ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1878/2012/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 27 tháng 07 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
HỖ TRỢ CHI PHÍ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT HỆ VẬN ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm
2002;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật người khuyết tật số
51/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23
tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Bộ Luật lao động ngày 02/4/2002;
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngàỵ 23/11/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật;
Căn cứ Nghị định số 116/2004/NĐ-CP
ngày 23/4/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ
trình số: 1056/TTr-SLĐTBXH ngày 16/7/2012; thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản
số 67/BC-STP ngày 16 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định hỗ trợ chi phí phẫu thuật, chỉnh hình và phục hồi chức năng
lao động cho người khuyết tật hệ vận động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định tại Điều 1 Quyết
định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm
tra và tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài
chính, Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (thực hiện);
- Bộ Lao động TBXH;
- Bộ Tài chính (báo
cáo);
- Bộ Tư pháp (báo
cáo);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND Tỉnh (báo
cáo);
- CT, các PCT UBND Tỉnh (báo cáo);
- Các Ban Tỉnh ủy:
Tuyên giáo, Dân vận;
- VP Tỉnh ủy; VP HĐND tỉnh;
- UB MTTQ và các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Sở Tư Pháp;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ninh;
- TT Thông tin - VP UBND Tỉnh;
- V1,2,3; TM3; TH1; KSTT1; VX2,3;
- Lưu: VT,VX2.
55bản -QĐ23
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Thị Thu Thủy
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ CHI PHÍ PHẪU THUẬT, CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT HỆ VẬN ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1878/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối tượng
và điều kiện hỗ trợ
1. Đối tượng: Là người khuyết tật hệ vận động, có khả năng phẫu thuật, chỉnh hình,
phục hồi chức năng lao động.
2. Điều kiện:
a. Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh;
b. Được Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội giới thiệu đến các cơ sở có chức năng phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức
năng (sau đây gọi chung là cơ sở phẫu thuật chỉnh hình) của Nhà nước để phẫu
thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động.
Điều 2. Nguyên
tắc hỗ trợ
1. Chỉ hỗ trợ chi phí phẫu thuật, chỉnh
hình, phục hồi chức năng lao động đối với những đối tượng đã được cơ sở phẫu
thuật chỉnh hình khám sàng lọc và chỉ định cho phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi
chức năng lao động (không hỗ trợ phẫu thuật phục vụ mục đích thẩm mỹ).
2. Đối với những trường hợp có Bảo hiểm
y tế thì được hỗ trợ các khoản chi phí sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo
hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định (nếu có);
3. Nếu một đối tượng thuộc diện hỗ trợ
của nhiều chính sách khác nhau của Tỉnh thì chỉ được hưởng một chính sách có mức
hỗ trợ cao nhất.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Hỗ trợ
chi phí khảo sát, lập danh sách và khám sàng lọc đối tượng
1. Mức hỗ trợ theo thực tế, tối đa
không quá 500.000 đồng/người/đợt khám sàng lọc, bao gồm:
a- Hỗ trợ kinh phí khảo sát, lập danh
sách khám sàng lọc, văn phòng phẩm, chụp ảnh lập hồ sơ đối tượng để phục vụ nhu
cầu phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động, tối đa không quá 100.000 đồng/đối tượng.
b- Hỗ trợ chi phí khám bệnh, các dịch
vụ kỹ thuật, xét nghiệm theo chỉ định của bác sỹ và giá viện phí hiện hành; hỗ
trợ chi phí hội chẩn để chỉ định phẫu thuật và phương pháp điều trị.
2. Đơn vị thực hiện.
a- Hằng năm Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện thực hiện khảo sát, lập danh sách đối tượng khuyết tật
hệ vận động trên địa bàn.
b- Hằng năm trên
cơ sở danh sách đối tượng khuyết tật hệ vận động của các huyện, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội hợp đồng với các cơ sở phẫu thuật chỉnh
hình tổ chức khám sàng lọc tại các huyện, thị xã, thành phố; chụp ảnh tình trạng
khuyết tật của đối tượng, lập hồ sơ theo dõi quản lý.
Điều 4. Hỗ trợ phẫu
thuật, điều trị và phục hồi chức năng lao động
Hỗ trợ theo chi
phí thực tế của cơ sở phẫu thuật chỉnh hình sau khi đã trừ phần thanh toán của
Bảo hiểm y tế (nếu có), gồm các nội dung hỗ trợ sau:
1 - Hỗ trợ tiền thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, các dịch vụ kỹ thuật và xét
nghiệm, phẫu thuật, chi phí vật tư tiêu hao y tế, các chi phí khác theo chỉ định
của bác sỹ và giá viện phí hiện hành.
2- Hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình tùy theo mức độ khuyết tật của đối tượng
và theo mức thu tại cơ sở phẫu thuật chỉnh hình.
3- Đối với người khuyết tật được bác
sỹ chỉ định tập phục hồi chức năng, điều trị vật lý trị liệu tại các cơ sở phẫu
thuật chỉnh hình được thanh toán chi phí khám, điều trị theo giá viện phí hiện
hành do Nhà nước quy định.
Điều 5. Hỗ trợ
chi phí tiền ăn, đi lại và sau phẫu thuật
1. Hỗ trợ tiền ăn cho người khuyết tật
và 01 người nhà chăm sóc người khuyết tật (nếu có) trong thời gian phẫu thuật,
điều trị tại cơ sở phẫu thuật chỉnh hình, mức hỗ trợ
50.000 đồng/ngày/người (tối đa không quá 15 ngày).
2. Kết thúc đợt phẫu thuật, điều trị
tại cơ sở phẫu thuật chỉnh hình, nếu Bác sỹ của cơ sở phẫu
thuật chỉnh hình có chỉ định luyện tập phục hồi chức năng
tại gia đình, người trợ giúp cho đối tượng tập phục hồi chức
năng được hỗ trợ chi phí thù lao, mức hỗ trợ 50.000 đồng/ngày
(tối đa không quá 15 ngày).
3. Hỗ trợ chi phí đi lại (01 lượt đi
và 01 lượt về) cho người khuyết tật và 01 nguời nhà từ nơi ở đến cơ sở phẫu thuật
chỉnh hình.
a- Trường hợp tự túc phương tiện được
hỗ trợ theo quãng đường thực tế và giá phương tiện vận tải thông thường.
b- Trường hợp
đơn vị tổ chức thành đoàn thì thuê xe ô tô (theo giá hợp đồng
thực tế) đưa, đón đối tượng từ nơi tập trung đến cơ sở phẫu thuật chỉnh hình và
ngược lại; đồng thời hỗ trợ chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi tập trung theo quy
định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 6. Hồ sơ,
trình tự thủ tục và phương thức thanh toán hỗ trợ
1. Hỗ trợ khảo
sát, khám sàng lọc.
a- Hồ sơ thanh toán
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thành phần hồ sơ:
+) Văn bản và Danh sách đối tượng đề
nghị khám sàng lọc của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
+) Chứng từ chi văn phòng phẩm, chụp ảnh
cho đối tượng;
+) Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu,
thanh lý hợp đồng giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
với cơ quan khám sàng lọc và Hóa đơn tài chính của cơ quan
khám sàng lọc.
b- Trình tự thủ tục
- Hằng năm Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội rà soát, thẩm định sơ bộ đối tượng quản lý,
lập danh sách đề nghị được khám sàng lọc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Căn cứ văn bản, danh sách đề nghị
khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật hệ vận động, Sở Lao động Thương binh và
Xã hội:
+) Thẩm định, tổng hợp đối tượng và lựa
chọn đơn vị có chức năng, kinh nghiệm để tổ chức ký kết Hợp đồng khám sàng lọc
cho các đối tượng.
+) Thanh toán tiền khảo sát, lập danh
sách đối tượng cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Căn cứ kết quả khám sàng lọc theo Hợp
đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán chi phí khám sàng lọc cho
cơ quan khám sàng lọc theo Hợp đồng đã ký kết, đồng thời thông báo kết quả cho
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để thông báo đến từng đối tượng.
c- Phương thức thanh toán: Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các đơn
vị liên quan.
2. Hỗ trợ phẫu
thuật điều trị, phục hồi chức năng lao động
2.1.
Trường hợp tổ chức thành đoàn
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố
trí tổ chức đưa các đối tượng được phẫu thuật, chỉnh hình,
phục hồi chức năng lao động đến cơ sở phẫu thuật chỉnh hình.
a - Hồ sơ thanh toán
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
- Thành phần hồ
sơ:
+) Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo danh sách của đối tượng được giới thiệu đi phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức
năng lao động.
+) Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu,
thanh lý hợp đồng giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
với cơ sở phẫu thuật chỉnh hình, Bảng
dự toán (hoặc cơ sở) tính chi phí phẫu thuật, chỉnh hình,
phục hồi chức năng lao động.
+) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực
giấy ra viện của từng đối tượng; ý kiến chỉ định của bác sỹ về việc luyện tập
phục hồi chức năng tại gia đình cho đối tượng (nếu có).
+) Bản gốc biên lai thu viện phí của
cơ sở phẫu thuật chỉnh hình.
+) Chứng từ đưa đối tượng từ địa
phương về nơi tập trung (vé tàu, xe hoặc chứng từ thuê xe
trong trường hợp đưa nhiều đối tượng) của Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội.
a2 - Trình tự thủ tục.
- Căn cứ kết quả khám sàng lọc, Sở
Lao động Thương binh và Xã hội lập Kế hoạch tổ chức phẫu
thuật, chỉnh hình phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật gửi Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội các địa phương.
- Căn cứ Kế hoạch phẫu thuật chỉnh
hình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm thông báo cho đối tượng.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm lập danh sách đối tượng đăng ký phẫu thuật, chỉnh hình, phục
hồi chức năng lao động gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức đưa đối
tượng đến nơi tập trung theo thông báo triệu tập của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tiếp nhận bàn giao đối tượng, hồ sơ, giấy tờ có liên quan của đối tượng (nếu
có); tổ chức đưa đối tượng đến cơ sở phẫu thuật chỉnh hình; Sau quá trình phẫu
thuật điều trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ bố trí cho đối tượng về
gia đình và thanh toán kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 của Quy định
này cho đối tượng; hoàn thiện các thủ tục thanh toán cho cơ sở phẫu thuật chỉnh
hình theo quy định.
c- Phương thức thanh toán: Sở Lao động
Thương binh và Xã hội thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các đơn vị,
cá nhân liên quan.
2.2. Trường hợp không tổ chức được thành đoàn
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
giấy giới thiệu đến cơ sở phẫu thuật chỉnh hình cho đối tượng được phẫu thuật,
chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động; thanh toán trực tiếp chi phí phẫu thuật
của đối tượng cho cơ sở phẫu thuật chỉnh hình. Phòng Lao động Thương binh và xã
hội cấp huyện trực tiếp thanh toán các chi phí theo quy định tại Điều 5 của Quy
định này cho đối tượng.
a - Hồ sơ thanh toán:
- Số lượng hồ sơ:
01 bộ;
- Thành phần hồ sơ:
+) Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo danh sách của đối tượng được giới thiệu đi phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức
năng lao động.
+) Vé tàu, xe đi từ địa phương đến cơ
sở phẫu thuật chỉnh hình hoặc giấy đề nghị thanh toán kèm
bảng kê quãng đường, chi phí thực tế đi lại bằng phương tiện thông thường (trường
hợp không có vé tàu, xe).
+) Bản gốc hoặc bản sao giấy ra viện
của từng đối tượng; giấy chỉ định của bác sỹ về việc luyện tập phục hồi chức
năng tại gia đình cho đối tượng (nếu có).
+) Bản gốc biên lai thu viện phí của
cơ sở phẫu thuật chỉnh hình đối với từng đối tượng.
b - Trình tự thủ tục:
- Sau khi có thông báo triệu tập (kèm
theo giấy giới thiệu) của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo và chuyển
giấy giới thiệu cho đối tượng.
- Đối tượng chủ động đến cơ sở phẫu
thuật chỉnh hình theo giấy giới thiệu, mang theo thẻ Bảo hiểm y tế (nếu có) và
các giấy tờ tùy thân khác.
- Sau khi phẫu thuật xong, đối tượng
gửi 01 bộ hồ sơ quy đinh tại Điểm a Khoản 2.2 Điều 6 Quy định này (trừ biên lai
thu viện phí của cơ sở phẫu thuật) đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội địa
phương.
c. Phương thức thanh toán hỗ trợ:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Phòng Lao động Thương binh và xã hội có trách nhiệm thanh toán bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản cho các đơn vị, cá nhân liên quan.
Điều 7. Nguồn
kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí hỗ trợ để phẫu thuật
chỉnh hình cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thực hiện như
sau:
1. Hỗ trợ từ nguồn Quỹ việc làm dành
cho người tàn tật của tỉnh.
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ.
3. Nguồn vận động xã hội hóa và các
nguồn thu hợp pháp khác.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm
của các Sở, ngành.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hằng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện phẫu thuật
chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh;
xây dựng kế hoạch thu - chi Quỹ việc làm dành cho người tàn tật báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện;
- Căn cứ Kế hoạch tổ chức phẫu thuật
(tập trung hoặc riêng lẻ), tính toán và cấp tạm ứng kinh phí cho Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội để thực hiện chi các nhiệm vụ chi trực tiếp tại Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Quy định này.
- Phối hợp với Sở
Y tế, các cơ sở có chức năng phẫu thuật chỉnh hình triển khai thực hiện phẫu
thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động cho đối tượng.
- Quyết định chi hỗ trợ cho các đối
tượng được phẫu thuật chỉnh hình theo quy định hiện hành.
- Thực hiện báo cáo, đánh giá các nội
dung liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế
hoạch thu - chi Quỹ việc làm dành cho người tàn tật của tỉnh hằng năm theo
trình tự, thủ tục quy định.
- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt dự toán kinh phí phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động
và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn kinh phí để thực hiện phẫu
thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật trên địa
bàn theo kế hoạch được duyệt. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kinh phí hỗ trợ theo quy định.
3. Sở Y tế:
Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoặc lựa chọn các cơ sở y tế có kinh nghiệm, có đủ điều kiện thực hiện khám sàng lọc, phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động cho các
đối tượng.
Điều 9. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo Phòng
Lao động Thương binh và Xã hội, các Phòng, Ban chuyên môn,
các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện
rà soát, thống kê danh sách đối tượng người khuyết tật hệ vận động có nhu cầu
phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng lao động gửi Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để đăng ký khám sàng lọc đồng thời thông
báo và đưa đối tượng (trường hợp đi phẫu thuật tập trung) có đủ điều kiện đến
nơi tập trung đi phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng lao động theo quy định.
Chỉ đạo Phòng lao động Thương binh và
Xã hội tổ chức quản lý và thanh quyết toán kịp thời các nhiệm vụ chi cho đối tượng
tại địa phương theo quy định này từ nguồn kinh phí Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội cấp tạm ứng đảm bảo đúng chế độ, định mức.
Trong quá trình thực hiện Quy định
này, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh mới, yêu cầu các Sở,
ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.