Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2018 về thí điểm thành lập Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 1880/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/08/2018
Ngày có hiệu lực 24/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1880/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC KẾT NỐI KHU BẢO TỒN SAO LA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát trin rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Hiệp định vay vốn số 2721-VIE (SF) ký ngày 05 tháng 5 năm 2011 giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát trin châu Á (ADB) đthực hiện Dán Hành lang đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2;

Căn cứ Công văn số 5197/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí đim quy hoạch và tchức quản lý hành lang đa dạng sinh học;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên vả Môi trường tại Ttrình số 255/TTr-STNMT ngày 10/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thí điểm thành lập Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Tên gọi tiếng Việt: Hành lang đa dạng sinh học kết ni khu bảo tn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

2. Tên gọi tiếng Anh: Sao La - Phong Dien Biodiversity Corridor.

Điều 2. Vị trí, tọa độ địa lý và quy mô diện tích Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền:

1. Vtrí địa lý: Phía Tây giáp xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế; phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, xã Bắc Sơn, thị trấn A Lưới, xã A Ngo, xã Phú Vinh, xã Hồng Thượng, xã Sơn Đông, xã A Dớt của huyện A Lưới; phía Đông giáp các xã Hương Sơn, Hương Hữu, Thượng Nhật của huyện Nam Đông;

2. Tọa độ địa lý từ: 107°04’57” đến 107°40’14” kinh độ Đông; 16°00’40” đến 16°23’56” vĩ độ Bắc;

3. Quy mô diện tích và phân khu chức năng:

Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bo tồn thiên nhiên Phong Điền lấy theo ranh giới hành chính 10 xã ca Dự án BCC, gồm: 08 xã của huyện A Lưới (A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hương Lâm, Hương Nguyên, Hương Phong) và 02 xã ca huyện Nam Đông (Thượng Long, Thượng Quảng);

Tổng diện tích: 77.640,81 ha (không tính diện tích rừng đặc dụng nm trong phạm vi hành chính 10 xã của Dự án BCC). Trong đó:

- Vùng bo vệ: Diện tích 59.405,5 ha, bao gồm: diện tích đất rừng phòng hộ là 29.684,92 ha, diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất là 29.720,58 ha.

- Vùng phát trin: Diện tích 18.235,31 ha. Bao gồm diện tích các loại đất còn lại của hành lang đa dạng sinh học, cụ th: đất rừng trồng sản xuất, đt sn xut nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sn, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp và đt chưa sử dụng.

Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ:

- Kết ni sinh cnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái trong hành lang đa dạng sinh học; góp phn duy trì độ che phủ rừng (83%) tại khu vực hành lang đa dạng sinh học;

- Bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên tiêu biu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi khu trú của các loài sinh vật bn địa của hệ sinh thái; đảm bo, góp phn duy trì, bo vệ sinh cảnh cho một số loài mục tiêu trong khu vực hành lang đa dạng sinh học, gồm: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis); Vọoc Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn Đen má trng (Nomascus leucogenys). Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ vn Trường Sơn (Nesolagits timminsi), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Trĩ Sao (Rheinardia ocellata).

- Phát huy trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chrừng trong bo tồn đa dạng sinh học, bo vệ và phát triển rừng;

[...]