BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2019/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ ĐỐI VỚI THIẾT
BỊ KHOAN CẮT VÀ MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ TRỮ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13
ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày
21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày
23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày
30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự
trữ Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chuẩn cơ sở đối với
thiết bị khoan cắt dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là TCCS 01: 2014/BTC) và
tiêu chuẩn cơ sở đối với máy phát điện dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là TCCS
02: 2014/BTC).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, Tổng cục
trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có
liên quan đến việc nhập thiết bị khoan cắt và máy phát điện chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, TCDT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Chí
|
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 01:2014/BTC
Ban hành lần 1
THIẾT BỊ KHOAN CẮT DỰ TRỮ QUỐC GIA
Drilling and cutting
equipment for national reserves
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Nguyên lý hoạt động
4.2 Cấu tạo cơ bản
4.3 Yêu cầu về tính đồng bộ, xuất
xứ, tiêu chuẩn
4.4 Các yêu cầu khác
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Thiết bị cắt thủy lực
5.2 Thiết bị khoan
6 Phương pháp kiểm tra
6.1 Số lượng mẫu lấy kiểm tra
chất lượng
6.2 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
6.3 Đơn vị kiểm tra chất lượng
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2014/BTC do
Tổng cục Dự trữ Nhà nước biên soạn. Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số
2019 /QĐ-BTC ngày 19/8/2014 để sử dụng quản lý chất lượng thiết bị khoan cắt nhập
kho dự trữ quốc gia.
Tiêu chuẩn cơ sở này có thể được
xem xét, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thực tiễn trong quá trình quản lý chất
lượng hàng dự trữ quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
THIẾT BỊ KHOAN CẮT DỰ TRỮ QUỐC GIA
Drilling
and cutting equipment for national reserves
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị khoan cắt nhập
kho dự trữ quốc gia.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật,
yêu cầu tính năng, yêu cầu an toàn và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với
thiết bị khoan cắt nhập kho dự trữ quốc gia.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu
viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu
viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu
viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
NFPA 1936:2010, Standard on Powered Rescue
Tools (Tiêu chuẩn về công cụ cứu hộ);
EN (hoặc DIN EN) 13204, Double acting hydraulic
rescue tools for fire and rescue service use - Safety and performance
requirements (Công cụ cứu hộ thủy lực kép cho cháy và cho dịch vụ cứu hộ
- Yêu cầu an toàn và tính năng).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Thiết bị khoan cắt là bộ thiết bị bao gồm thiết
bị cắt (bộ phận cắt kim loại thủy lực, bơm thủy lực và dây dẫn thủy lực) và thiết
bị khoan để phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn.
Lô thiết bị khoan cắt là số lượng quy định thiết
bị có cùng ký hiệu, cùng kích thước, được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo
cùng một phương pháp trong khoảng thời gian nhất định, được giao nhận cùng một
lúc. Mỗi lô thiết bị khoan cắt giao nhận không lớn hơn 50 bộ.
4 Yêu cầu chung
4.1 Nguyên lý hoạt động
- Thiết bị cắt kim loại: Sử dụng nguyên lý hoạt
động thủy lực mạch kín để hoạt động, bơm ép dầu từ bình chứa vào ống dẫn đến xi
lanh của bộ phận cắt dạng kéo và ngược lại tạo ra sự làm việc của lưỡi cắt;
- Thiết bị khoan: Làm việc theo nguyên tắc mũi
phá quay tròn (khoan), sử dụng nguồn điện 220 V/50 Hz. Khi được cấp nguồn điện,
động cơ điện quay, động cơ truyền chuyển động và mô men xoắn đến trục trung
gian. Trục trung gian thực hiện hai nhiệm vụ là tạo lực xung và lực xoắn (lực
quay) truyền đến trục khoan, mũi khoan được lắp với trục khoan tạo ra sự làm việc
của thiết bị khoan.
4.2 Cấu tạo cơ bản
4.2.1 Thiết bị cắt:
Bao gồm: Bộ phận cắt kim loại
thủy lực, bơm thủy lực và dây dẫn thủy lực:
- Bộ phận cắt kim loại thủy lực:
Dùng để cắt kim loại;
- Bơm thủy lực: Bơm ép dầu thủy
lực đến bộ phận cắt;
- Dây dẫn thủy lực: Nối bơm thủy
lực với bộ phận cắt.
4.2.2 Thiết bị khoan:
- Tay cầm;
- Thân khoan;
- Mũi khoan.
4.3 Yêu cầu về tính đồng bộ, xuất
xứ, tiêu chuẩn
- Thiết bị cắt đồng bộ do một
hãng sản xuất bao gồm: bộ phận cắt kim loại thủy lực, bơm thủy lực, dây dẫn thủy
lực;
- Xuất xứ của thiết bị khoan cắt:
Hãng sản xuất thuộc các nước khối G7;
- Thiết bị cắt thỏa mãn tiêu
chuẩn NFPA 1936:2010 hoặc EN (hoặc DIN EN) 13204.
4.4 Các yêu cầu khác
- Thiết bị khoan cắt mới 100 %;
- Giấy chứng nhận chất lượng của
thiết bị cắt và thiết bị khoan (CQ), trong Giấy chứng nhận chất lượng của thiết
bị cắt thể hiện tiêu chuẩn NFPA 1936: 2010 hoặc EN (hoặc DIN EN) 13204.
- Giấy chứng nhận xuất xứ của thiết bị cắt và
thiết bị khoan (CO);
- Chứng thư giám định về số lượng, chủng loại lô
hàng của đơn vị được cấp phép;
- Thời gian bảo hành tối thiểu 24 tháng.
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Thiết bị cắt thủy lực
Các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị cắt thuỷ lực
được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu
kỹ thuật của thiết bị cắt thuỷ lực
Tên chỉ tiêu
|
Mức
|
1. Bộ phận cắt kim loại thủy
lực, đầu cắt dạng kéo:
|
|
- Áp lực làm việc lớn nhất, bar,
không nhỏ hơn
|
720
|
- Áp lực làm việc bình thường,
bar, không nhỏ hơn
|
700
|
- Lực cắt lớn nhất, kN, không nhỏ
hơn
|
780
|
- Chiều dày cắt (đối với thép
tròn), mm, không nhỏ hơn
|
34
|
- Khẩu độ mở, mm, không nhỏ hơn
|
180
|
- Khối lượng, kg, không lớn hơn
|
18
|
2. Bơm thủy lực:
|
|
- Loại động cơ
|
Động
cơ xăng, 4 kỳ
|
- Công suất động cơ, kW, không
nhỏ hơn
|
1,5
|
- Áp lực làm việc lớn nhất, bar,
không nhỏ hơn
|
720
|
- Áp lực làm việc bình thường,
bar, không nhỏ hơn
|
700
|
- Dung tích bình chứa dầu, L,
không nhỏ hơn
|
2,5
|
- Khối lượng, kg, không lớn hơn
|
20
|
3. Dây dẫn thủy lực:
|
|
- Áp lực làm việc lớn nhất, bar,
không nhỏ hơn
|
720
|
- Áp lực làm việc bình thường,
bar, không nhỏ hơn
|
700
|
- Chiều dài, m, không nhỏ hơn
|
20
|
- Khối lượng, kg, không lớn hơn
|
22
|
5.2 Thiết bị khoan
Các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị khoan được
nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Chỉ tiêu
kỹ thuật của thiết bị khoan
Tên chỉ tiêu
|
Mức
|
1. Công suất, W, không nhỏ hơn
|
1200
|
2. Tốc độ va đập, lần/phút,
không nhỏ hơn
|
1300
|
3. Lực đập, J, không nhỏ hơn
|
42
|
4. Khối lượng, kg, không lớn hơn
|
18
|
5. Nguồn điện, V
|
220
|
6 Phương pháp kiểm tra
6.1 Số lượng mẫu lấy kiểm tra chất lượng
Đối với lô hàng khi giao nhận, Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực lấy ngẫu nhiên 01 bộ thiết bị để đưa đi kiểm tra chất
lượng (kiểm định).
6.2 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu kỹ
thuật như quy định tại Điều 5 của tiêu chuẩn này.
6.3 Đơn vị kiểm tra chất lượng
Phòng kiểm tra được công nhận
(Vilas, Las) hoặc phòng kiểm tra chất lượng được Cục An toàn lao động - Bộ Lao
động và Thương binh xã hội cấp phép.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 1-1 và 1-2: 2008 Xây dựng
tiêu chuẩn – Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật
Tiêu thực hiện – phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn
quốc gia.
[2] TCVN 5181: 1990. Thiết bị nén
khí – Yêu cầu chung về an toàn.
[3] TCVN 5179: 1990. Máy nâng hạ -
Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.
[4] TCVN 5184: 1990. Máy cắt kim
loại – Yêu cầu riêng về an toàn đối với kết cấu máy khoan.
[5] TCVN 7996-2-1:2009._ Dụng cụ
điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với
máy khoan và máy khoan có cơ cấu đập.
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 02:2014/BTC
Ban hành lần 1
MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Generator for
national reserves
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
4.1 Nguyên lý hoạt động
4.2 Cấu tạo cơ bản
4.3 Yêu cầu về tính đồng bộ, xuất xứ, tiêu chuẩn
4.4 Các yêu cầu khác
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Động cơ và đầu phát
5.2 Bộ điều khiển máy phát
6 Phương pháp kiểm tra
6.1 Số lượng mẫu lấy kiểm tra chất lượng
6.2 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
6.3 Đơn vị kiểm tra chất lượng
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 02:2014/BTC
do Tổng cục Dự trữ Nhà nước biên soạn. Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định
số 2019 /QĐ-BTC ngày 19/8/2014 để sử dụng quản lý chất lượng máy phát điện nhập
kho dự trữ quốc gia.
Tiêu chuẩn cơ sở này có thể được
xem xét, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thực tiễn trong quá trình quản lý chất
lượng hàng dự trữ quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Generator
for national reserves
1 Phạm vi
áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy phát điện nhập
kho dự trữ quốc gia.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu
cầu tính năng, yêu cầu an toàn và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với máy
phát điện nhập kho dự trữ quốc gia.
2 Tài liệu
viện dẫn
Các tài liệu
viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu
viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu
viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN
6627-1:2008 (IEC 60034-1:2004), Máy điện quay;
TCVN
6627-1:2008 (IEC 60034-1:2004), Máy điện quay - Phần 1: Thông số đặc trưng
và tính năng;
TCVN 7144 (ISO 3046), Động cơ đốt trong kiểu
pittông – Đặc tính;
TCVN 9729
(ISO 8528), Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu
pittông.
3 Thuật ngữ
và định nghĩa
Máy phát điện đồng bộ 3 pha, là máy phát điện gồm
3 bộ phận chính: Động cơ đốt trong, bộ phận phát điện (đầu phát), bộ điều điều
khiển máy phát; dùng để cung cấp nguồn điện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn
trong trường hợp nguồn điện lưới bị mất hoặc những nơi chưa có điện lưới.
Lô máy phát điện là số lượng quy định máy có
cùng ký hiệu, cùng kích thước, được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo cùng một
phương pháp trong khoảng thời gian nhất định, được giao nhận cùng một lúc. Mỗi
lô máy phát điện giao nhận không lớn hơn 50 chiếc.
4 Yêu cầu
chung
4.1 Nguyên
lý hoạt động
Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành
điện năng và dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy phát điện
xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độ,
cùng tần số, nhưng lệch pha nhau 2π/3. Ba cuộn dây của phần ứng đặt lệch nhau
1/3 vòng tròn trên stato, đặt bên trong stato là 1 nam châm điện gọi là roto.
Khi roto quay đều, xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều trên các cuộn
dây của stato. Khi đưa suất điện động này ra ngoài thì ở mạch ngoài sẽ có dòng
điện xoay chiều ba pha.
4.2 Cấu tạo
cơ bản
Máy phát điện đồng bộ 3 pha gồm có
ba bộ phận chính sau: Động cơ đốt trong, đầu phát, bộ điều khiển máy phát:
- Động cơ đốt trong: Dùng để kéo đầu
phát;
- Đầu phát: Tạo ra dòng điện xoay
chiều 3 pha.
- Bộ điều khiển
máy phát: Điều khiển theo dõi tình trạng hoạt động, bảo vệ động cơ và đầu phát.
4.3 Yêu cầu
về tính đồng bộ, xuất xứ, tiêu chuẩn
- Máy phát điện đồng bộ do một
hãng sản xuất bao gồm: Động cơ, đầu phát, bộ điều khiển máy phát, thùng chứa
nhiên liệu, khung bệ máy, vỏ máy;
- Xuất xứ của máy phát điện: Hãng
sản xuất thuộc các nước khối G7;
- Máy phát điện thỏa mãn các tiêu
chuẩn: ISO 8528; ISO 3046; IEC (hoặc BS EN) 60034.
4.4 Các
yêu cầu khác
- Máy phát điện mới 100 %;
- Giấy chứng nhận chất lượng của
máy phát điện (CQ), trong Giấy chứng nhận chất lượng thể hiện các tiêu chuẩn:
ISO 8528; ISO 3046; IEC (hoặc BS EN) 60034;
- Giấy chứng nhận xuất xứ của máy
phát điện (CO);
- Chứng thư giám định về số lượng,
chủng loại lô hàng của đơn vị được cấp phép;
- Thời gian bảo hành máy phát
điện tối thiểu 24 tháng.
5 Yêu cầu
kỹ thuật
5.1 Động
cơ và đầu phát
Các chỉ tiêu kỹ thuật của động
cơ và đầu phát được nêu trong Bảng 1.
Bảng
1 - Chỉ tiêu kỹ thuật của động cơ và đầu phát
Tên chỉ tiêu
|
Mức
|
1. Động cơ:
|
|
- Công suất liên tục
|
Từ 26 kW đến 35 kW
|
- Tốc độ vòng quay, vòng/phút
|
1500
|
- Hệ thống phun nhiên liệu
|
Phun trực tiếp
|
- Hệ thống khởi động
|
Điện 1 chiều 12 V
|
- Hệ thống dầu bôi trơn
|
Sử dụng hệ thống dầu bôi trơn,
làm mát động cơ
|
- Hệ thống làm mát
|
Bằng nước
|
- Tiêu hao nhiên liệu (100 % tải),
L, không lớn hơn
|
9
|
- Nhiên liệu
|
Diezel
|
2. Đầu phát:
|
|
- Công suất liên tục
|
Từ 24 kW đến 30 kW
|
- Hệ thống kích từ
|
Tự kích từ
|
- Số cực từ
|
4
|
- Điện áp, V
|
220/380
|
- Tần số, Hz
|
50
|
- Hệ số công suất
|
0,8
|
- Cấp cách điện/cách nhiệt, cấp
|
H
|
5.2 Bộ điều khiển máy phát
- Hiển thị bằng màn hình tinh thể
lỏng LCD, hiển thị các thông số:
+ Điện áp dây;
+ Dòng điện;
+ Tần số;
+ Áp lực nhớt;
+ Thời gian làm việc, đèn báo sự cố;
+ Tốc độ vòng quay;
+ Báo nhiệt độ nước làm mát;
+ Điện áp ắc quy;
+ Dừng máy khẩn cấp;
+ Có khả năng chỉ báo máy trong
tình trạng bảo vệ, bảo dưỡng định kỳ;
+ Hiển thị nhiệt độ làm mát;
- Kiểu điều khiển: Bằng tay hoặc tự
động;
- Kiểm tra báo lỗi:
+ Báo lỗi và tự động tắt máy khi xảy
ra các sự cố sau:
. Áp
suất nhớt thấp;
. Nhiệt
độ động cơ cao;
. Vượt
tốc, thấp tốc;
. Điện
áp cao/thấp;
. Tần
số cao/thấp;
. Quá
tải;
. Ngừng
máy khẩn cấp;
. Cường
độ dòng điện cao;
+ Báo lỗi bằng đèn biểu tượng
không dừng máy khi xảy ra sự cố:
.
Không sạc ắc quy;
. Điện
áp nguồn DC cao/thấp;
. Khởi động quá mức.
6 Phương pháp kiểm tra
6.1 Số lượng mẫu lấy kiểm tra
chất lượng
Đối với lô hàng khi giao nhận, Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực lấy ngẫu nhiên 01 máy phát điện để đưa đi kiểm tra chất
lượng (thử nghiệm).
6.2 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Kiểm tra các chỉ tiêu: Công suất máy
phát, tốc độ vòng quay, điện áp ra, tần số, hệ số công suất, tiêu hao nhiên liệu,
độ tăng nhiệt của cuộn dây, điện trở cách điện, độ bền điện áp với phương pháp
thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6627-1:2008 (IEC 60034-1:2004). Máy điện quay
- Phần 1: Thông số đặc trưng và tính năng hoặc TCVN 9729-6: 2013 (ISO 8528-6:
2005). Tổ máy phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pittông
– Phần 6: Phương pháp thử.
6.3 Đơn vị kiểm tra chất lượng
Phòng kiểm tra được công nhận
(Vilas, Las) hoặc phòng kiểm tra thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thực hiện.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 1-1 và 1-2: 2008 Xây dựng
tiêu chuẩn – Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật
Tiêu thực hiện – phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn
quốc gia.
[2] TCVN 6627-2-1: 2010. Máy điện
quay – Phần 2-1: Phương pháp tiêu chuẩn để xác định tổn hao và hiệu suất bằng
thử nghiệm (không kể máy điện dùng cho phương tiện kéo).
[3] TCVN 6627-9: 2011. Máy điện
quay – Phần 9: Giới hạn mức ồn.
[4] TCVN 9630-1: 2013. Độ bền của
vật liệu cách điện – Phương pháp thử - phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp.