Quyết định 17/2014/QĐ-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 17/2014/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/04/2014
Ngày có hiệu lực 28/04/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2014/QĐ-UBND

 Vĩnh Yên, ngày 18 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO NGƯỜI TRỰC TIẾP TRÔNG COI DI TÍCH ĐÃ XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2003;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách;

Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật của HĐND, UBND ngày 13/12/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 114/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 15/TTr-SVHTT&DL ngày 03/4/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh:

a) Đối tượng: Là người trực tiếp trông coi di tích, được Ban Quản lý di tích cấp xã lựa chọn, được Chủ tịch UBND cấp xã công nhận bằng văn bản.

b) Phạm vi điều chỉnh:

- Trường hợp Ban quản lý di tích do UBND cấp huyện thành lập, người trực tiếp trông coi di tích do Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận bằng văn bản.

- Trường hợp di tích là chùa có Sư trụ trì thì người trực tiếp trông coi di tích là nhà Sư được bổ nhiệm trụ trì theo Quyết định của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh.

- Trường hợp Sư trụ trì một chùa nhưng kiêm nhiệm nhiều chùa chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí theo quy định.

Điều 2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người trực tiếp trông coi di tích:

a) Tiêu chuẩn:

- Là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có di tích (trừ trường hợp di tích có Sư trụ trì).

- Là người có uy tín trong cộng đồng, trung thực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức, biết giao tiếp, hiểu biết tính chất, nhiệm vụ, đặc thù công việc.

- Bản thân và gia đình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước.

- Có đủ sức khỏe và độ tuổi không quá 75 tuổi (trừ trường hợp là Sư trụ trì).

b) Nhiệm vụ:

- Trông coi, vệ sinh sạch sẽ di tích; đóng, mở cửa đón khách tham quan, giới thiệu về di tích.

- Bảo đảm an toàn di tích (đất đai, kiến trúc, cổ vật, di vật, các đồ thờ khác…). Thường xuyên tuần tra, canh gác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích.

- Giữ nguyên hiện trạng cách bài trí đồ thờ trong di tích.

- Phát hiện, báo cáo kịp thời với Ban Quản lý di tích và chính quyền địa phương khi di tích xảy ra hỏa hoạn, sập đổ, mất cắp di vật, cổ vật… hoặc có nguy cơ bị xâm phạm về đất đai, tài sản, xây dựng trái phép…

Điều 3. Chế độ hỗ trợ người trực tiếp trông coi di tích:

[...]