Quyết định 20/BXD-GĐ năm 1995 điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 20/BXD-GĐ |
Ngày ban hành | 10/06/1995 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/1995 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Ngô Xuân Lộc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/BXD-GĐ |
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1995 |
V/V BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định 177/CP ngày 20/140/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
-Theo đề nghị của Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bản Điều lệ này thay thế cho các văn bản:
"Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 102 BXD-GĐ ngày 15/6/1992 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
-Tiêu chuẩn nghiệm thu công trình xây dựng -TCVN 4091-85
-"Quy định việc khai báo, điều tra và thống kê, báo cáo sự cố kỹ thuật công trình xây dựng ở giai đoạn xây lắp sử dụng" ban hành kèm theo Quyết định số 114/UBXD ngày 4/7/1987 của Chủ nhiệm ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước.
-"Quy định về việc cho xóa bỏ hiện trường khi công trình xây dựng bị sụp đổ" ban hành kèm theo Quyết định số 14/UBXD ngày 17/1/1986 của Chủ nhiệm ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước;
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 20/BXD-GĐ
ngày 10 tháng 6 năm 1995.
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/BXD-GĐ |
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1995 |
V/V BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định 177/CP ngày 20/140/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
-Theo đề nghị của Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bản Điều lệ này thay thế cho các văn bản:
"Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 102 BXD-GĐ ngày 15/6/1992 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
-Tiêu chuẩn nghiệm thu công trình xây dựng -TCVN 4091-85
-"Quy định việc khai báo, điều tra và thống kê, báo cáo sự cố kỹ thuật công trình xây dựng ở giai đoạn xây lắp sử dụng" ban hành kèm theo Quyết định số 114/UBXD ngày 4/7/1987 của Chủ nhiệm ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước.
-"Quy định về việc cho xóa bỏ hiện trường khi công trình xây dựng bị sụp đổ" ban hành kèm theo Quyết định số 14/UBXD ngày 17/1/1986 của Chủ nhiệm ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước;
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 20/BXD-GĐ
ngày 10 tháng 6 năm 1995.
Đối với những công trình có kỹ thuật đặc biệt (như nhà máy điện nguyên tử....) sẽ có quy định riêng.
Đối với các công trình xây dựng chuyên ngành giao thông, thủy lợi hầm mỏ, đường dây tải điện và trạm biến thế, bưu điện, ngư nghiệp, các Bộ và cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành căn cứ Điều lệ này và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành có hướng dẫn cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với đặc thù của chuyên ngành. Trước khi ban hành hướng dẫn phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Đối với các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo Thông tư số: 08/BXD-CSXD ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.
Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:
3.1- Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
- Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngành và hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương tới địa phương.
-Các Bộ và cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành tổ chức bộ phận chuyên trách để giúp Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan Chính phủ theo dõi, quản lý chất lượng công trình chuyên ngành.
-Sở Xây dựng giúp Chủ tịch ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chỉ đạo nghiệp vụ quản lý chất lượng công trình tại địa phương.
-Các sở quản lý xây dựng chuyên ngành được tổ chức bộ phận quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở xây dựng để quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương.
3.2- Quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư.
3.3- Quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng, tổ chức sản xuất vật liệu - cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ.
Kinh phí tự kiểm tra để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng được tính trong giá đấu thầu hoặc giao nhận thầu xây dựng.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
Nội dung chính của công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng gồm:
7.1. Soạn thảo để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy và những tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý, thực hiện các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình xây dựng; hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản này của cơ sở;
7.2. Giám định chất lượng công trình xây dựng và sự cố công trình;
7.3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy nêu trên, các tiêu chuẩn xây dựng, các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư , doanh nghiệp xây dựng, tổ chức tư vấn xây dựng.
Kiểm tra việc tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình xây lắp và nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành của các chủ đầu tư không phân biệt ngành (giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.....).
9.1. Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Cục giám định Nhà nước thực hiện giám định chất lượng công trình thuộc dự án đầu tư nhóm A.
9.2. Sở xây dựng thuộc tỉnh và Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thực hiện giám định công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B và C.
Người được cấp thẻ giám định viên thực hiện nhiệm vụ của mình ở các công trình xây dựng được giao. Các chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các giám định viên chất lượng công trình xây dựng các cấp thi hành nhiệm vụ.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
Doanh nghiệp tổng thầu xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng xây dựng toàn bộ công trình xây dựng, kể cả phần việc do thầu phụ thực hiện. Doanh nghiệp thầu phụ xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng phần việc mình làm trước tổng thầu và pháp luật.
Các thiết bị đo lường và kiểm định khối lượng, chất lượng của doanh nghiệp xây dựng phải được hợp chuẩn và phải đăng ký đăng kiểm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN XÂY DỰNG.
Chất lượng tài liệu khảo sát, thiết kế phải đảm bảo:
26.1. Phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước và của ngành, và hợp đồng giao nhận thầu;
26.2. Hồ sơ khảo sát xây dựng phải được xác định đúng tại vị trí xây dựng công trình; phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình, địa chất công trình và địa chất thủy văn. Trước khi tiến hành công tác khảo sát phải có phương án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu tư duyệt; Kết quả khảo sát phải được người thiết kế và chủ đầu tư nghiệm thu để sử dụng đúng quy trình kỹ thuật;
26.3. Phù hợp với nội dung của từng giai đoạn thiết kế công trình; có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công với kết cấu hoặc bộ phận chịu lực quan trọng của công trình; có thuyết minh về sử dụng và bảo dưỡng công trình;
26.4. Có quy định về phẩm cấp chất lượng của vật liệu xây dựng (kể cả có mẫu vật liệu khi cần thiết), thiết bị công nghệ sử dụng cho công trình;
26.5. Đủ chữ ký của chủ nhiệm đồ án thiết kế, người thiết kế, người kiểm tra theo thủ tục pháp lý và quy định hiện hành của Nhà nước.
NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
28.1. Những đối tượng chính dưới đây, sau khi hoàn thành công tác xây dựng phải được kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
28.1.1. Những kết cấu hoặc bộ phận công trình có tầm quan trọng đặc biệt đến chất lượng công trình xây dựng như:
- Nền, móng công trình kỹ thuật hạ tầng, các kết cấu chịu lực chính (dầm, cột, trụ độc lập, xilô, ống khói....);
-Những kết cấu hoặc bộ phận công trình sẽ bị che khuất;
-Những thiết bị máy móc đã lắp đặt xong;
-Những bộ phận công trình đã xây dựng xong cần nghiệm thu để chuyển giai đoạn thi công.
28.1.2. Từng hạng mục công trình hay toàn bộ công trình đã xây dựng xong để đưa vào khai thác sử dụng.
28.2.Những quy định về nghiệm thu của Điều lệ này không bắt buộc áp dụng đối với các công trình nhà ở của nhân dân có chiều cao không quá 3 tầng (một trệt, hai lầu) hoặc có diện tích sàn không quá 200m2.
Căn cứ để nghiệm thi chất lượng công trình xây dựng gồm:
29.1. Tài liệu thiết kế được duyệt:
29.2. Các chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước và của ngành hiện hành;
29.3. Những quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất về việc bảo quản sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ;
29.4. Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng:
29.5. Những điều khoản quy định về chất lượng công trình trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng trong công tác nghiệm thu:
30.1. Chủ đầu tư: có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn xây dựng (có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề, không tham gia xây dựng công trình) thực hiện việc giám sát kỹ thuật xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
Đối với một số công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A, có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng thì Hội đồng thẩm tra dự án đầu tư cấp Nhà nước đề nghị hình thức tổ chức nghiệm thu (tại văn bản trình duyệt), Thủ tướng Chính phủ quyết định, các Bộ, ngành liên quan và chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện.
30.2. Các doanh nghiệp xây dựng tham gia xây lắp công trình chịu trách nhiệm trước Pháp luật và chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng, lập hồ sơ, tài liệu (theo quy định để nghiệm thu) của phần công trình mình thực hiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư kiểm tra chất lượng và nghiệm thu;
Nội dung công tác nghiêm thu trong giai đoạn xây lắp công trình.
31.1. Kiểm tra các tài liệu và kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng của vật liệu, kết cấu hoặc bộ phận công trình, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
31.2 Kiểm tra các tài liệu và kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng của vật liệu, kết cấu hoặc bộ phận công trình trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với :
- Kết quả thí nghiệm chất lượng của biện pháp gia cố nền, thử sức chịu tải của cọc v.v....
- Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp;
- Kết quả thí nghiệm bê tông;
- Kết quả thí nghiệm mối hàn, liên kết bu lông cường độ cao của kết cấu thép;
- Kết quả đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có) v.v... của kết cấu, bộ phận hoặc công trình;
- Kết quả đo chiều dày lớp sơn chống cháy;
- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm, chạy thử.... các thiết bị công nghệ;
31.3. Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt, với các tiêu chuẩn tương ứng về chất lượng của Nhà nước và của Ngành hiện hành và các quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.
Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo mẫu ghi ở phụ lục 1.
Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành công trình xây dựng;
32.1. Kiểm tra toàn bộ trạng thái công trình so với thiết kế được duyệt;
32.2. Kiểm tra kết quả thử nghiệm, chạy thử đồng bộ hệ thống thiết bị công nghệ;
32.3. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, vệ sinh lao động và phòng chống chảy nổ thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, với các tiêu chẩn kỹ thuật tương ứng của Nhà nước hoặc của ngành hiện hành và những điều khoản quy định tại hợp đồng (có đại diện cơ quan phòng chống cháy, cơ quan quản lý môi trường tham gia);
32.4. Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình;
32.5. Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện pháp lý và kỹ thuật cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, nước, giao thông....);
32.6. Sau khi kiểm tra, nếu công trình xây dựng hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế, quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng; bảo đảm an toàn về phòng chống chảy nổ, vệ sinh môi trường, có đủ hồ sơ hoàn thành công trình thì chủ đầu tư lập biên bản chấp nhận nghiệm thu theo mẫu ghi phụ lục 2B (cho phần xây dựng) và 2A (cho thiết bị công nghệ).
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành là do chứng chỉ cho phép chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng.
Trình tự tiến hành công tác nghiệm thu:
33.1. Sau khi xây dựng xong từng đối tượng quy định tại điều 28 của Điều lệ này và đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu xác định chất lượng theo quy định hiện hành, doanh nghiệp xây dựng thông báo cho chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.
33.2. Nhận được thông báo của doanh nghiệp xây dựng, chủ đầu tư phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu tại điều 31 hoặc điều 32 của Điều lệ này.
33.3. Trong thời gian chậm nhất là 3 tháng sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, chủ đầu tư phải hoàn tất hai bộ hồ sơ hoàn thành công trình, trong đó chủ đầu tư giữ một bộ, và một bộ gửi cho cơ quan lưu trữ theo quy định về trữ tài liệu của Nhà nước.
Danh mục của hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng ghi phụ lục số 3.
Trách nhiệm đối với chi phí cho việc sửa chữa quy định như sau:
34.1. Nếu doanh nghiệp xây dựng làm sai thiết kế dẫn đến chất lượng kém thì doanh nghiệp xây dựng phải trả chi phí cho việc sửa chữa các hư hỏng đó;
34.2. Nếu chất lượng công trình xây dựng kém do nguyên nhân khảo sát thiết kế gây ra thì tổ chức khảo sát thiết kế chịu chi phí;
34.3. Nếu chất lượng công trình xây dựng kém do sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng hoặc thiết bị công nghệ không đảm bảo chất lượng thì người mua các sản phẩm đó chịu chi phí;
34.4. Nếu chất lượng công trình xuống cấp hay hư hỏng do chủ đầu tư sử dụng công trình không đúng quy định của thiết kế thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm;
38.1. Sự cố công trình xây dựng bao gồm:
- Những hư hỏng của một kết cấu, một bộ phận công trình làm cho nó mất khả năng chịu lực so với thiết kế.
- Sự đổ vỡ của một bộ phận hay toàn bộ công trình;
Sự cố của công trình xây dựng có thể xảy ra ngay trong thời gian xây dựng hay khi đang sử dụng công trình.
Sự cố công trình xây dựng có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra như khảo sát -thiết kế; xây lắp; vật liệu xây dựng; khai thác sử dụng hay biến động của môi trường.
38.2. Sự cố công trình xây dựng quy định tại Điều lệ này không bao gồm sự cố do thiên tai, chiến tranh, hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất, hoặc những rủi ro đặc biệt khác vượt quá cấp (mức) đã được phép dùng để thiết kế.
Bảo vệ hiện trường và khai báo sự cố:
39.1. Tất cả các công trình xây dựng thuộc các thành phần kinh tế đang thi công, đã xây dựng xong hoặc đang sử dụng khi xảy ra sự cố thì doanh nghiệp xây dựng khi đang thi công hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) trong thời gian sử dụng không được tùy tiện thu dọn, xóa bỏ hiện trường, mà phải tiến hành các biện pháp bảo vệ hiện trường (rào chắn, canh gác....) bảo đảm giữ được nguyên trạng của sự cố.
39.2. Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư ) phải thông báo cho cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại điều 40) và các cơ quan thi hành pháp luật khác theo mẫu ghi ở phụ lục 4.
Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông báo về sự cố công trình xây dựng:
40.1. Công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A,B:
- Sở Xây dựng (công trình xây dựng trên địa bàn sở quản lý);
- Bộ Xây dựng;
- Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành);
- Cơ quan bảo hiểm công trình có bảo hiểm xây dựng hay bảo hiểm công trình;
- Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
40.2. Các công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm và các công trình khác, kể cả nhà ở của tư nhân:
- Sở xây dựng;
- Sở xây dựng quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành);
- Cơ quan bảo hiểm đã nhận nghĩa vụ bảo hiểm xây dựng hay bảo hiểm công trình;
- ủy ban nhân dân cấp quận, huyện và các cơ quan có liên quan khác theo quy định của Nhà nước.
Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng:
Khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư ) tiến hành thuê một tổ chức tư vấn xây dựng (có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề) để lập hồ sơ của sự cố công trình.
Những công việc phải thực hiện khi lập hồ sơ của sự cố công trình xây dựng gồm có:
41.1. Mô tả diễn biến của sự cố (kể cả hiện tượng thấy được trước khi xảy ra sự cố);
41.2. Kết quả đo vẽ (kể cả quay phim, chụp ảnh) hiện trạng sự cố. Trong đó lưu ý các bộ phận, chi tiết kết cấu chịu lực quan trọng, các vết nứt gãy, các hiện tượng lún, sụt và các chi tiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân của sự cố;
41.3. Kết quả thí nghiệm các vật mẫu để xác định chất lượng vật liệu, kết cấu của công trình bị sự cố;
41.4. Tài liệu có liên quan đến sự cố công trình như:
- Những thay đổi thiết kế;
- Những sai lệch trong thi công so với thiết kế được duyệt;
- Các hiện tượng chất tải hoặc sử dụng công trình không đúng quy định của thiết kế, quy trình vận hành, sử dụng.
41.5. Tập hợp đầy đủ các tài liệu thiết kế được duyệt và các tài liệu của hồ sơ hoàn thành công trình để xem xét khi phân tích xác định nguyên nhân của sự cố.
Trong thời hạn 14 ngày sau khi công trình xây dựng bị sự cố, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) phải hoàn thành hồ sơ của sự cố và gửi cho các cơ quan đã nêu theo quy định tại điều 40 của Điều lệ này.
Điều tra sự cố công trình xây dựng
42.1. Nội dung điều tra :
- Kiểm tra chất lượng hồ sơ của sự cố do doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) cung cấp theo quy định tại điều 41 của Điều lệ này và yêu cầu bổ sung các tài liệu cần thiết khác cho việc nghiên cứu, xác định nguyên nhân của sự cố (kể cả việc tiến hành công tác thí nghiệm hoặc thử nghiệm đối với công trình bị sự cố)
- Phân tích, xác định nguyên nhân và lập biên bản về sự cố (theo mẫu ghi ở phụ lục 5)
Biên bản điều tra sự cố công trình xây dựng phải được tất cả các thành viên tham gia điều tra ký. Nếu có ý kiến khác với kết luận trong biên bản, các thành viên có quyền ghi ý kiến bảo lưu vào biên bản đó.
Biên bản này được gửi tới tất cả các cơ quan có địa diện tham gia điều tra sự cố.
42.2. Phân cấp điều tra sự cố công trình xây dựng:
- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A: Bộ Xây dựng chủ trì điều tra có sự tham gia của Sở Xây dựng (địa phương đặt công trình), Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình chuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan theo quy định của Pháp luật.
- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm và C: Sở xây dựng chủ trì điều tra, có sự tham gia của Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năng của quản lý Nhà nước khác có liên quan tại địa phương theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Đối với công trình xây dựng nhà ở của dân: cơ quan chức năng quản lý xây dựng (Phòng xây dựng) của huyện (Quận,thị xã) chủ trì điều tra, có đại diện Sở xây dựng tham gia.
Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố công trình xây dựng có thể thành lập Hội đồng gồm nhiều nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật để tư vấn cho việc điều tra.
Giải quyết sự cố công trình xây dựng.
43.1. Thu dọn, xóa bỏ hiện trường sự cố.
Sau khi có đầy đủ hồ sơ đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình xây dựng, cơ quan chủ trì điều tra cấp giấy phép cho phép kinh doanh xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) tiến hành thu dọn, xóa bỏ hiện trường.
Trường hợp phải cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, cầu cống, thông cầu, thông đường hoặc ngăn ngừa sự cố tiếp theo đòi hỏi phải nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố thì trước khi tháo dỡ thu dọn, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) cũng phải tiến hành chụp ảnh quay phim và thu thập, ghi chép tới mức tối đa các yêu cầu quy định tại điều 41 của Điều lệ này.
43.2. Khắc phục sự cố.
43.2.1 Việc xử lý hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố phải đảm bảo khắc phục triệt để các nguyên nhân gây nên sự cố đã xác định tại biên bản điều tra.
43.2.2 Chi phí cho công việc khắc phục sự cố do đơn vị hoặc cá nhân gây ra sự cố chịu.
Trong trường hợp sự cố gây ra do tác động của thiên nhiên, hoặc do những nguyên nhân khác vượt qua cấp (mức) thiết kế thì chủ đầu tư chịu chi phí cho việc khắc phục sự cố.
43.2.3. Chi phí cho việc khắc phụ sự cố bao gồm:
- Chi phí cho công tác bảo vệ hiện trường và điều tra sự cố.
- Chi phí cho việc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố trong đó kể cả chi phí cho việc nghiên cứu, lập giải pháp khắc phục nguyên nhân gây sự cố (nếu có).
43.2.4. Chi phí ban đầu để kiểm tra sự cố doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) giải quyết.
Thống kê và báo cáo về sự cố công trình xây dựng:
44.1 Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, doanh nghiệp người sử dụng (chủ đầu tư) thực hiện đầy đủ các quy định về lập hồ sơ và báo cáo sự cố của Điều lệ này.
44.2. Vào tháng 12 hàng năm, Sở xây dựng của các địa phương phải thống kê và báo cáo Bộ Xây dựng về các sự cố công trình xây dựng thuộc địa bàn quản lý của Sở (theo mẫu ghi ở phụ lục 6). Bộ Xây dựng tập hợp và báo cáo Chính phủ.
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chế độ kiểm tra Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng gồm:
46.1. Kiểm tra định kỳ: được tiến hành theo kế hoạch của cơ quan giám định chất lượng công trình xây dựng và phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, có thông báo trước cho chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.
46.2. Kiểm tra đột xuất: Cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng các cấp thực hiện khi cần thiết. Khi kiểm tra đột xuất cũng phải thông báo trước nhất ít nhất hai ngày cho doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng (chủ đầu tư) để chuẩn bị.
48.1. Lựa chọn tổ chức khảo sát thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, tổ chức tư vấn xây dựng không đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
48.2. Không thực hiện đầy đủ việc tổ chức thẩm định và xét duyệt thiết kế, kiểm tra, giám sát kỹ thuật xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng;
48.3. Cung ứng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị công nghệ thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và yêu cầu thiết kế kỹ thuật hiện hành và yêu cầu thiết kế mà vẫn đưa sử dụng vào công trình;
48.4. Sử dụng công trình khi chưa thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng và nghiệm thu.
49.1. Hoạt động không có chứng chỉ hành nghề hoặc hoạt động ngoài nội dung quy định của chứng chỉ hành nghề;
49.2.Cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
49.3.Tự sửa nội dung chứng chỉ hành nghề
49.4. Vi phạm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, không đảm bảo chất lượng công trình xây dựng theo thiết kế được duyệt gây nên sự cố công trình nghiêm trọng, làm thiệt hại người và tài sản;
49.5. Không sửa chữa những hư hỏng theo quy định tại chương VII của Điều lệ này;
49.6. Công trình hoàn thành ban giao sử dụng không được tổ chức nghiệm thu phù hợp những quy định tại chương VI của Điều lệ này;
49.7. Trốn tránh nghĩa vụ bảo hành công trình.
50.1. Hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề;
50.2. Hoạt động ngoài nội dung quy định của chứng chỉ hành nghề được cấp;
50.3. Cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề.
50.4. Tự sửa nội dung chứng chỉ hành nghề;
50.5. Tài liệu khảo sát, thiết kế không phù hợp với " Quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng" của Bộ xây dựng ban hành.
50.6. Có bằng chứng không khách quan, trung thực trong công tác giám sát kỹ thuật và nghiệm thu công trình làm cho công trình không đảm bảo chất lượng;
50.7. Chất lượng khảo sát thiết kế, giám sát kỹ thuật xây dựng không đảm bảo, gây nên sự cố công trình nghiêm trọng.
51.1. Không thực hiện việc kiểm tra Nhà nước định kỳ hay đột xuất để buộc các bên tham gia xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng (chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng) thực hiện đúng các quy định hiện nhanh của Nhà nước để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng tốt, để phòng ngừa sự cố công trình;
51.2. Không phát hiện kịp thời và xử lý cương quyết những vi phạm phát luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các bên tham gia xây dựng;
51.3. Có bằng chứng biểu hiện sự thiên vị, không khách quan và trung thực trong công tác giám định chất lượng công trình xây dựng của các bên tham gia xây dựng, trong việc xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình;
51.4. Các biểu hiện tiêu cực khác như thông đồng với chủ đầu tư hoặc các bên đối tác hợp đồng xây dựng mà làm sai về kỹ thuật,.... dẫn đến chất lương công trình không đảm bảo.
Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định khác trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.