thủ tục hành chính: Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học (Mã TTHC 1.001088)
a) Nội dung đơn giản hoá
Kiến nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao giấy khai sinh”.
Lý do: Thành phần hồ sơ này không cần thiết và không được quy định tại Điều 6 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên, được quy định tại Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố bộ thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Kiến nghị thực thi
Sửa đổi nội dung Quyết định số 2108/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố bộ thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với quy định tại Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể:
“Bãi bỏ điểm d, mục 8.3.1, thủ tục số 8. Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa