Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý công tác đào tạo, liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 20/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/05/2007
Ngày có hiệu lực 31/05/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Minh Tùng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2007/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 21 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/8/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 68/TTr –GDĐT ngày 24/4/2007,

Điều 2. Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động Thương binh - Xã hội và các sở ngành liên quan hướng dẫn, triển khai việc thực hiện bản Quy định nầy.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các sở ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nầy./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định 20/2007/QĐ-UBND ngày 21/5/2007)

Việc đào tạo và liên kết đào tạo của các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều trường, trung tâm, cơ sở có nhiều cố gắng trong việc tự tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương. Tuy nhiên, việc đào tạo, liên kết đào tạo ở một số trường, trung tâm, cơ sở còn nhiều hạn chế như: chưa coi trọng tuyển sinh đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), quá trình đào tạo, công tác quản lý còn lỏng lẻo, thi cử thiếu nghiêm túc; thiếu cơ sở, trang thiết bị thực hành thí nghiệm … đưa đến hiệu quả, chất lượng đào tạo thấp. Một số trường, trung tâm, cơ sở không có chức năng nhưng vẫn liên kết đào tạo; mở ngành nghề đào tạo trùng lắp, chưa tính đến nhu cầu của xã hội; công tác đào tạo còn biểu hiện lỏng lẻo, nặng về động cơ kinh tế, người học nặng về hợp lý hóa bằng cấp... Vì vậy, để công tác đào tạo đi vào nề nếp, ngày càng nâng cao chất lượng, UBND tỉnh quy định một số nội dung cụ thể trong công tác đào tạo, liên kết đào tạo đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và dạy nghề (DN) như sau :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Quy định về quản lý công tác đào tạo, liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, và DN bao gồm: Những quy định chung, trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT); trách nhiệm của các trường, trung tâm, cơ sở có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo từ trung cấp trở lên và tổ chức thực hiện.

2. Qui định này áp dụng cho các trường, trung tâm, cơ sở có đào tạo, liên kết đào tạo hệ ĐH, CĐ, TCCN (kể cả trung cấp nghề) và DN (Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung học Y tế, Trường Nghiệp vụ Thể dục - Thể thao, Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông - Vận tải, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm ...), sau đây gọi chung là các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo.

Điều 2. Chức năng, quyền hạn liên kết đào tạo:

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; theo đó, các cơ sở giáo dục đại ĐH, CĐ (cơ sở chủ trì đào tạo) chỉ được liên kết với các cơ sở giáo dục (trường ĐH, trường CĐ, trường TCCN, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh) với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của đơn vị đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Các cơ quan, ban, ngành, các cơ sở không có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo từ trung cấp trở lên theo các quy định tại Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, khi thực hiện việc liên kết đào tạo phải có ý kiến của Sở GD-ĐT và được sự đồng ý của UBND tỉnh.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 3. Liên kết đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên của ngành:

Thực hiện liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ, TCCN trong và ngoài tỉnh theo các phương thức vừa làm vừa học, từ xa để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên của ngành. Các đối tượng thuộc diện quy hoạch được bồi dưỡng để chuẩn hóa, nâng chuẩn được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo. Các đối tượng không thuộc diện quy họach nếu có nhu cầu học bồi dưỡng để nâng cao trình độ, phải đóng học phí theo hướng xã hội hóa. Tăng cường quản lý quá trình đào tạo, thi cử (tuyển sinh, tốt nghiệp) của các trường, trung tâm cơ sở để đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo.

Điều 4. Làm đầu mối xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển sinh:

Tháng 6 hàng năm, Sở GD-ĐT có trách nhiệm thông báo đến các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo về thời gian, nội dung và các loại biểu mẫu kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển sinh (theo mẫu của Bộ KH-ĐT và Bộ GD-ĐT) để các đơn vị thực hiện. Phối hợp với Sở KH-ĐT hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch đào tạo của các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo, trình UBND tỉnh phê duyệt và gởi về bộ chủ quản vào tháng 8 hàng năm. Quyết định phê duyệt kế họach đào tạo của UBND tỉnh là cơ sở để các trường, trung tâm, cơ sở tiến hành công tác đào tạo theo kế họach và cũng là cơ sở để ngành tài chính cấp phát kinh phí.

Sở GD-ĐT có trách nhiệm giúp UBND tỉnh tổng hợp các đăng ký và bản thuyết minh về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh (theo 4 tiêu chí do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH quy định) của các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo; kiểm tra các tiêu chí tuyển sinh để bảo đảm các điều kiện đào tạo có chất lượng.

[...]