Quyết định 1975/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1975/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/12/2019
Ngày có hiệu lực 31/12/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Quyền dân sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1975/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ VIỆT NAM CHẤP THUẬN THEO CƠ CHẾ RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CHU KỲ III CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ tởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi là Kế hoạch tổng thể) và Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định này, nội dung cơ bản như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người;

- Thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận nói riêng và các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người; nâng cao nhận thc của các cấp, các ngành và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị quyền con người trong thời đại ngày nay;

- Bảo đm phân công trách nhiệm và phi hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong quá trình trin khai các khuyến nghị UPR mà ta chp thuận; tạo khung tổng thể, phi hợp hài hòa các kế hoạch riêng ca các cơ quan về thực hiện các khuyến nghị UPR trong lĩnh vực mình phụ trách;

- Hỗ trợ quá trình điều phối, theo dõi, báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị UPR, bảo đảm việc thực hiện đạt kết quả tốt và đúng tiến độ, phục vụ công tác báo cáo giữa kỳ và tiến trình rà soát chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyn Liên hợp quốc;

- Thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và tuyên truyền đi ngoại về quyền con người, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong tiến trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR cần bo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung có liên quan, bảo đảm tính khả thi về thời gian và nguồn lực;

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR phải tiết kiệm, hiệu quả, gắn kết và lồng ghép với việc thực hiện các Chiến lược quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ ban hành đang được các bộ, ngành trin khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; gắn kết với việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR có liên quan đến công tác xây dựng chính sách, pháp luật cần tuân thủ quy định của Hiến pháp và thực hiện phù hợp với lộ trình của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quc hội;

- Việc thực hiện các khuyến nghị cần bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, các cơ quan liên quan; cũng như sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, các t chc nhân dân, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Hoàn thiện pháp luật, thể chế về quyền con người

- Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy cải cách tư pháp, củng cố thể chế, chính sách, pháp luật về quyền con người phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật;

- Tiếp tục rà soát pháp luật về lao động nhằm bảo đảm quyền của người lao động; rà soát Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, phòng chống mua bán người, quyền của người bị bắt giữ; tiếp tục nội luật hóa Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; hoàn thiện luật bảo đảm quyền của người lao động di cư; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới; hoàn thiện pháp luật về chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, bảo đảm quyền cho người khuyết tật; xem xét thay đổi quy định tuổi trẻ em thành 18 tuổi phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em; tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng;

- Tiếp tục thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận tại chu kỳ II và III, góp phần tăng cường việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.

2. Chính sách bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

- Tiếp tục các nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDGs), Chương trình phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đến 2020 và sau đó; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và thu nhập thấp theo đúng mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;

- Tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội, thúc đẩy đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại các vùng nông thôn và khó khăn; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm giảm bất bình đẳng; thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát triển kinh tế, xã hội nhằm bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau;

- Cải thiện tiếp cận dịch vụ công trong đó có tiếp cận giáo dục, y tế, lương thực, nước sạch; cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng, mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm y tế, mở rộng tiếp cận y tế cho người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức;

[...]