ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LONG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2011/2004/QĐ-UB
|
Tân An, ngày
09 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG
TỈNH”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
- Căn cứ Chỉ thị số: 23/CT-TU ngày 16/02/2004
của Tỉnh ủy Long an về một số công tác trọng tâm năm 2004 và quyết định số 48/QĐ-UB
ngày 06/01/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành các công tác trọng tâm thực hiện
trong năm 2004;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản
Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp
trong tỉnh.
Điều 2: Giám đốc Sở Nội vụ giúp UBND tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy định.
Điều 3: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2004.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh
- CT, PCT và UV.UBND tỉnh
- Ban TC.TU
- Như điều 3
- NC.UB
- Lưu u/2011-qd-04
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Văn Tiếp
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG TỈNH.
(Ban hành kèm theo quyết định số 2011/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004
của UBND tỉnh).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước các cấp trong tỉnh là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành, được
giao quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện, chịu trách nhiệm trước cấp ủy,
chính quyền cùng cấp về mọi hoạt động của địa phương, cơ quan mình phụ trách và
người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp; đồng thời chịu sự quản lý về chuyên
môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
Điều 2: Người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước các cấp trong tỉnh được điều chỉnh bởi quy định này bao gồm:
1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, thị
xã và xã, phường, thị trấn.
2- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh, huyện, thị xã.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CÁC CẤP (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU):
Điều 3: Trách nhiệm trong việc xây dựng và
trình duyệt quy chế làm việc:
1- Căn cứ hướng dẫn của ngành cấp trên và nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND cùng cấp đã được luật định, người đứng đầu có trách nhiệm
xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình tránh sự chồng chéo,
trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác, thể hiện được sự phân cấp
rành mạch trách nhiệm và thầm quyền của từng cấp, định rõ trách nhiệm của tập
thể và cá nhân trong từng cơ quan.
2- Trện cơ sở quy định rõ thẩm quyền của cơ quan,
người đứng đầu xác định mô hình tổ chức bộ máy theo mô hình khung được cấp trên
hướng dẫn với yêu cầu tinh gọn, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan, xây dựng quy chế làm việc trong nội bộ, mối quan hệ đối với cấp
trên, cấp dưới, đơn vị trực thuộc và quy chế phối hợp với cơ quan cùng cấp để
trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành.
Điều 4: trách nhiệm trong việc xây dựng nội
quy cơ quan, quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết công việc và thực hiện
đầy đủ, đúng quy chế làm việc.
1- Trên cơ sở quy chế làm việc đã được ban hành,
người đứng đầu có trách nhiệm cụ thể hóa thành nội quy cơ quan, quy định cụ thể
những việc cán bộ, công chức phải làm, và những việc không được làm trong hoạt động
của cơ quan.
2- Tiến hành rà soát, mẫu hóa các thủ tục, quy định
thời gian giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và cá nhân có yêu cầu thuộc
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; niêm yết công khai để tổ chức và
cá nhân có liên quan thực hiện đúng và giám sát việc giải quyết công việc của
cán bộ, công chức trong cơ quan.
3- Người đứng đầu chỉ quản lý điều hành, giải quyết
công việc đúng theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, phân công rõ người, rõ
việc, kiểm tra, đôn đốc cấp phó vá cán bộ công chức thuộc quyền quản lý giải
quyết công việc được giao. Không được đùn đẩy công việc thuộc thẩm quyền và
trách nhiệm của cơ quan mình lên cơ quan cấp trên hoặc cơ quan khác. Trong
trường hợp quy chế làm việc có những điểm không còn phù hợp hoặc trái với quy
định mới của luật pháp nhà nước thì người đứng đầu có trách nhiệm đề xuất cấp
đã ban hành sửa đổi, hoặc hủy bỏ và không chịu trách nhiệm nếu trong vòng 15
ngày làm việc đề xuất của mình không được trả lời.
4- Thực hiện đầy đủ quy chế phối hợp trong nội bộ,
với các cơ quan liên quan và các huyện, thị xã để giải quyết công việc thuộc
chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
5- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để cán
bộ công chức trong cơ quan vi phạm pháp luật nghiêm trọng, mất đoàn kết, nhũng
nhiễu trong khi thi hành công vụ.
6- Người đứng đầu phải liên đới chịu trách nhiệm
khi để cấp phó và cấp dưới trực tiếp sai phạm.
7- Người đứng đầu phài chịu trách nhiệm về mọi quyết
định của mình nếu có sai trái, lạm quyền.
Điều 5: Trách nhiệm trong việc xây dựng và
thực hiện công tác cải cách hành chính trong phạm vi cơ quan.
1- Người đứng đầu có trách nhiệm quán triệt đầy đủ
chủ trương, nội dung, kế hoạch cải cách hành chính của Đảng, chính phủ và của
tỉnh dể xây dựng kế hoạch cải cách hành chính trong cơ quan mình.
2- Kế hoạch cải cách hành chính trong cơ quan cần
xác định khâu nào, công việc nào, bộ phận hoặc lĩnh vực nào của cơ quan hiện
còn yếu kém, chồng chéo,trì trệ hoặc dễ phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu cần
phải cải cách, chấn chỉnh để cơ quan có điều kiện thực hiện đầy đủ, tốt nhất
thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Người đứng đầu nếu không phát hiện được
yếu kém, trì trệ, tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong hoạt động của cơ
quan, của cấp phó, của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý hoặc phát hiện được
nhưng không có biện pháp xử lý, chấn chỉnh thích hợp, kịp thời thì người đứng
đầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Chương III
QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN
Điều 6: Quyền hạn của người đứng đầu được
xác định toàn diện; quyền hạn trong quản lý điều hành công việc, trong đề xuất sắp
xếp tổ chức bộ máy, cán bộ và điều hành sử dụng kinh phí theo luật ngân sách
nhà nước.
Điều 7: Quyền hạn của người đứng đầu UBND
các cấp (Chủ tịch UBND các cấp).
1- Thực hiện đầy đủ quyền hạn được quy định tại điều
126, 127 luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
2- Được quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung chức
năng, nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới
thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương trong giai đoạn
nhất định.
3- Được quyền tạm đình chỉ công tác để xem xét kỷ
luật cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý theo đúng quy trình, kể cả cán bộ đã
được phân cấp cho cấp dưới khi áp dụng điểm c, khoản 1, điều 127 luật tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
4- Khi người đứng đầu UBND huyện, thị, xã, phường,
thị trấn giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến cơ
quan chuyên môn cấp trên thì chủ động bàn bạc, phối hợp, lấy ý kiến của người đứng
đầu cơ quan đó bằng văn bản. Ý kiến phải trả lời trong thời gian tối đa 10 ngày
làm việc, nếu không có ý kiến xem như đồng ý với đề nghị của người hỏi ý kiến
và người được hỏi ý kiến phải chịu trách nhiệm về nội dung được hỏi.
Điều 8: Quyền hạn của thủ trưởng các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, thị xã được sử dụng các quyền sau:
1- Khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của
mình có liên quan đến cơ quan khác thì chủ động bàn bạc, phối hợp, lấy ý kiến của
người đứng đầu cơ quan đó bằng văn bản. Ý kiến phải trả lời trong thời gian tối
đa 10 ngày làm việc, nếu không có ý kiến xem như đồng ý với đề nghị của người
hỏi ý kiến và người được hỏi ý kiến phải chịu trách nhiệm về nội dung được hỏi.
2- Sắp xếp tinh giản biên chế gọn nhẹ để điều hành
năng động, kịp thời trong giải quyết công việc.
3- Quy định cụ thể nhiệm vụ từng tổ chức và mối quan
hệ phối hợp giữa các tổ chức bên trong cơ quan, huy động cán bộ, công chức để
giải quyết những công việc mang tính trọng tâm, đột xuất.
4- Bổ nhiệm cán bộ từ trưởng phòng và thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc sở, ngành trở xuống trên cơ sở đảm bảo đúng quy trình và tiêu
chuẩn chức danh được bổ nhiệm.
5- Đề xuất hoặc kiến nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
kỷ luật, điều chuyển cấp phó thuộc diện quản lý của cấp trên nếu không hoàn
thành nhiệm vụ.
6- Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ từ trưởng
phòng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trở xuống để kiểm điểm xử lý theo quy
định tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm của công chức trong cơ quan khi
không chấp hành sự phân công của người đứng đầu, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc
có biểu hiện thái độ làm việc thụ động, vô trách nhiệm, né tránh khó khăn, ngại
va chạm; gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân khi giải quyết công việc, làm cho
công việc cơ quan bị ách tắc, trì trệ.
7- Được quyết định khen thưởng theo quy định của
luật thi đua khen thưởng.
8- Được đề nghị nâng lương sớm cho cán bộ, công chức
thuộc quyền khi có thành tích xuất sắc theo phân cấp quản lý và quy định của
tỉnh về tiêu chuẩn, điều kiện, tỷ lệ đạt thành tích xuất sắc.
9- Chủ động về tài chính trong tổng dự toán được
phân bổ để phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, khi quyết toán
theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
10- Quyết định cho cán bộ, công chức cơ quan đi công
tác bằng phương tiện thích hợp với yêu cầu giải quyết công việc.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 9: Trong thực hiện nhiệm vụ, người đứng
dầu cơ quan có nhiều năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
trong cải tiến lề lối làm việc, cải cách hành chính để tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao tốt nhất, mang lại hiệu qủa thiết thực sẽ được khen
thưởng xứng đáng theo định kỳ hoặc đột xuất.
Điều 10: Hình thức, mức độ khen thưởng:
1- Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
theo quy định của luật thi đua khen thưởng, thông báo biểu dương của cấp trên.
2- Được đề nghị nâng lương sớm theo quy định khi
có thành tích xuất sắc.
3- Được xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu giữ chức
vụ cao hơn.
4- Được ưu tiên xét cử đi tham quan, du lịch...
Điều 11: Việc xử lý kỷ luật người đứng đầu
cơ quan khi có vi phạm được thực hiện như sau:
1- Khi người đứng đầu không thực hiện đúng, và đầy
đủ trách nhiệm thì ban lãnh đạo cơ quan có ý kiến đề nghị cấp trên trực tiếp
kiểm tra, kết luận để xử lý.
2- Cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý phát hiện
đề nghị cấp trên xem xét, xử lý.
3- Người đứng đầu và cơ quan cấp dưới trực tiếp đề
nghị cấp trên xem xét, xử lý.
4- Lãnh đạo cấp trên phát hiện tiến hành xử lý.
5- Tự cá nhân người đứng đầu xin từ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 12: Tùy theo tính chất và mức độ sai
phạm sẽ bị xem xét xử lý như sau:
1- Hình thức xử lý:
a- Thông báo phê bình toàn địa phương (tỉnh, huyện,
thị xã) hoặc cơ quan, đơn vị khi chậm hoặc chưa triển khai thực hiện nhiệm vụ
được cấp trên giao.
b - Tạm đình chỉ công tác,
c - Khiển trách,
d - Cảnh cáo,
đ - Hạ bậc lương ;
e - Hạ ngạch lương,
g - Cách chức,
h - Buộc thôi việc,
2- Thẩm quyền: cấp nào bổ nhiệm người đứng đầu cơ
quan thì cấp đó quyết định xử lý.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Quy định này được tổ chức quán triệt
đến UBND các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước thuộc cấp tỉnh, huyện, thị xã
quản lý để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo yêu cầu là người đứng đầu và
cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý đều nắm vững và thực hiện nghiêm túc,
đúng quy định.
Điều 14: Giao Sở Nội vụ phối hợp với các cơ
quan có liên quan rà soát các quy định của tỉnh, nếu trái hoặc chưa phù hợp với
quy định này thì đề xuất sửa đổi, bổ sung thích hợp; đồng thời có trách nhiệm
giúp UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện, chọn điểm để áp dụng. sau đó sơ kết triển
khai thực hiện thống nhất; thường xuyên kiểm tra, đôn đôc việc tổ chức thực
hiện ở các ngành, các cấp và báo cáo kết qủa với UBND tỉnh.
Điều 15: Trong qúa trình thực hiện, nếu có
điểm nào chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung thì người dứng đầu các cấp báo cáo
về Sở Nội vụ để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, xử lý cụ thể./.