Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu | 19/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/06/2013 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký | Trần Thành Nghiệp |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19 /2013/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 10 tháng 6 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định về phân cấp quản lý về cây xanh đô thị, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Việc quản lý về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phải tuân thủ theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ và quy định tại Quyết định này.
2. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, thực hiện các hoạt động có liên quan đến cây xanh đô thị của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Sóc Trăng.
d) Hướng dẫn về chuyên môn cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn mình quản lý.
e) Chủ trì, tham mưu trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế,
chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức,
cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư phát triển vườn ươm, công
viên, vườn hoa.
g) Chủ trì lập kế hoạch hàng năm, 5
năm về đầu tư, phát triển cây xanh
sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt theo quy định.
h) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
i) Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn thu được.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý.
b) Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn quản lý.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn mình quản lý.
d) Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn mình quản lý.
e) Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý.