ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1895/QĐ-UBND
|
Hưng
Yên, ngày 22 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021 -
2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại
đô thị;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 24/2/2021 phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc
giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 về Hướng dẫn lập, thẩm định và
phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 870/QĐ-TTg
ngày 19/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh
Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ-TU ngày
05/7/2022 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2025;
Căn cứ Công văn số 1642/BXD-PTĐT
ngày 12/5/2022 của Bộ Xây dựng về việc cho ý kiến về Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 41/TTr-SXD ngày
22/7/2022 của Giám đốc Sở Xây dựng về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung
chính sau:
I. Phạm vi, đối tượng
nghiên cứu và thời hạn lập chương trình
1. Phạm vi lập chương trình
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ
ranh giới hành chính tỉnh Hưng Yên có tổng diện tích 930,22 km2.
2. Đối tượng lập Chương trình
Các khu vực đô thị hiện hữu và dự kiến
nâng cấp thành đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Thời hạn thực hiện Chương trình
- Giai đoạn ngắn hạn: Từ năm 2021 đến
năm 2025;
- Giai đoạn dài hạn: Từ năm 2026 đến
năm 2030.
II. Quan điểm phát
triển đô thị
- Phát triển và quản lý đô thị là nhiệm
vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống
nhất nhận thức và hành động trong quy hoạch, xây dựng, quản
lý và phát triển đô thị bền vững.
- Phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên
theo hướng sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc truyền thống địa
phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh. Bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản
sắc văn hóa đặc trưng; đẩy mạnh liên kết ngành, liên kết
vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; chú trọng
tổ chức lại đời sống dân cư và phát
triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm chất lượng
sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng nhu cầu về nhà ở và hạ
tầng xã hội cho dân cư đô thị.
- Phát triển đô thị phải gắn với quy
hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại,
lấy con người và chất lượng cuộc sống người dân làm trung
tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hòa giữa
quá trình đô thị hóa, phát triển
đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng nông thôn mới và cơ
cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phát triển hệ thống đô thị bền vững
theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng khu vực, địa bàn; bảo đảm đồng
bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị trung tâm, đô thị tổng hợp,
đô thị chức năng; giữa các đô thị của tỉnh với các đô thị cấp quốc gia, đô thị
vùng và khu vực nông thôn. Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các
đô thị phải đi trước một bước, mở đường cho phát triển đô thị. Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ và tình trạng “quy hoạch
treo”, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch.
- Tạo sự đột phá và tạo lập môi trường
kinh doanh vượt trội để huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực nhà nước
cho phát triển đô thị nhanh, bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đô
thị. Tạo mọi điều kiện và khuyến khích các khu vực kinh tế,
nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị.
Bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hòa giữa
cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới.
- Đẩy mạnh phát triển đô thị gắn với tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đô thị. Thực hiện
phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao
trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của tỉnh. Xử lý nghiêm minh đối với các
sai phạm trong thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và
phát triển đô thị.
III. Mục tiêu
1. Mục
tiêu tổng quát
Phát triển đô thị nhanh và bền vững
theo quy hoạch tỉnh. Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng khung đồng
bộ, hiện đại các đô thị phải đi trước một bước, tạo nguồn lực chủ yếu cho phát
triển đô thị. Kinh tế đô thị tăng trưởng bền vững và ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong GRDP của tỉnh. Chất lượng sống
tại đô thị ở mức cao, đáp ứng nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô
thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giữ gìn và phát
huy các yếu tố văn hóa đặc trưng, bản
sắc của địa phương; nâng cao tính kết nối, hài hòa giữa
các đô thị, giữa đô thị và nông thôn.
2. Mục
tiêu cụ thể
a. Tỷ lệ đô thị hóa
- Đến năm 2025 đạt trên 48%;
- Đến năm 2030 tỷ
lệ đô thị hóa đạt khoảng 60%;
b. Hệ thống đô thị
- Giai đoạn đến 2025 toàn tỉnh có 16
đô thị trong đó:
+ 01 đô thị loại II: thành phố Hưng
Yên.
+ 01 đô thị loại III: thị xã Mỹ Hào (cơ
bản đạt tiêu chuẩn thành phố);
+ 02 đô thị loại IV: đô thị Văn Lâm -
khu vực huyện Văn Lâm (khu vực đô thị Trung tâm Huyện đạt tiêu chí đô thị loại
III); Đô thị Văn Giang - khu vực huyện Văn Giang (khu vực đô thị Trung tâm Huyện
đạt tiêu chí đô thị loại III);
+ 02 đô thị cơ bản đạt tiêu chí đô thị
loại IV: Đô thị Khoái Châu (khu vực huyện Khoái Châu); Đô thị Yên Mỹ (khu vực
huyện Yên Mỹ);
+ 10 đô thị loại V, trong đó:
(+) 09 đô thị loại V hiện hữu: thị trấn
Lương Bằng, khu vực xã Toàn Thắng, khu vực xã Nghĩa Dân - huyện Kim Động; thị
trấn Ân Thi, khu vực xã Hồng Quang
- huyện Ân Thi; thị trấn Trần Cao, khu vực xã Đình Cao -
huyện Phù Cừ; thị trấn Vương, khu vực xã Thụy Lôi - huyện Tiên Lữ;
(+) 01 khu vực đô thị mới: Khu vực 02
xã Thọ Vinh, Phú Thịnh - huyện Kim Động.
- Giai đoạn đến 2030 toàn tỉnh có 19
đô thị trong đó:
+ 01 đô thị cơ bản đạt tiêu chí loại
I: thành phố Hưng Yên.
+ 01 đô thị loại II: thị xã Mỹ Hào (dự
kiến thành lập thành phố Mỹ Hào).
+ 02 đô thị loại III: đô thị Văn
Giang (dự kiến thành lập thị xã Văn Giang), đô thị Văn Lâm (dự kiến thành lập
thị xã Văn Lâm).
+ 07 đô thị loại IV: Đô thị Khoái
Châu; Đô thị Yên Mỹ; Khu vực thị trấn Lương Bằng mở rộng (TT Lương Bằng, Hiệp
Cường, Chính Nghĩa); Khu vực thị trấn Ân Thi mở rộng (TT Ân Thi, Quang Vinh,
Tân Phúc); Khu vực thị trấn Trần Cao mở rộng (TT Trần Cao, Quang Hưng); Khu vực
thị trấn Vương mở rộng (TT Vương, Ngô Quyền, Dỵ Chế); Khu vực 02 xã Toàn Thắng,
Nghĩa Dân - huyện Kim Động.
+ 08 đô thị loại V, gồm:
(+) 02 đô thị loại V đã được công nhận
giai đoạn đến 2025: Khu vực 02 xã Thọ Vinh, Phú Thịnh - huyện Kim Động; Khu vực
xã Đình Cao - huyện Phù Cừ.
(+) 06 khu vực đô thị mới: Khu vực xã
Phù Ủng, Khu vực xã Xuân Trúc, Khu vực 02 xã Hồng Quang, Hồng Vân - huyện Ân
Thi; Khu vực 02 xã Thụy Lôi, Hải Triều - huyện Tiên Lữ; Khu vực xã Tống Trân,
Khu vực xã Minh Tân - huyện Phù Cừ.
c. Quy mô đất xây dựng đô thị
- Giai đoạn đến năm 2025: đạt khoảng
19.028 ha;
- Giai đoạn đến năm 2030: đạt khoảng
23.825 ha.
d. Chỉ tiêu về chất lượng đô thị
Bảng - Chỉ tiêu phát triển đô thị
theo từng giai đoạn 5 năm từ 2021 - 2030[1]
STT
|
Nội
dung thực hiện
|
Đơn
vị
|
Hiện
trạng
|
Chỉ
tiêu đến năm 2025
|
Chỉ
tiêu đến năm 2030
|
1
|
Diện tích sàn nhà ở
|
m2/người
|
32,53
|
33
|
34
|
2
|
Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố
|
%
|
99,95
|
100
|
100
|
3
|
Diện tích đất giao thông
|
%
|
17,8
|
20-26
|
26-30
|
4
|
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng
|
%
|
10
|
20
|
30
|
5
|
Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch
|
%
|
78,79
|
100
|
100
|
6
|
Cấp nước sạch
|
|
|
|
|
|
Đô thị loại III
|
l/ng.ngđ
|
146,4
|
150
|
150
|
|
Đô thị loại IV
|
l/ng.ngđ
|
97,9
|
110
|
120
|
|
Đô thị loại V
|
l/ng.ngđ
|
25,0
|
80
|
100
|
7
|
Tỷ lệ nước thải
đô thị được xử lý
|
%
|
9-10
|
25-30
|
35-40
|
8
|
Khối lượng chất thải rắn được thu gom, xử lý
|
%
|
83,3
|
95
|
100
|
9
|
Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính
|
%
|
60
|
90
|
100
|
10
|
Tỷ lệ chiếu sáng ngõ hẻm
|
%
|
50
|
80
|
90
|
11
|
Đất cây xanh đô thị
|
m2/người
|
9,4
|
10
|
12
|
12
|
Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị
|
m2/người
|
4
|
6
|
8
|
IV. Nhiệm vụ
1. Tập trung bố trí vốn, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, lập chương trình
phát triển đô thị
Bố trí nguồn lực,
tổ chức lập, đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch trọng điểm
như: Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung
đô thị Văn Giang, quy hoạch chung thị xã Mỹ Hào, quy hoạch chung đô
thị Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và
điều chỉnh quy hoạch đô thị trung tâm các huyện Tiên Lữ,
Phù Cừ, Ân Thi, Kim Động.
Các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ
Chương trình phát triển đô thị tỉnh, quy hoạch chung đô thị, tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị cho từng đô
thị; xây dựng kế hoạch, bố trí, thu hút nguồn lực để thực hiện
Chương trình phát triển đô thị.
2. Tập trung bố trí, huy động nguồn lực đầu tư các công trình dự án trọng
điểm, có ý nghĩa động lực thúc đẩy phát triển đô thị
- Công trình trọng điểm cấp Quốc gia,
vùng trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với các cơ quan trung ương,
các tỉnh thành liên quan tổ chức triển khai các dự án:
Giai đoạn 2 tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nâng cấp,
mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội
- Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên; Đường Vành đai 3.5, Vành
đai 4 Vùng thủ đô Hà Nội; Các nút giao kết nối với cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng (nút giao với đường vành đai 3.5, vành
đai 4, nút giao Tân Phúc); Các tuyến
đường sắt: Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng song song với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Đường sắt nội vùng RER, vận tải hành khách tốc độ cao (Vùng thủ đô Hà Nội); Chuyển
đoạn đường sắt Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị,
di chuyển ga Lạc Đạo gắn với xây dựng cảng ICD; phát triển tuyến đường sắt từ ga Lạc Đạo đi thành phố Hưng Yên, Hà Nội - thành phố
Hưng Yên.
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật khung cấp
tỉnh
+ Giao thông: Triển khai các dự án đầu
tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh (Đường ĐT.382B,
ĐT.380, ĐT.387, ĐT.378, ĐT.377, tuyến tránh QL.38B, tuyến nối QL.38B (cầu Quán Đỏ) với ĐT.378,...); Nghiên cứu đầu
tư các tuyến đường: ĐT.377 thành
tuyến đường tránh các đô thị: Văn Giang, Khoái Châu, TP.Hưng Yên; đầu tư tuyến
đường ven sông Hồng.
+ Cấp điện: Đầu tư các trạm biến áp
đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải (xây mới 01 trạm biến áp 220/110kV, công suất
500 MVA; 06 trạm biến áp 110 kV với tổng công suất 378 MVA; Cải tạo, mở rộng nâng quy mô
công suất 09 trạm biến áp 110 kV với tổng công suất tăng
thêm 447 MVA).
+ Cấp nước: Tiếp nhận, đầu tư các dự
án bổ sung nguồn cấp nước (nguồn nước từ nhà máy nước Sông Đuống), nâng cấp công suất các trạm cấp nước trên địa bàn.
+ Xử lý nước thải,
thoát nước, chất thải rắn và vệ sinh môi trường: Đầu tư nâng cấp, bổ sung công nghệ
xử lý hiện đại tại Khu xử lý chất thải rắn - TP Hưng Yên; Mở rộng nâng cấp xử
lý nhà máy xử lý rác tại Đại Đồng - Văn Lâm và Dị Sử - Mỹ Hảo; Tiếp nhận nhà đầu
tư, triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại huyện Phù Cừ, huyện Khoái
Châu;
Tập trung đầu tư các công trình đầu mối
xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị loại IV (thị xã Mỹ Hào, huyện Văn Lâm,
Văn Giang), nâng cao tỷ lệ thu gom nước thải, xử lý nước thải tại thành phố
Hưng Yên.
+ Kêu gọi đầu tư 01 công viên nghĩa
trang sinh thái vĩnh hằng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo văn minh, hiện đại, vệ
sinh môi trường, phù hợp với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên đất, đồng thời thay đổi quan niệm
về nghĩa địa truyền thống của người dân; đáp ứng nhu cầu dịch vụ nghĩa trang, dịch
vụ hỏa táng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Các khu, cụm công nghiệp: Tập trung
đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư các Khu công nghiệp, các Cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch: KCN Sạch, KCN số 3, 5, KCN Thăng Long
II mở rộng giai đoạn 3, KCN Yên Mỹ II mở rộng, KCN Minh Quang, Minh Đức, Thổ
Hoàng, Tân Dân, Lý Thường Kiệt.
- Các dự án phát triển đô thị:
Đẩy nhanh tiến độ
triển khai các dự án phát triển đô thị, nhà ở có quy mô lớn: Khu đô thị sinh
thái Dream City (444,95ha); Khu đô thị Đại An (293,96ha); Khu đô thị phía Bắc Quốc lộ 5 - Phân khu A (268ha); và các dự án đã
được tiếp nhận, công nhận nhà đầu tư (khoảng 80ha).
- Các dự án hạ tầng xã hội:
Tổ chức triển khai đầu tư các dự án về
nâng cấp hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa và thương mại - dịch vụ trên địa bàn
tỉnh; Nghiên cứu đề xuất dự án Trung tâm thể dục thể thao
cấp vùng và quốc gia tại khu vực phía Nam, phía Bắc tỉnh Hưng Yên.
3. Tập trung bố trí, huy động nguồn lực khắc phục các chỉ tiêu còn thiếu,
còn yếu, nâng cao chất lượng đô thị
Tập trung đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng xã hội (gồm nhà văn hóa, công trình cây xanh
thể dục thể thao cấp khu ở, công trình chợ cấp khu ở, tôn
tạo, bảo vệ các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
gắn với phát triển kinh tế - xã hội - du lịch, mạng lưới y tế tại các xã, y tế
cộng đồng, nhà tang lễ trong khu vực đô thị) và các công trình hạ tầng kỹ thuật
(gồm các tuyến đường chính đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước
thải, cấp nước).
4. Nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư các công trình dự án trọng điểm
- Giai đoạn 2021 - 2025: 68.217.289
triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước: 18.0002.542 triệu đồng chiếm
26,39%; Vốn khác: 50.214.747 triệu đồng chiếm 73,61%.
- Giai đoạn 2026 - 2030: 69.954.683
triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước: 17.509.657 triệu chiếm 25,03%; Vốn
khác: 52.445.026 triệu đồng chiếm 74,97%.
Bảng:
Dự tính kinh phí đầu tư xây dựng các công trình dự
án trọng điểm
Đơn vị: Triệu
đồng
STT
|
Danh
mục
|
Tổng
nhu cầu vốn đầu tư
|
Giai
đoạn đầu tư
|
2021
- 2025
|
2026
- 2030
|
|
Tổng cộng
|
138.171.972
|
68.217.289
|
69.954.683
|
I
|
Công trình trọng điểm cấp Quốc gia,
vùng trên địa bàn tỉnh
|
56.968.451
|
28.974.451
|
27.994.000
|
II
|
Các dự án hạ tầng kỹ thuật khung cấp
tỉnh
|
81.203.521
|
39.242.838
|
41.960.683
|
1
|
Lập quy hoạch, chương trình
|
137.138
|
137.138
|
|
2
|
Hạ tầng kỹ thuật khung
|
78.605.794
|
37.030.794
|
41.574.400
|
3
|
Hạ tầng xã hội khung
|
2.460.589
|
2.074.306
|
386.283
|
Ghi chú:(*) Tính
theo suất vốn đầu tư năm 2021 không tính đến yếu tố trượt giá
V. Giải pháp thực
hiện
Thực hiện cá nhóm giải pháp:
1. Giải
pháp về quy hoạch
Tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ
lập quy hoạch đô thị đảm bảo chất lượng hiệu quả, có tầm nhìn, đảm bảo tính tầng
bậc, liên tục thống nhất.
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước,
nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, thực hiện quy hoạch.
2. Nhóm
giải pháp về cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình đô thị hóa và phát
triển đô thị, bao gồm:
- Rà soát ban hành, hướng dẫn thực hiện
quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến
trúc, xây dựng bảo đảm kịp thời, đồng bộ và thống nhất; ban hành cơ chế, chính
sách hỗ trợ, ưu đãi phù hợp với quy định pháp luật, dành quỹ đất hợp lý, khuyến
khích thu hút nguồn lực xã hội đầu tư nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập
thấp, thu nhập trung bình, người lao động trong khu đô thị, cải tạo, chỉnh
trang đô thị.
- Phát triển kinh tế khu vực đô thị,
khuyến khích, đẩy mạnh triển khai mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại
các đô thị, trung tâm công nghiệp. Khuyến khích các đô thị xây dựng thương hiệu gắn với thúc đẩy phát triển
kinh tế của đô thị, phát triển các thị tứ, thị trấn nông - công nghiệp trên cơ
sở các khu dân cư nông thôn hiện có trở thành các trung tâm dịch vụ, sản xuất,
chế biến, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu, chuyển giao công nghệ.
Kiểm soát và sử dụng hiệu quả giá trị
gia tăng từ đất khi hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao
thông được đầu tư mở rộng và khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường nhằm tạo nguồn
thu cho đô thị, tăng cường hình thức đấu giá quyền sử dụng
đất đối với các dự án kinh doanh; xây dựng cơ chế tạo nguồn thu, phân cấp ngân
sách để lại cho các đô thị có kế hoạch nâng loại đô thị, nhất
là cho các đô thị trung tâm, đô thị động lực.
3. Nhóm
giải pháp về huy động, ưu tiên phân bổ nguồn lực cho phát triển đô thị
- Xây dựng, phát triển hệ thống đô thị
bền vững và đồng bộ; tập trung nguồn lực và thực hiện đồng
bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm, đô thị động lực của
vùng: thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào đô thị Văn Giang
... trở thành các
đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; ưu tiên phát triển các
đô thị nhỏ (loại V) ở vùng nông nghiệp nông thôn để hỗ trợ phát triển nông thôn
thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị đồng
bộ, hiện đại: Nâng cấp, cải tạo xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội tại đô thị, ngầm hóa toàn bộ các đường dây,
cáp dịch vụ công cộng tại đô thị, triển khai đồng bộ quyết
liệt việc phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn và thu gom, xử lý. Xây
dựng, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng bộ tại
các đô thị thông minh, sinh thái; thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận
hành, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển đô thị:
Ưu tiên đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng; các hạ tầng
khung trong các đô thị có sức lan tỏa tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, kích
thích phát triển đô thị từng vùng; các công trình đầu mối trong các lĩnh vực y
tế, giáo dục, môi trường đô thị; phát triển các khu vực mở rộng, tái thiết đô
thị, các khu đô thị, khu chức năng. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch,
lập và ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị để tạo điều kiện thu hút đầu
tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển đô thị.
4. Giải
pháp về ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý đầu tư xây dựng, trong quản
lý đô thị
Phát triển hạ tầng số, xây dựng cơ sở
dữ liệu mạng lưới hạ tầng khung toàn tỉnh để phục vụ công
tác quản lý nhà nước đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, các dịch vụ công
trực tuyến, phát triển dịch vụ đô thị thông minh; ứng dụng, sử dụng vật liệu
thân thiện môi trường (vật liệu xanh) trong xây dựng.
5. Giải
pháp về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đô thị.
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng quản
lý nhà nước về đô thị từ tỉnh đến huyện, xây dựng chính quyền đô thị theo quy định;
từng bước thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở thành phố
Hưng Yên.
- Nâng cao năng lực, tăng cường hiệu
quả và tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị các cấp; bố
trí tăng biên chế, xây dựng vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành gắn với nâng
cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý đô thị từ cấp tỉnh
đến cấp xã. Phân cấp và trao quyền mạnh mẽ cho các địa phương trong quản lý đô
thị
- Xây dựng văn hóa và lối sống đô thị
văn minh, phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, các dịch vụ xã hội
cơ bản tại đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế và chăm
sóc sức khỏe. Tăng cường quản lý
dân cư đô thị, xây dựng mô hình bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trong quản lý đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý, thanh
tra, giám sát về đô thị, đất đai và trật tự xây dựng đô thị; kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về quản lý đô thị, đất đai và xây dựng. Tăng
cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra về đô thị, xây dựng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây
dựng
- Chủ trì, tổ chức công bố Chương
trình phát triển đô thị; Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện xây dựng kế
hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn, cho từng đô
thị cụ thể;
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các địa
phương lập Quy hoạch đô thị, Quy hoạch khu vực phát triển đô thị; lập Chương
trình phát triển đô thị cho từng đô thị; lập các Đề án phân loại, nâng cấp đô
thị theo quy định pháp luật hiện hành;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình, kế
hoạch phát triển đô thị; tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Bộ Xây
dựng và UBND tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Đầu mối tham mưu UBND tỉnh kiến nghị
với các Bộ, Ngành Trung ương, các cơ quan liên quan huy động và tổng hợp nguồn
lực thực hiện mục tiêu Chương trình. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các
Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn
ngân sách và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận
động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư
xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh nhằm đạt mục tiêu
Chương trình đã đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh quyết định ban hành cơ chế, chính
sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư phát triển đô thị. Rà soát, cân đối khả năng phân bổ, bố trí các nguồn vốn
thực hiện kế hoạch hàng năm cho từng giai đoạn phát triển các đô thị.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng
hợp kế hoạch kinh phí đầu tư phát triển hàng năm và các nguồn vốn lồng ghép từ
các Chương trình, dự án đầu tư tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Sở Tài
chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và đầu tư, Sở Xây dựng bố trí nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ
Chương trình phát triển đô thị của các Sở, ngành, địa phương: vốn cho công tác
quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý môi trường...
- Tham mưu UBND tỉnh cơ chế ưu đãi,
khuyến khích thu hút khu vực tư nhân đầu tư, quản lý vận hành các dự án có mục
đích phục vụ cộng đồng, dịch vụ công ích đô thị...
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Tham mưu UBND tỉnh cân đối lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng phù hợp yêu cầu phát triển đô thị
theo Chương trình phát triển đô thị.
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các địa
phương xây dựng phương án tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị,
nhà ở trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố; chỉ đạo, xử lý và tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh
tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển và nâng cấp đô thị.
5. Sở
Giao thông Vận tải
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
rà soát các dự án hạ tầng kỹ thuật giao thông theo quy hoạch, kế hoạch ngành và
chương trình phát triển đô thị, lập kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai đồng
bộ.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh kiến nghị
với Trung ương có kế hoạch và cơ chế thu hút đầu tư triển khai các dự án hạ tầng
kỹ thuật cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Nội
vụ
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, các
Sở, Ban ngành, UBND cấp huyện tổ chức lập đề án thành lập đơn vị hành chính
trên cơ sở đô thị được xây dựng, công nhận; hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy
quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn để thực hiện có
hiệu quả các nội dung Chương trình phát triển đô thị đã đề ra.
7. Các Sở,
ban, ngành liên quan
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao, các Sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm lồng ghép nội dung Chương
trình phát triển đô thị vào các Chương trình, Đề án, Quy hoạch của ngành; hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực của từng
Sở, ban, ngành quản lý; tham gia huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng
đô thị.
8. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình phát triển đô thị tỉnh theo kế hoạch, danh mục lộ trình nâng loại đô thị.
- Thực hiện việc rà soát đánh giá các
quy hoạch, xác định các khu vực phát triển đô thị. Tổ chức lập quy hoạch chung
đô thị, quy hoạch khu vực phát triển đô thị; lập chương trình phát triển đô thị
cho từng đô thị; chủ động, bố trí, huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển đô thị
phù hợp với lộ trình phát triển đô thị toàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức
đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị hàng năm. Tổ
chức lập Đề án công nhận, nâng loại đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường công tác quản lý trật tự
đô thị hiện hữu, các khu vực dự kiến phát triển đô thị trên địa bàn quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng,
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
(Kèm theo Hồ sơ Chương trình phát
triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm
nhìn đến năm 2030).
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT1Đ; KT1T.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Đặng Ngọc Quỳnh
|
[1] Căn cứ tại Nghị quyết
1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị; Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh
lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025;
Nghị quyết 08-NQ/TU về Chương trình Bảo vệ môi trường và
thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển nhà ở
toàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 và định hướng đến năm
2030;