ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2018/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
29 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 3121/QĐ-UBND NGÀY 05/9/2013 CỦA UBND
TỈNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH THANH HÓA, QUYẾT ĐỊNH SỐ
3122/QĐ-UBND NGÀY 05/9/2013 CỦA UBND TỈNH QUY ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY CHẾ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH VÀ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT
ĐỊNH SỐ 4574/2014/QĐ-UBND NGÀY 19/12/2014 CỦA UBND TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
28/2016/NĐ-CP ngày 20/4/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị
định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày
13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số
60/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng,
thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số
32/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 2 về việc
bãi bỏ Nghị quyết số 52/2013/NQ-HĐND ngày 10/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về mức thu, nộp, quản lý, sử dụng phí bảo trì đường bộ đối với mô tô trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính tại văn bản số 1489/STC-TCDN ngày 26/4/2018 về phê duyệt sửa đổi, bổ
sung các quy định liên quan đến Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh về việc
thành lập Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 3122/QĐ-UBND ngày
05/9/2013 của UBND tỉnh quy định cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng
quản lý Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa và Quy định chế độ quản lý, sử dụng,
thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo
Quyết định số 4574/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung một số nội
dung quy định tại Quyết định số 3121/QĐ- UBND ngày 05/9/2013
a) Sửa đổi
khoản 1 Điều 2 như sau:
“1. Chức năng của Quỹ:
Tiếp nhận nguồn kinh phí từ
ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác (nếu có)
để tạo nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ được giao.”.
b) Sửa đổi
khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Nguồn ngân sách trung ương
cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường
bộ nộp ngân sách trung ương.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội
dung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 4574/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014
a) Sửa đổi,
bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Nội dung chi của Quỹ
Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Thanh
Hóa được sử dụng cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ thuộc tỉnh quản
lý, bao gồm đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã.
Nội dung chi của Quỹ bao gồm:
1. Chi bảo dưỡng thường xuyên
công trình đường bộ.
2. Chi sửa chữa định kỳ công
trình đường bộ.
3. Chi sửa chữa đột xuất: Khắc
phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao
thông hoặc các nguyên nhân bất thường khác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để
đảm bảo giao thông và an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải và quy định của pháp luật về đất đai.
4. Chi hoạt động các Trạm kiểm
tra tải trọng xe cố định và lưu động, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi
không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp
nhà trạm).
5. Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng
phà (phần chi phí chưa kết cấu vào giá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm
định chất lượng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về bảo trì công
trình xây dựng; chi lập quy trình và định mức quản lý, khai thác bảo trì các
công trình đường bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù.
7. Chi mua sắm, sửa chữa phương
tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo
trì đường bộ.
8. Chi mua trang phục tuần kiểm.
9. Chi sửa chữa cải tạo nhà
cung, hạt.
10. Chi hoạt động của bộ máy quản
lý Quỹ bảo trì đường bộ: Áp dụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với
biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo
chế độ quy định đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ và
bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ.
11. Chi hoạt động thanh tra, kiểm
tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao
thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có)).
12. Chi hỗ trợ công tác kiểm
tra tải trọng xe.
13. Chi ứng dụng công nghệ và
thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý và bảo trì công trình đường bộ.
14. Chi hoạt động trông coi, bảo
quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh (đối với đường địa phương).
15. Chi làm gờ giảm tốc và cắm
biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt.
16. Chi mua sắm, sửa chữa
phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượt sông (phà tự hành, phà thép và ca
nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định
của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì
đường bộ xem xét, quyết định.
17. Chi khác liên quan trực tiếp
đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo
trì đường bộ quyết định.”.
b) Sửa đổi
khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Hàng năm, Trung tâm đăng kiểm
xe cơ giới có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu phí sử dụng đường bộ trên đầu
phương tiện giao thông theo quy định; Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xây
dựng dự toán ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh (trong
dự toán chi thường xuyên của đơn vị) gửi Văn phòng Quỹ để tổng hợp vào kế hoạch
thu của Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh.
Trên cơ sở nguồn ngân sách
trung ương và kinh phí ngân sách địa phương bổ sung, Văn phòng Quỹ có trách nhiệm
tổng hợp, lập kế hoạch thu cho Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở
Giao thông vận tải. Sở Tài chính phối hợp với Sở Giao thông vận tải có trách
nhiệm thẩm định kế hoạch thu của Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh, gửi Văn phòng Quỹ tổng
hợp kế hoạch thu, chi của Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt.”.
c) Sửa đổi
khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Căn cứ mức bổ sung từ ngân
sách tỉnh cho Quỹ, ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa
phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương, Hội đồng quản
lý Quỹ thông báo kế hoạch vốn cho Văn phòng Quỹ, Sở Giao thông vận tải, UBND cấp
huyện để lập phương án phân bổ, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, cụ thể
như sau:
a) Sở Giao thông vận tải, UBND
cấp huyện lập phương án phân bổ nguồn kinh phí theo nội dung chi tại Điều 4 Quy
định này, chi tiết theo từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối
lượng và kinh phí thực hiện (trừ công trình sửa chữa đột xuất bước 1).
Việc phân bổ kế hoạch chi từng
năm đối với công trình có thời gian thi công trên 01 năm phải bảo đảm theo khối
lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong quyết định đầu tư; không phân
bổ kế hoạch chi để trả nợ đối với khối lượng đã thực hiện năm trước nhưng ngoài
danh mục kế hoạch được giao năm trước (trừ khối lượng sửa chữa đột xuất, cầu yếu,
điểm đen, các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông và các nguyên nhân khách quan
khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa có kinh phí bố trí).
b) Văn phòng Quỹ tổng hợp
phương án chi của Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện trình Hội đồng quản lý
Quỹ phê duyệt, giao kế hoạch chi cho các đơn vị.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể
từ khi Hội đồng quản lý Quỹ ban hành quyết định giao kế hoạch chi, Văn phòng Quỹ
gửi Quyết định cho Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện đồng thời gửi Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện, thị xã, thành phố để
kiểm soát chi theo quy định.”.
d) Sửa đổi
Điều 7 như sau:
“Điều 7. Tạm ứng, thanh toán
kinh phí
Căn cứ Thông tư số
60/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng,
thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ; các quy định hiện
hành và tình hình thực tế, Hội đồng quản lý Quỹ ban hành quy định hướng dẫn chế
độ tạm ứng, thanh toán kinh phí Quỹ cho phù hợp.”.
đ) Sửa đổi
khoản 1 Điều 8 như sau:
“1. Hàng năm kết thúc năm tài
chính, các đơn vị được giao quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ địa phương lập
báo cáo quyết toán việc sử dụng kinh phí theo mẫu biểu và yêu cầu của quyết
toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, gửi Văn phòng Quỹ bảo trì
đường bộ tỉnh chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ
tỉnh tổng hợp và nộp Báo cáo quyết toán cho Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính
chậm nhất sau 15 ngày kể từ sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị
được giao quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ địa phương.
Sở Tài chính thẩm định, thông
báo quyết toán năm đối với Quỹ địa phương và tổng hợp chung vào báo cáo quyết
toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn
bản hướng dẫn.”.
Điều 2.
1. Bãi bỏ
điểm 3.4, điểm 3.5 khoản 3 và điểm 5.2, điểm 5.3 khoản 5 Điều 6 Quyết định số
3121/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ bảo trì đường bộ
tỉnh Thanh Hóa.
2. Bãi bỏ
tiết a, điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định số 3122/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của
UBND tỉnh quy định cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ
bảo trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa.
3. Bãi bỏ
khoản 2 Điều 5 Quy định chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo
trì đường bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 4574/2014/QĐ-UBND ngày
19/12/2014 của UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2018.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Anh Tuấn
|