ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
18/2010/QĐ-UBND
|
Pleiku,
ngày 20 tháng 8 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN KỸ THUẬT, PHẠM VI HOẠT
ĐỘNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THÔ SƠ THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn việc hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô
ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách và hàng hoá;
Theo văn bản số 3948/BGTVT-PC ngày 15/6/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc
xây dựng văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giao
thông đường bộ năm 2008;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về điều kiện
an toàn kỹ thuật, phạm vi hoạt động đối với phương tiện giao thông thô sơ tham
gia giao thông trên đường bộ thuộc địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận
tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN KỸ THUẬT, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG THÔ SƠ THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2010
của ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định cụ thể về điều kiện an
toàn kỹ thuật, phạm vi hoạt động đối với phương tiện giao thông thô sơ (sau đây
gọi là xe thô sơ) tham gia giao thông trên đường bộ thuộc địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng xe thô sơ tham gia giao thông trên đường
bộ thuộc địa bàn tỉnh; trừ xe thô sơ của lực lượng Quân đội, Công an phục vụ mục
đích quốc phòng, an ninh.
Các chủ phương tiện thô sơ có
trách nhiệm duy trì và đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật của xe thô sơ tại Điều
4 của Quy định này khi tham gia giao thông.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe thô sơ được áp dụng
trong Quy định này bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng
cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2. Điều kiện an toàn kỹ thuật
là điều kiện tối thiểu của xe thô sơ nhằm để đảm bảo an toàn khi phương tiện tham
gia giao thông trên đường bộ.
3. Mặt phẳng trung tuyến dọc
trục là mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm giữa của một đoạn thẳng và vuông
góc với đoạn thẳng đó.
4. Hành trình góc quay lái là
một cung đoạn quay giới hạn của càng lái.
5. Hệ thống truyền lực là
hệ thống truyền chuyển động hay lực từ sức người đến các bánh xe chủ động
(thông qua bàn đạp, xích, vành răng lớn, vành răng nhỏ).
6. Độ rơ dọc trục là độ
rơ theo phương song song với trục bánh xe; độ rơ hướng kính là độ rơ vuông góc
với trục bánh xe.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều
kiện an toàn kỹ thuật đối với xe thô sơ tự sản xuất, lắp ráp
1. Yêu cầu chung:
a) Các bánh xe phải đối xứng với
nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc trục.
b) Các bộ phận nhô ra xung quanh
xe phải làm nhẵn, không sắc cạnh.
c) Các mối ghép ren chắc chắn, đủ
các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
d) Móc kéo, khớp nối phải an
toàn, có chốt chặn và phòng lỏng.
2. Hệ thống điều khiển:
a) Tất cả các cơ cấu điều khiển
hoạt động của xe phải được lắp đặt chắc chắn, dễ điều khiển và phù hợp với khả
năng của người điều khiển.
b) Góc quay lái hai bên phải bằng
nhau và có cơ cấu hạn chế hành trình góc quay lái.
c) Tay nắm lái, cần lái cân đối,
không biến dạng, không có vết nứt.
3. Hệ thống phanh:
a) Yêu cầu chung: Khi tác động
vào cơ cấu điều khiển phanh, hệ thống phanh phải hoạt động hiệu quả, hãm được tốc
độ di chuyển của xe trong điều kiện chở đủ tải; phanh phải bảo đảm luôn hoạt động
tốt, không bị bó kẹt; kết cấu phanh phải bảo đảm chịu được tác động, không bị ảnh
hưởng của các yếu tố như: rung động, quay vòng của bánh xe.
b) Phải có cơ cấu điều chỉnh tự
động hoặc điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh.
c) Kết cấu và tính năng làm việc
của hệ thống phanh không gây cản trở đến cơ cấu điều khiển của hệ thống lái khi
vận hành.
d) Đối với xe đạp, xe xích lô phải
trang bị 02 hệ thống phanh có cơ cấu hai bộ phận điều khiển độc lập với nhau, một
bộ phận điều khiển phanh bánh trước và một bộ phận điều khiển phanh bánh sau
(hoạt động của phanh bánh trước và phanh bánh sau không ảnh hưởng đến nhau).
e) Đối với xe súc vật kéo phải
trang bị hệ thống phanh bánh xe (phải có cục chèn bánh xe khi xe dừng, đỗ).
4. Khung xe: Khung xe phải bảo đảm
cứng vững, không mọt rỉ đến mức nhận biết được bằng mắt thường, không có dấu hiệu
rạn nứt, cong vênh.
5. Hệ thống truyền lực (nếu có):
Đồng bộ, hoạt động nhẹ nhàng, êm dịu; xích, vành răng lớn, vành răng nhỏ không
hỏng, không cong vênh hoặc đỉnh răng không quá mòn.
6. Bánh xe:
a) Vành xe không mọt rỉ hoặc biến
dạng, không rạn nứt cong vênh đến mức nhận biết được bằng mắt thường.
b) Các ổ bi và cốt trục bên
trong ổ bi phải quay trơn, không bị kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính.
c) Nan hoa (căm xe) nếu có: đầy
đủ, căng đều, không có biểu hiện chùng.
d) Lốp xe: Trên cùng một trục phải
đồng bộ về kích cỡ, chủng loại và không phồng rộp, nứt; đối với lốp tự độ chế
thì phần tiếp xúc với mặt đường phải làm bằng vật liệu đàn hồi.
7. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu:
a. Lắp đặt các tấm phản quang đảm
bảo nhìn thấy xe vào ban đêm và để báo hiệu kích thước giới hạn của xe (phía
trước và phía sau); kích thước tối thiểu của mỗi tấm phản quang là 50x50mm.
b. Còi (kèn): xe phải trang bị
còi hoặc chuông, bảo đảm hoạt động tốt.
8. Ghế ngồi: Ghế ngồi của người
điều khiển và của người đi cùng phải định vị chắc chắn, thuận tiện cho người điều
khiển. Đệm ngồi (nếu có) không được rách, hư hỏng.
9. Thân vỏ, thùng hàng: Không được
thủng rách và được định vị chắc chắn với khung sườn. Khung sườn không có vết nứt,
gãy. Đối với xe chở người phải có khung mui và bạt che (trừ xe đạp, xe đạp máy).
Đối với xe chở hàng, liên kết giữa thùng hàng với khung xe phải lắp đặt chắc chắn;
các dầm dọc và ngang không được mục, gãy hoặc nứt, sàn xe phải kín.
Điều 5. Điều
kiện an toàn kỹ thuật đối với xe thô sơ được sản xuất, lắp ráp theo thiết kế
Xe thô sơ được sản xuất, lắp ráp
theo thiết kế đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì điều kiện
an toàn kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất.
Điều 6. Phạm
vi và thời gian hoạt động
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố quy định cụ thể thời gian, phạm vi, tuyến đường hoạt động đối với từng loại
xe thô sơ trên địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đồng thời
đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức triển khai thực hiện
Quy định này trên địa bàn và thông báo đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có
xe thô sơ biết thực hiện.
2. Quy định cụ thể thời gian, phạm
vi, tuyến đường được phép hoạt động và nơi đỗ xe để bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông trên địa bàn quản lý.
3. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi
phạm, đình chỉ sản xuất, lắp ráp trái phép các loại xe thô sơ trên địa bàn quản
lý. Các trường hợp cố tình vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9.
Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát
giao thông đường bộ, Công an xã, phường, thị trấn thường xuyên tuần tra, kiểm
soát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của xe thô sơ; kiên quyết xử lý nghiêm minh,
đúng pháp luật đối với những trường hợp vi phạm Quy định này.
2. Phối hợp với các cơ quan liên
quan phổ biến, hướng dẫn chủ phương tiện giao thông thô sơ việc thực hiện các nội
dung của quy định này và các quy định khác của pháp luật về giao thông đường bộ
có liên quan.
Điều 10.
Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì phối hợp với Công an
tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan
trong việc triển khai thực hiện các quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật, phạm
vi hoạt động đối với phương tiện giao thông thô sơ tham gia giao thông trên đường
bộ thuộc địa bàn tỉnh.
2. Theo dõi tình hình quản lý hoạt
động của xe thô sơ, kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng
mắc phát sinh hoặc điều chỉnh Quy định này để phù hợp với điều kiện thực tế ./.