ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1743/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
14 tháng 11 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TỈNH
BẮC GIANG NĂM 2024
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số
03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số
61/2021/TT-BTC ngày 27/7/2021 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn xây dựng dự toán
ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
2022-2024;
Căn cứ Quyết định số
977/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân công thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội quần chúng trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của
Ban cán sự đảng UBND tỉnh về việc giao số lượng người làm việc cho các Hội đặc
thù tại Thông báo số 130-TB/BCSĐ ngày 27/10/2023;
Theo đề nghị của Hội Bảo vệ
quyền trẻ em tại Công văn số 65/CV- HBVQTE ngày 3/11/2023; Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tại Tờ trình số 106/TTr-LĐTBXH ngày 09/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang năm
2024 gồm 05 nhiệm vụ, chương trình hoạt động.
(Kèm
theo Phụ lục nội dung 05 nhiệm vụ, chương trình hoạt động)
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh
Bắc Giang có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ
trợ chi tổ chức các hoạt động theo 05 nhiệm vụ, chương trình đã được phê duyệt,
gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra
việc tổ chức triển khai thực hiện 05 nhiệm vụ, chương trình hoạt động năm 2024
của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao tại Quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Phối hợp với Sở Tài chính thẩm
định dự toán kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ chi tổ chức các nhiệm vụ,
chương trình hoạt động năm 2024 của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh để tham mưu UBND
tỉnh xem xét, cấp kinh phí hỗ trợ.
3. Giao Sở Tài chính thẩm định
dự toán kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ chi tổ chức các nhiệm vụ,
chương trình hoạt động năm 2024 của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, tổng hợp vào
dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 trình UBND tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thủ
trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Nội vụ, Sở Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Hội Bảo vệ quyền trẻ
em tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TH, KTTH;
- Lưu: VT, KGVXTrang.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2024 CỦA HỘI BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 14/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Nhiệm
vụ, chương trình hoạt động thứ nhất: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội
* Mục tiêu: Tập trung chỉ
đạo, tìm nhiều giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác Xây dựng và
phát triển mạng lưới tổ chức hội: đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của tổ chức hội nhằm nâng cao vị thế của Hội trong xã hội. Tiếp tục đổi mới, đa
dạng nội dung và hình thức hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em
và bảo vệ trẻ em. Tích cực chuẩn bị nội dung, nhân sự, nguồn lực để tổ chức
thành công Đại hội Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ
2024-2029.
* Nội dung thực hiện:
- Năm 2024, phát triển thêm ít
nhất 15 Hội, chi hội ở xã, phường, thị trấn trong đó ít nhất 5 xã vùng đặc biệt
khó khăn và 200 hội viên. Thành lập 5 Mạng liên kết bảo vệ quyền trẻ em ở cấp
huyện và cơ sở và hướng dẫn Chi hội luật sư, hội thẩm bảo vệ quyền trẻ em cấp tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo tuyên truyền,
vận động, hướng dẫn cụ thể các Hội huyện, phát triển Hội và chi hội ở xã đặc biệt
khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước nâng cao chất lượng hội
viên.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt
động của Thường trực Hội, BTV, BCH tỉnh Hội. Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu
quả hoạt động của Hội cấp huyện, thành phố, Hội, chi hội các phường, xã, thị trấn.
- Chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự
và nguồn lực về tài chính để tháng 9/2024 tổ chức thành công Đại hội Hội Bảo vệ
quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.
- Phát huy vai trò của trưởng
ban điều phối hoạt động giữa các thành viên Mạng liên kết, mạng lưới cộng tác
viên và tình nguyện viên. Tiếp tục chỉ đạo phát triển Mạng Liên kết Bảo vệ quyền
trẻ em ở các huyện, thành phố và một số cơ sở. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt
động của CLB chăm sóc trẻ khuyết tật và CLB Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em.
- Nâng cao chất lượng hoạt động
của Văn phòng Hội và các Ban chuyên môn theo hướng phân công nhiệm vụ rõ ràng,
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của từng ban, từng cán bộ hội.
- Phát động phong trào thi đua
trong các cấp Hội, xây dựng quy định khen thưởng và các hình thức khen thưởng
cho tập thể, cá nhân nhằm động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân có nhiều
đóng góp trong hoạt động của Hội.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết 6
tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
- Tổ chức Hội nghị tổng kết
công tác Hội, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
2. Mục
tiêu, nhiệm vụ, chương trình hoạt động thứ hai: Công tác truyền thông và tư vấn.
* Mục tiêu: Hội luôn xác
định công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em là nhiệm vụ trọng tâm, phải thực hiện thường xuyên. Nội dung cần tập trung
cao là tuyên truyền Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật trẻ em và các chính
sách, pháp luật liên quan đến trẻ em. Truyền thông giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
em, truyền thông về Đại hội Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang lần thứ IV,
nhiệm kỳ 2024 - 2029 và các hoạt động của Hội tới cán bộ, hội viên, gia đình,
các thầy, cô giáo, các em học sinh và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
* Nội dung thực hiện:
- Tổ chức ít nhất 1 sự kiện
truyền thông lớn cấp tỉnh (chương trình Chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo) và 5
sự kiện truyền thông cấp huyện, thành phố, tổ chức ít nhất 50 cuộc truyền thông
trực tiếp, 02 Diễn đàn trẻ em. Đa dạng các hình thức và nội dung tuyên truyền
theo hướng phù hợp, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhóm đối tượng.
- Duy trì thường xuyên, nâng
cao chất lượng trang thông tin điện tử của Hội, phát huy vai trò của Hội trong
chương trình phát thanh vì trẻ em. Chủ động phối hợp tuyên truyền và tổ chức
nhiều sự kiện truyền thông đại chúng, chương trình phát thanh vì trẻ em.
- Tổng kết các mô hình truyền
thông có sự tham gia của trẻ em và chỉ đạo nhân rộng mô hình truyền thông có hiệu
quả, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
- Tổ chức 02 diễn đàn
cho trẻ em theo chuyên đề: An toàn cho trẻ em trên môi trường mạng; Trẻ em với
việc phòng chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích; Trẻ em với
việc phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước.
- Duy trì, nâng cao chất lượng,
việc nắm tình hình trẻ em đầy đủ, kịp thời vào sổ theo dõi và tư vấn, tham vấn
tâm lý cho trẻ em và gia đình, đặc biệt quan tâm nhóm trẻ em bị xâm hại, trẻ bị
tai nạn thương tích.
- Tổ chức chương trình Chắp
cánh ước mơ cho trẻ em nghèo.
3. Mục
tiêu, nhiệm vụ, chương trình hoạt động thứ ba: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến
thức, năng lực, cho đội ngũ cán bộ, hội viên.
* Mục tiêu: Để có đội
ngũ cán bộ hội vừa nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, vừa có kiến thức, kỹ năng để tác nghiệp, tổ chức
các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ em, BTV, BCH Hội tập trung chỉ
đạo tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm nhằm
nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về bảo vệ quyền trẻ
em cho đội ngũ cán bộ Hội.
* Nội dung thực hiện:
- Chủ động xây dựng dự án, vận
động nguồn lực, lựa chọn nội dung và những giải pháp phù hợp để tổ chức 01 cuộc
tập huấn, 01 hội thảo nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác xã hội về trẻ em cho
ủy viên BCH tỉnh Hội và BCH Hội huyện, thành phố đặc biệt là kiến thức, kỹ năng
phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích và giảm thiểu trẻ
em lao động trái quy định của pháp luật góp phần thực hiện có hiệu quả Quyết định
1248 của Chính phủ và Kế hoạch số 425 của UBND tỉnh về phòng, chống tai nạn thương
tích cho trẻ em giai đoạn 2021-2030 và thực hiện quyết định số 782/QĐ-TTG và kế
hoạch số 376/KH-UBND về phòng, ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định.
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc
các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương Hội và các ngành chức năng
tổ chức khi được mời.
- Củng cố, duy trì và phát triển
câu lạc bộ trẻ em ở các huyện, thành phố. Tổ chức các khóa tập huấn, diễn đàn
trẻ em, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên CLB trẻ em nhằm nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho các thành viên CLB trẻ em.
- Lựa chọn, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên các Hội cấp huyện, thành phố để
tập huấn cho cán bộ, hội viên và các cộng tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở,
quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.
4. Mục
tiêu, nhiệm vụ, chương trình hoạt động thứ tư: Công tác kiểm tra, khảo sát,
giám sát và tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
* Mục tiêu: Thông qua hoạt
động khảo sát, giám sát giúp Hội nắm chắc tình hình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
kết quả thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa
bàn, phát hiện những hạn chế, bất cập để đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ
quan chức năng và tìm giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng
của trẻ em.
* Nội dung thực hiện:
- Tổ chức khảo sát nắm tình
hình trẻ em, kiểm tra việc thực hiện điều lệ Hội và thực hiện Điều 92 Luật trẻ
em và tham gia 100% các cuộc giám sát liên quan tới trẻ em khi được mời.
- Tiếp tục chỉ đạo Hội Bảo vệ
quyền trẻ em các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm
của Hội Bảo vệ quyền trẻ em được quy định tại Điều 92 (Luật Trẻ em). Xây dựng
chương trình khảo sát, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Luật Trẻ em
và các văn bản pháp luật khác có liên quan tới trẻ em. Xây dựng các công cụ khảo
sát, kiểm tra phù hợp, chọn điểm khảo sát, kiểm tra, đồng thời phối hợp chặt chẽ
với UB Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị -xã hội để giám sát có hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra việc chấp
hành Điều lệ Hội, kiểm tra việc thực hiện Điều 92 Luật Trẻ em và các quy định của
Nhà nước liên quan tới hoạt động của Hội.
- Xử lý kịp thời những kiến nghị
của Ban kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo niềm tin, đồng
tình ủng hộ của c án bộ, hội viên, gia đình, cộng đồng và trẻ em, góp phần nâng
cao vị thế và uy tín của tổ chức Hội.
- Tổ chức 01 hội nghị Mạng Liên
kết, Chi hội Luật sư, luật gia và Hội thẩm tòa án nhân dân về vấn đề bảo vệ quyền
trẻ em.
5. Mục
tiêu, nhiệm vụ, chương trình hoạt động thứ năm: Vận động nguồn lực, xây dựng quỹ
hội, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em.
* Mục tiêu: Tăng cường
chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội và từng cán bộ, hội
viên, đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, gắn với tổ chức thực
hiện tốt các sự kiện lớn nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu, Tháng
hành động vì trẻ em và nhân dịp Tết Nguyên đán… xây dựng các chương trình, dự
án nhằm hỗ trợ, tiếp sức, thắp sáng những ước mơ, động viên các em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
* Nội dung thực hiện:
- Các cấp Hội vận động ít nhất
tiền và vật chất trị giá 5 tỷ đồng và có ít nhất 12 nghìn lượt trẻ em được hưởng
lợi từ hoạt động của Hội.
Vận động nguồn lực là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội đề ra. BTV, BCH
Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh và Hội Bảo vệ quyền trẻ em các huyện, thành phố
tăng cường chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Hội và từng
cán bộ, hội viên. Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, gắn với
tổ chức thực hiện tốt các sự kiện lớn nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết
Trung thu, Tháng hành động vì trẻ em và nhân dịp Tết Nguyên đán. Xây dựng các
chương trình nhằm hỗ trợ, tiếp sức, động viên các em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn vươn lên trong cuộc sống.
- Tranh thủ sự hỗ trợ, tiếp nhận
và phối hợp tổ chức tốt chương trình “Chắp cánh ước mơ” cho trẻ
em nghèo, hỗ trợ học bổng của các nhà hảo tâm nước ngoài, của các tổ chức nhân
đạo, từ thiện trong và ngoài tỉnh.
- Giới thiệu địa chỉ những trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần sự hỗ trợ, tuyên truyền vận động để các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ kịp thời. Tăng
cường sự hỗ trợ trẻ cho trẻ em vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và trẻ
em bị ảnh hưởng bởi các dịch bệnh.