Quyết định 19/2000/QĐ-BXD về định mức dự toán xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 19/2000/QĐ-BXD
Ngày ban hành 09/10/2000
Ngày có hiệu lực 24/10/2000
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Mạnh Kiểm
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 19/2000/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XDCB CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 15/CP ngày 4/3/1994 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ số 15/CP ngày 2/3/1993 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Để tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng theo quyết định số 92/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, và để đáp ứng yêu cầu công tác đơn giá dự toán cho các công trình trên biển và hải đảo;
Theo đề nghị của ông Viện trưởng Viện kinh tế xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Định mức dự toán XDCB các công trình trên biển và hải đảo.

Điều 2. Tập định mức này được áp dụng để lập đơn giá, dự toán và thanh quyết toán các khối lượng thi công công trình xây dựng trên biển và hải đảo. Các công tác thi công trên đất liền áp dụng theo hệ thống định mức, đơn giá XDCB hiện hành, không áp dụng định mức này.

Điều 3. Tập định mức này áp dụng thống nhất trong cả nước, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có công trình xây dựng trên biển và hải đảo tổ chức thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
- Như điều 4
- Văn phòng Chính phủ
- Ban Kinh tế TW
- Ban Biên giới của CP
- Lưu VP-BXD,VKT

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG




Nguyễn Mạnh Kiểm

 

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Định mức dự toán xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo (sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoàn chỉnh như 1 m3 khối tường gạch, 1 m3 bê tông, 1 m2 lát gạch, 1 m2 mái nhà ... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây lắp liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).

Căn cứ để lập Định mức dự toán là các Định mức sản xuất (còn gọi là định mức thi công) về sử dụng vật liệu, lao động và máy thi công trong xây dựng cơ bản; Các quy chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng; tình hình tổ chức thi công thực tế của các đơn vị xây lắp các công trình thi công trên biển, cũng như kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng thời gian vừa qua như sử dụng các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công.

1- Nội dụng Định mức dự toán:

Định mức dự toán XDCB các công trình trên biển và hải đảo bao gồm:

- Mức hao phí vật liệu:

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác xây lắp.

Số lượng vật liệu trong định mức đã bao gồm hao phí vật liệu ở các khâu thi công, khâu trung chuyển và dự trữ thi công trên đảo, riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

Trong định mức chưa tính đến hao hụt vận chuyển trên phương tiện vận tải biển từ đất liền ra công trình.

- Mức hao phí lao động:

Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp trên biển và hải đảo (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vị quy định của định mức).

Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ kể cả công tác chuẩn bị, kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Trong định mức chưa tính hao phí lao động di chuyển từ đất liền ra công trình và lao động phải chờ đợi do điều kiện bất khả kháng.

- Mức hao phí máy thi công:

Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp phục vụ xây lắp công trình.(kể cả một số máy phục vụ xây lắp có hoạt động độc lập tại hiện trường nhưng gắn liền với dây chuyền sản xuất thi công xây lắp công trình).

[...]