Quyết định 20/2003/QĐ-BKHCN Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 20/2003/QĐ-BKHCN
Ngày ban hành 31/07/2003
Ngày có hiệu lực 09/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Bùi Mạnh Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/2003/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 20/2003/QĐ-BKHCN NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH PHÂN LOẠI SẢN XUẤT, LẮP RÁP ÔTÔ"

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 82/TB-VPCP ngày 16/6/2003;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phân loại sản xuất, lắp ráp ôtô".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Quyết định số 17/TĐC-QĐ ngày 17/02/1992, Quyết định số 182/TĐC-QĐ ngày 13/8/1994, Quyết định số 176/TĐC-QĐ ngày 18/7/1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Bùi Mạnh Hải

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

PHÂN LOẠI SẢN XUẤT, LẮP RÁP ÔTÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Quy định chung

1.1. Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam.

1.2. Lắp ráp ôtô là việc sử dụng toàn bộ các linh kiện hoàn toàn mới để lắp ráp ôtô các loại theo thiết kế, mang nhãn hiệu trong nước hoặc nước ngoài, phù hợp các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và các quy định liên quan khác của pháp luật.

1.3. Giải thích thuật ngữ:

1.3.1. Ô tô là phương tiện cơ giới đường bộ có kết cấu và đặc tính kỹ thuật được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:1996 - Phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa (hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn này).

1.3.2. Linh kiện được hiểu là các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.

1.3.3. Linh kiện nội địa hóa là linh kiện được sản xuất, chế tạo trong nước thay thế phần nhập khẩu.

1.3.4. Lắp ráp CKD là việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.

1.3.5. Lắp ráp IKD là việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.

1.3.6. Tỷ lệ nội địa hóa của ôtô là tỷ lệ phần trăm của linh kiện nội địa hóa so với ôtô hoàn chỉnh.

1.3.7. Tỷ lệ nội địa hóa mục tiêu là tỷ lệ nội địa hóa cần phải đạt được trong từng thời kỳ, được quy định tại Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03/12/2002, cụ thể như sau:

- Về loại xe phổ thông: đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).

- Về loại xe chuyên dùng: đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010.

- Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010. Xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010.

2. Yêu cầu đối với loại hình lắp ráp ôtô CKD

[...]