BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2070/2000/QĐ-GTVT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN
KỸ
THUẬT CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT,LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ
TRONG NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm
1994 của Chính phủ, quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước
và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ mục 3, điều 3 và mục 4, điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm
1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng
hàng hóa;
Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 1192/KCM-GTVT ngày 12 tháng 6 năm 1996 của Liên Bộ Khoa học
công nghệ và Môi trường và Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định
86/CP ngày 8 rháng 12 năm 1995 về việc phân công quản lý Nhà nuớc về chất lượng
hàng hóa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc
kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật các loại phương tiện cơ giới đường bộ
được sản xuất lắp ráp theo thiết kế trong nước".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
ký và thay thế cho Quyết định số 1774 QĐ/KHKT-PCVT ngày 16 tháng 7 năm 1997 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng
Cục Đường bộ Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Văn phòng CP ( để b/c)
- Bộ công an
- Bộ Tài chính
- Bộ KHCN&MT
- TC Hải quan
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TW
- Cục Cảnh sát GT ĐBĐS
- Các Sở GTVT, GTCC
- Công báo
- Lưu KHCN, HC
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GTVT
THỨ TRƯỞNG
Lã Ngọc Khuê
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC LOẠI
PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT, LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ
TRONG NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2070/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 7 năm
2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
1. QUY ĐỊNH CHUNG:
1.1 Sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường
bộ ( CGĐB ) theo quy định này là việc sử dụng toàn bộ các chi tiết, tổng thành,
hệ thống mới 100% từ nguồn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước, bao gồm cả việc
sử dụng đồng bộ các tổng thành, hệ thống của các ô tô sát xi hoặc của các
phương tiện CGĐB mới chưa qua sử dụng, chưa có biển số đăng ký để đóng mới, lắp
ráp phương tiện CGĐB theo thiết kế trong nước .
1.2 Thuật ngữ dùng trong quy định này được hiểu
như sau:
- Phương tiện CGĐB bao gồm các loại phương tiện
được định nghĩa tại TCVN 6211: 1996 "Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu
- Thuật ngữ và định nghĩa".
- Ô tô sát xi là các ô tô ở dạng bán thành phẩm,
có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở
hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.
- Tổng thành được hiểu là: động cơ, hộp số,
khung, buồng lái và thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp đặt
trên phương tiện.
- Hệ thống được hiểu là: hệ thống truyền lực, hệ
thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện,
đèn chiếu sáng và tín hiệu.
- Sản phẩm được hiểu là: các chi tiết, tổng
thành, hệ thống hoặc các phương tiện CGĐB được sản xuất lắp ráp tại các cơ sở sản
xuất.
Sản phẩm cùng loại là: các sản phẩm có cùng một
chủ sở hữu công nghiệp, cùng thiết kế, cùng thông số kỹ thuật, cùng mã số nhận
dạng (trừ các ký tự thể hiện vị trí tay lái, nơi sản xuất).
Chủ sở hữu công nghiệp được hiểu theo quy định tại
điều 33 chương 4 Nghị định số 63/CP ngày 24. 10. 1996 của Chính phủ quy định
chi tiết về sở hữu công nghiệp.
1.3. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
- Quy định này được áp dụng cho việc thiết kế, sản
xuất, lắp ráp các loại phương tiện CGĐB nói tại mục 1.1. bao gồm cả việc thiết
kế, sản xuất các chi tiết, các tổng thành, các hệ thống để lắp ráp các loại
phương tiện CGĐB nói trên.
- Quy định này không áp dụng cho các phương tiện
CGĐB được sản xuất, lắp ráp dùng vào mục đích quân sự của Bộ quốc phòng và mục
đích bảo đảm an ninh trật tự xã hội của Bộ Công an.
1.4. Đơn vị thiết kế:
Đơn vị thiết kế là các đơn vị có tư cách pháp
nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế phương tiện CGĐB phù hợp với
các quy định của pháp luật hiện hành, có đủ năng lực và các điều kiện đáp ứng
được nhiệm vụ thiết kế.
1.5. Cơ sở sản xuất:
Cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất, lắp ráp phương tiện CGĐB
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, có đủ điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm trong quá trình sản xuất, lắp
ráp.
1.6. Cơ quan quản lý chất lượng:
Cục Đăng kiểm Việt Nam là Cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên nghành về chất lượng các loại phương tiện giao thông vận tải (dưới đây
viết tắt là Cơ quan QLCL) tổ chức và tiến hành việc thẩm định thiết kế, kiểm
tra chất lượng và an toàn kỹ thuật cho các đối tượng sản phẩm được nêu trong
quy định này.
2. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ THIẾT
KẾ, THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ.
2.1. Hồ sơ thiết kế
2.1.1 Hồ sơ thiết kế của các chi tiết, tổng
thành, hệ thống bao gồm:
- Bản vẽ và các thông số kỹ thuật của sản phẩm;
- Bản vẽ bố trí chung đối với sản phẩm là các tổng
thành, hệ thống.
2.1.2. Hồ sơ thiết kế của phương tiện bao gồm:
- Các bản vẽ kỹ thuật:
+ Bản vẽ bố trí chung của sản phẩm;
+ Bản vẽ lắp đặt tổng thành, hệ thống;
+ Bản vẽ và các thông số kỹ thuật của các chi tiết,
tổng thành, hệ thống được sản xuất trong nước;
+ Bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng
thành, hệ thống nhập khẩu;
Các bản vẽ kỹ thuật phải được trình bầy theo các
tiêu chuẩn Việt
Nam hiện hành.
- Bản thuyết minh tính toán bao gồm các nội dung
sau:
+ Thuyết minh đặc tính của sản phẩm;
+ Tính toán các đặc tính động học, động lực học;
+ Tính toán kiểm nghiệm bền.
2.1.3. Mỗi loại hồ sơ thiết kế nói trên được lập
thành 03 bộ gửi tới Cơ quan QLCL để thẩm định.
2.2. Thẩm định thiết kế
2.2.1. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, kiểm
tra, đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy
định hiện hành về phương tiện CGĐB nhằm đảm bảo cho các phương tiện được sản xuất
lắp ráp, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
.
2.2.2. Kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế phải được
thông báo trong phạm vi 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ.
Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ
thiết kế thì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị thiết kế .
2.2.3. Sau khi thẩm định, hồ sơ được chuyển cho:
đơn vị thiết kế, cơ sở sản xuất và lưu trữ tại Cơ quan QLCL.
3. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, LẮP
RÁP
3.1. Việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phải thực
hiện theo đúng thiết kế đã được thẩm định, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và
an toàn kỹ thuật.
Căn cứ vào thiết kế đã được thẩm định, cơ sở sản
xuất có trách nhiệm xây dựng quy trình công nghệ, quy trình kiểm tra chất lượng
và an toàn kỹ thuật và phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho
từng công đoạn sản xuất tương ứng. Các thiết bị này phải được kiểm tra, hiệu
chuẩn theo các quy định hiện hành.
3.2. Đối với loại sản phẩm cùng loại đã được cấp
giấy chứng nhận chất lượng để sản xuất hàng loạt, cơ sở sản xuất có trách nhiệm
duy trì chất lượng sản phầm theo đúng các chỉ tiêu đã được chứng nhận và phải
chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
4. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT
4.1. Hồ sơ kiểm tra
4.1.1. Hồ sơ kiểm tra các chi tiết, tổng thành, hệ
thống gồm có:
- Hô sơ thiết kế của sản phẩm đã được thẩm định;
- Bản thuyết minh các ký hiệu được sử dụng đóng
trên sản phầm;
- Bản thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất,
quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Biên bản thử nghiệm sản phẩm của cơ sở sản xuất;
- Bản sao chứng chỉ chất lượng (nếu có ) phân biệt
cho các trường hợp sau:
+ Chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền
đối với các sản phẩm sản xuất theo thiết kế trong nước;
+ Văn bản do chủ sở hữu công nghiệp nước ngoài của
sản phẩm xác nhận đạt chất lượng tương đương với sản phẩm nguyên mẫu cùng loại
đối với các sản phẩm sản xuất theo công nghệ do nước ngoài chuyển giao;
+ Chứng chỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài đối với các sản phẩm nhập khẩu.
4.1.2. Hồ sơ kiểm tra của các phương tiện CGĐB gồm
có:
- Hồ sơ thiết kế, ảnh chụp kiểu dáng phương tiện;
- Bản thống kê các chi tiết, tổng thành, hệ thống
sản xuất trong nước và nhập khẩu
- Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp; tiêu
chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng phương tiện;
- Chứng chỉ chất lượng của các tổng thành, hệ thống
liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện;
- Bản đăng ký và thuyết minh về phương pháp đóng
số động cơ, số khung;
- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc
tính kỹ thuật của phương tiện phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;
- Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất
đối với sản phẩm mẫu ở các công đoạn sản xuất, lắp ráp.
4.1.3. Mỗi loại hồ sơ nói trên được lập thành 01
bộ gửi tới Cơ quan QLCL để làm cơ sở cho việc kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ
thuật.
4.2. Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật
4.2.1. Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật
là việc xem xét, thử nghiệm, đánh giá chất lượng của các chi tiết, tổng thành,
hệ thống cũng như của toàn bộ phương tiện được sản xuất, lắp ráp theo hồ sơ thiết
kế đã được thẩm định và theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4.2.2. Việc kiểm tra được thực hiện theo phương
thức kiểm tra sản phẩm mẫu. Sản phẩm mẫu sử dụng cho việc kiểm tra chứng nhận
chất lượng phải phù hợp về chủng loại, thông số kỹ thuật và xuất xứ theo đúng hồ
sơ kiểm tra đã quy định tại mục 4.1.
Căn cứ vào phương pháp thử theo các các tiêu chuẩn
hiện hành, Cơ quan QLCL quy định cụ thể số lượng mẫu thử phải thử nghiệm.
4.2.3. Sau khi sản phẩm mẫu kiểm tra đạt tiêu
chuẩn, Cơ quan QLCL cấp Giâý chứng nhận chất lượng cho loại sản phẩm đó theo một
trong các mẫu quy định tại phụ lục 1 của quy định này.
4.2.4. Đối với các sản phẩm là các chi tiết, tổng
thành, hệ thống liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện đã có một trong
số các chứng chỉ chất lượng nêu tại mục 4.1.1. của quy định này thì Cơ quan
QLCL có thể miễn kiềm tra.
4.2.5. Việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản
phẩm được thực hiện trong phạm vi 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường
hợp phải kéo dài thời gian do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc hoàn thiện sản
phẩm mẫu thì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở sản xuất.
4.2.6. Đối với sản phẩm cùng loại đã được Cơ
quan QLCL cấp giấy chứng nhận chất lượng, nếu cơ sở sản xuất đáp ứng các điều
kiện quy định tại mục 4.2.7 sẽ được Cơ quan QLCL ủy quyền bằng văn bản để tự
nghiệm thu và cấp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục
4.2.8. cho từng sản phầm tiếp theo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của
mình.
4.2.7. Điều kiện để cơ sở sản xuất được ủy quyền
kiểm tra chất lượng cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt như sau :
- Thỏa mãn các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị nêu tại mục 1.5.và mục 3. của quy định này.
- Có kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm được Cơ quan QLCL đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ kiểm tra chất
lượng.
Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và ủy quyền bằng
văn bản cho cơ sở sản xuất có đủ đìêu kiện nói trên.
4.2.8. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được
lập theo các mẫu quy định tại phụ lục 2.
Các phiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2a do cơ sở sản
xuất tự phát hành và quản lý dùng để cấp cho sản phẩm là tổng thành, hệ thống.
Các phiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2b do Cơ quan
QLCL thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng dùng để cấp cho sản phẩm
là phương tiện CGĐB;
Người ký tên trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất
xưởng phải là giám đốc cơ sở sản xuất hoặc người được giám đốc ủy quyền bằng
văn bản, được Cơ quan QLCL chấp thuận.
4.3. Hồ sơ kỹ thuật cấp cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm cấp cho từng sản
phẩm xuất xưởng các hồ sơ kỹ thuật sau đây:
4.3.1. Đối với các sản phầm là tổng thành, hệ thống:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy
định tại mục 4.2.8;
- Bản thông số, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
4.3.2. Đối với các phương tiện CGĐB:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy
định tại mục 4.2.8.
- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc
tính kỹ thuật của phương tiện phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;
- Phiếu bảo hành sản phầm.
4.3.3. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp
cho phương tiện CGĐB được sản xuất, lắp ráp nói tại mục 4.3.2. dùng để làm thủ
tục đăng ký phương tiện.
5. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
5.1. Định kỳ 06 tháng một lần, Cơ quan QLCL tổng
hợp tình hình thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm để báo cáo Bộ
Giao thông Vận tải (qua Vụ khoa học Công nghệ ) và thông báo cho Cục đường bộ
Việt Nam biết.
5.2. Hồ sơ kiểm tra phải được lưu trữ tại Cơ
quan QLCL và tại cơ sở sản xuất ít nhất 05 năm.
5.3. Sau khi ủy quyền, Cơ quan QLCL có nhiệm vụ
kiểm tra cơ sở sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm sản xuất,
lắp ráp. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến
việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Cơ quan QLCL có thể thu hồi Giấy ủy quyền
kiểm tra chất lượng.
5.4. Cơ quan QLCL được phép thu các khoản thu
liên quan đến việc kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm theo các quy định hiện
hành.
5.5. Những giấy chứng nhận chất lượng, phiếu kiểm
tra chất lượng xuất xưởng, tem cho phép kiểm tra chất lượng đã được cấp cho các
sản phẩm quy định tại mục 1.3. trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn có
giá trị sử dụng.
5.6. Cơ quan QLCL căn cứ chức năng, nhiệm vụ có
trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thi hành quy định này.