BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1849/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 07 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 20-NQ/TW CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng
03 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện
Chiến lược và Chính sách tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
hành động của Ngành tài chính thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện
Chiến lược và Chính sách tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục
Kế hoạch tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ KH&CN;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CLTC.
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
NHẰM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 20-NQ/TW CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1849/QĐ-BTC ngày
30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
I. MỤC TIÊU
1. Tổ chức quán triệt và thực hiện đầy
đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra về lĩnh vực tài chính trong Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ
(KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 20-NQ/TW).
2. Xác định các nhiệm vụ, hoạt động cụ
thể, thiết thực theo tinh thần Nghị quyết
số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, phù
hợp với Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 26
tháng 3 năm 2013 nhằm đổi mới, phát triển mạnh mẽ, tăng cường tiềm lực
KH&CN gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng ngành Tài chính; phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế (Nghị quyết số 46/NQ-CP).
3. Chương trình hành động của ngành
Tài chính là cơ sở để các đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch, chương trình
hành động cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời là căn cứ
cho việc triển khai, đánh giá và tổng kết thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể,...
trong ngành về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế.
2. Chủ động xây dựng, hoàn thiện,
bổ sung và phối hợp với các Bộ, ngành nhằm đồng bộ hóa thể chế tài chính đối với
KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN phục vụ
sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW, góp phần triển khai hiệu
quả Chương trình hành động của Chính phủ
tại Nghị quyết số 46/NQ-CP:
2.1. Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước
và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi
hành để cụ thể hóa nhiệm vụ “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư
và cơ chế tài chính”, bao gồm việc phân bổ và điều tiết ngân sách nhà nước phù
hợp với đặc thù của lĩnh vực KH&CN, nhu cầu phát triển của quốc gia, ngành,
địa phương và căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của Bộ, ngành, địa phương.
2.2. Triển khai thực hiện tốt các quy
định sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
thi hành nhằm; (1) huy động mạnh mẽ nguồn vốn
xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN; (2) thực hiện
nghiêm túc quy định trích một phần thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính
thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp và các quy định về
quản lý, sử dụng Quỹ.
2.3. Tạo lập cơ chế tài chính của quỹ phát triển KH&CN; đẩy mạnh thực hiện
cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN và khoán
kinh phí theo kết quả đầu ra; hoàn thiện
chính sách, giải pháp tài chính phát triển thị trường KH&CN; cơ chế tài
chính khuyến khích tư nhân thành lập hoặc liên kết với Nhà nước thành lập các
quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, hợp tác nhà
nước - tư nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN; cơ chế, chính sách tài chính cho
đãi ngộ, khen thưởng, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực KH&CN...
3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế để
đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN hệ trong
lĩnh vực tài chính
Căn cứ vào Luật KH&CN, Chiến lược
phát triển KH&CN đến năm 2020 và Chiến lược Tài chính đến năm 2020... hoàn
thiện và đồng bộ hóa thể chế, cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KH&CN
trong lĩnh vực tài chính theo các nội dung sau:
3.1. Hoàn thiện khung khổ thể chế cho
kiện toàn tổ chức quản lý KH&CN ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường
sự phối hợp giữa các đầu mối quản lý khoa học trong toàn ngành (sửa đổi quy chế
về quản lý khoa học và công nghệ ngành,
kiện toàn Hội đồng KH&CN ngành; đổi mới mô hình tổ chức và phương thức phối
hợp giữa cơ quan quản lý khoa học ngành với các Cục, Tổng cục và Cơ quan tài
chính địa phương; đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động cho các tổ chức KH&CN
nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu cơ bản
phù hợp với đặc thù của ngành...)
3.2. Kiện toàn, phát triển hệ thống tổ
chức KH&CN của ngành, bao gồm cả các tổ chức KH&CN trong các cơ sở đào tạo, bảo đảm hoạt động có
hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng, nhiệm vụ phát triển KH&CN
của ngành. Xây dựng trung tâm nghiên cứu
hiện đại làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN
trong lĩnh vực tài chính (Viện Chiến lược
và Chính sách tài chính).
3.3. Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực
tài chính nhà nước cho hoạt động KH&CN theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu
quả sử dụng kinh phí KH&CN của Bộ, ngành.
3.4. Thực hiện triệt để cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN
công lập về nhân lực, kinh phí hoạt động
dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động.
3.5. Tạo lập cơ chế phù hợp trong thực
hiện đặt hàng nhiệm vụ KH&CN và khoán
kinh phí theo kết quả đầu ra gắn liền với
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
3.6. Thực hành dân chủ, tôn trọng và
phát huy tính sáng tạo, khả năng tư vấn, phản biện của các nhà khoa học; Tạo
môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng
tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình; Chủ
động phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường cao đẳng, đại học
trong lĩnh vực tài chính và sử dụng hiệu
quả đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh...
3.7. Hoàn thiện hệ thống chức danh,
chức vụ KH&CN; Tạo lập hệ thống giải thưởng KH&CN, danh hiệu vinh dự trong ngành cho cán bộ KH&CN; Thiết lập
chính sách đãi ngộ, khen thưởng phù hợp đối với tác giả các công trình khoa học
xuất sắc công bố hàng năm.
3.8. Đổi mới cách thức xác định nhiệm
vụ nghiên cứu, cơ chế tuyển chọn và giao, đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu
KH&CN trong lĩnh vực tài chính theo hướng: bám sát thực tiễn và yêu cầu của
Chiến lược Tài chính, Chiến lược phát triển KH&CN, đảm bảo có trọng tâm, trọng
điểm, mọi nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN
phải có sản phẩm và địa chỉ ứng dụng; gắn kết chặt chẽ quy trình nghiên cứu với triển khai ứng dụng kết quả
nghiên cứu KH&CN; Kết hợp hài hòa giữa giải quyết nhiệm vụ ưu tiên trước mắt
hàng năm với tầm nhìn nghiên cứu có tính chiến lược trong trung và dài hạn.
3.9. Hoàn thiện cơ chế xét chọn, nghiệm
thu nhiệm vụ KH&CN theo hướng công khai, minh bạch; đề cao vai trò, trách
nhiệm của Hội đồng tư vấn KH&CN ngành, Hội đồng Khoa học chuyên ngành; triển
khai cơ chế đánh giá độc lập, phản biện xã hội trong hoạt động KH&CN của
ngành.
4. Triển khai các định hướng, nhiệm
vụ KH&CN chủ yếu trong lĩnh vực tài chính đến năm 2020
4.1. Hoàn thiện, phát triển và đồng bộ
hóa thể chế tài chính, thể chế phân phối của kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
4.2. Tái cấu trúc nền tài chính quốc
gia (tài chính - NSNN, đầu tư công, nợ công...) gắn với yêu cầu cơ cấu lại nền
kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
4.3. Phát triển đồng bộ, cân đối và bền
vững hệ thống thị trường tài chính Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả điều tiết,
phân bổ nguồn lực phát triển.
4.4. Tạo lập thể chế tài chính cho việc
quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước, tài sản quốc gia trong quá trình
CNH, HĐH đất nước; Hoàn thiện cơ chế chủ tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
4.5. Hoàn thiện, tạo lập cơ chế phân
cấp tài chính gắn với yêu cầu mới của Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Đầu
tư công, Luật Đầu tư và Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp...
4.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý giá đối
với các mặt hàng độc quyền, giá do nhà nước kiểm soát, đặc biệt là cơ chế hình
thành giá đối với dịch vụ công.
4.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư công và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình CNH, HĐH đất
nước.
4.8. Phát triển và hội nhập tài chính
trong bối cảnh Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính trong khuôn khổ WTO.
4.9. Cơ hội, thách thức về mặt kinh tế-tài
chính khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
và đối sách của Việt Nam.
4.10. Hoàn thiện thể chế giám sát tài
chính, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong hội nhập và phát triển đất nước.
5. Chính sách phát triển, sử dụng
nguồn nhân lực; phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN trong lĩnh vực tài chính
5.1. Chủ động tạo lập cơ chế, chính
sách cụ thể sử dụng, trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN ngành Tài chính phù hợp với chính sách phát triển nguồn
nhân lực quốc gia, trong đó có chính sách
trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ
KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN được giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng của
quốc gia, cán bộ KH&CN trẻ tài năng; đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí,
đánh giá và bổ nhiệm cán bộ KH&CN; tiếp tục sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ của
cán bộ KH&CN trình độ cao đã hết tuổi lao động.
5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ
công chức, viên chức KH&CN ngành Tài chính.
5.3. Đảm bảo nguồn lực, đầu tư đồng bộ
(nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở dữ liệu KH&CN kinh tế-tài
chính) cho các tổ chức nghiên cứu KH&CN căn cứ chức năng, nhiệm vụ; ưu tiên
đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu KH&CN đầu ngành nhằm phát huy và tăng cường
năng lực và tiềm năng KH&CN; Thiết lập các trung tâm nghiên cứu KH&CN mới
thuộc các cơ sở đào tạo trong ngành Tài chính.
5.4. Hình thành cơ chế liên kết, tăng cường sự phối hợp nghiên cứu
KH&CN giữa Viện CL&CSTC với các tổ chức
nghiên cứu KH&CN của các cơ sở đào tạo
trong ngành; giữa các tổ chức nghiên cứu với các cơ quan quản lý.
5.5. Tạo cơ chế, điều kiện sớm hình
thành các tập thể nghiên cứu mạnh, phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, tiềm
năng từ các tổ chức nghiên cứu KH&CN,
các cơ sở đào tạo, các trung tâm… trong
ngành Tài chính
5.6. Tổ chức thực hiện có hiệu quả
quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN trong toàn ngành Tài chính, trong các tổ chức KH&CN của ngành.
6. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN trong lĩnh vực tài chính
6.1. Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về KH&CN ngành Tài chính, xác định và chú
trọng các đối tác chiến lược trong hợp tác nghiên
cứu.
6.2. Xây dựng chính sách thu hút các
chuyên gia, nhà khoa học về tài chính - tiền tệ Việt Nam ở nước ngoài tham gia
nghiên cứu các vấn đề có tầm chiến lược về tài chính, hội nhập về tài chính.
6.3. Đẩy mạnh hợp tác KH&CN trong lĩnh vực tài chính với các cơ quan, đối
tác hiện có (IMF, WB, ADB, các Viện, Trung tâm nghiên cứu tài chính của các nước
phát triển và trong khu vực)
6.4. Tăng cường hợp tác thông qua đào
tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu; trao đổi thông tin về KH&CN cũng như các
kết quả nghiên cứu, những phát hiện mới về
KH&CN trong lĩnh vực tài chính.
6.5. Phối hợp với các tổ chức, cơ
quan tài chính quốc tế, các Viện, Trung
tâm nghiên cứu tài chính các nước tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí của Bộ, các
đơn vị trong ngành... tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chương trình hành
động của ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.
2. Vụ TCCB chủ trì, phối hợp với Viện CL&CSTC, các tổ chức KH&CN, các cơ sở đào tạo
trong ngành Tài chính xây dựng hệ thống tổ
chức và phát triển nhân lực KH&CN của ngành Tài chính.
3. Vụ HTQT phối hợp với Viện CL&CSTC xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về
KH&CN trong khung khổ kế hoạch hợp tác quốc tế của Bộ,
4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch ứng
dụng và phát triển KH&CN gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển theo
lĩnh vực; các tổ chức nghiên cứu KH&CN, cơ sở đào tạo, căn cứ vào chương
trình hành động của ngành, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án phát triển
KH&CN của mình.
5. Cục Kế hoạch Tài chính, Viện CL&CSTC phối hợp cân đối và đảm bảo nguồn lực hàng năm cho triển khai chương
trình hành động và hoạt động KH&CN của ngành.
6. Viện CL&CSTC chủ trì triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành
động, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về tình
hình thực hiện.
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI
CHÍNH
Nhằm
triển khai Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục
vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
TT
|
Nội dung công
việc
|
Sản phẩm hoàn
thành
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian hoàn
thành
|
A. Tiếp tục đổi mới, đồng bộ thể chế tài chính
đối với hoạt động KH&CN quốc gia
|
1.
|
Xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
Luật
|
Bộ Tài chính (Vụ CST, TCT...)
|
Vụ PC, Viện CL&CSTC, các đơn vị có liên quan
|
ĐS hoàn thành năm 2013
|
2.
|
Xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản
lý hoạt động KH&CN
|
Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ KH&CN
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Năm 2013
Bộ Tài chính đã tham gia theo phân công
|
3.
|
Xây dựng quy định hướng dẫn các tổ chức KH&CN vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư, bảo lãnh vốn vay từ các ngân hàng, các quỹ và các tổ chức
tín dụng
|
|
Bộ Tài chính
|
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Bộ KH&CN
|
Năm 2013
Đã có quy định trong Luật KH&CN
|
4.
|
Cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện
các nhiệm vụ KH&CN
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Năm 2013
Bộ Tài chính tham gia theo phân công
|
5.
|
Xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản
lý hoạt động KH&CN
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ KH&CN
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Bộ Tài chính tham gia theo phân công
|
6.
|
Xây dựng Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ KH&CN
|
Bộ Tài chính,
các Bộ, ngành liên quan
|
Bộ Tài chính tham gia theo phân công
|
7.
|
Xây dựng Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
|
Luật
|
Bộ Tài chính (Vụ NSNN)
|
Các Cục, Vụ có liên quan trong Bộ và các cơ quan
hữu quan (Bộ KH&ĐT, Bộ KH&CN
|
Năm 2014-2015
|
B. Triển khai các đề án tăng cường tiềm lực
KH&CN, nhiệm vụ KH&CN tài chính chủ yếu đến năm 2020
|
1.
|
Xây dựng chương trình nghiên cứu KH&CN chủ yếu
lĩnh vực tài chính đến năm 2020
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính
|
Viện CL&CSTC
|
Hội đồng tư vấn KH&CN ngành, Các Cục, Tổng cục
|
Năm 2015-2016
|
2.
|
Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN ngành Tài
Chính
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
|
Vụ TCCB
|
Viện CL&CSTC, Các Viện và Trường của Bộ
|
Năm 2015-2016
|
3.
|
Quy chế về tổ chức,
quản lý công tác nghiên cứu KHCN ngành Tài
chính
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính
|
Viện CL&CSTC
|
Hội đồng tư vấn KH&CN ngành, Các Cục, Tổng cục,
các đơn vị liên quan
|
Năm 2014-2015
|
4.
|
Quy chế quản lý
tài chính trong công tác nghiên cứu KHCN ngành Tài chính
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính
|
Viện CL&CSTC
|
Hội đồng tư vấn KH&CN ngành, Các Cục, Tổng cục, các đơn vị liên quan
|
Năm 2014-2015
|
5.
|
Kiện toàn Hội đồng Khoa học & Công nghệ ngành
Tài chính giai đoạn 2015-2017
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính
|
Viện CL&CSTC
|
Hội đồng tư vấn KH&CN ngành, Các Cục, Tổng cục,
các đơn vị liên quan
|
Năm 2014-2015
|
6.
|
Xây dựng
quy chế tôn vinh, khen thưởng các tổ chức KH&CN, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong hoạt động KH&CN ngành Tài chính
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
|
Vụ Thi đua khen thưởng
|
Viện CL&CSTC, các tổ chức KH&CN trong
ngành
|
Năm 2015
|
7.
|
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
năng lực KH&CN cho cán bộ ngành Tài chính đến năm 2020
|
|
Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính
|
Các đơn vị có liên quan trong ngành
|
Năm 2015-2016
|
8.
|
Xây dựng kế
hoạch hợp tác quốc tế về KH&CN ngành Tài
chính đến năm 2020
|
|
Viện CL&CSTC
|
Các tổ chức KH&CN trong ngành
|
Năm 2015-2016
|