ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1669/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 03 tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ ÁP DỤNG
TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo
cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1456/QĐ-BXD ngày 31/12/2015
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, hủy
bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của
Bộ Xây dựng;
Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của
UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế công bố, công khai TTHC trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
1068/TTr-SXD ngày 24/5/2016 và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Công bố kèm
theo Quyết định này Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật đô thị áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các
sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- TT Tin học- Công báo, VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hoàng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ
THỊ ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Bình)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
1
|
Thủ tục Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục Cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tại Trung tâm Giao
dịch một cửa của huyện, thị xã, thành phố. Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả
vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, tết).
Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh, Phòng Quản lý Đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế và Hạ
tầng các huyện (sau đây gọi là Phòng chuyên môn cấp huyện) có trách nhiệm cung cấp
thông tin liên quan đến cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
- Bước 2: Trung
tâm Giao dịch một cửa của huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận hồ
sơ; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo
quy định hoặc hướng dẫn để khách hàng hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ
không đáp ứng theo quy định.
Khi hồ sơ hợp lệ, Trung
tâm Giao dịch một cửa của huyện, thị xã, thành phố có giấy biên nhận, trong đó
hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho
khách hàng và 01 bản lưu tại Trung tâm Giao dịch một cửa.
- Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu quản lý, quy định quản lý về cây xanh,
Phòng chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các
cơ quan có liên quan và báo cáo UBND cấp huyện về nội dung giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 10 ngày
kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phòng chuyên môn cấp
huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để tham
mưu việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh.
- Bước 4: UBND cấp huyện xem xét và cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong thời
gian không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh của Phòng
chuyên môn cấp huyện.
- Bước 5: Các tổ chức, cá nhân đến Trung tâm
Giao dịch một cửa của huyện, thị xã, thành phố nhận giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh hoặc văn bản
trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép) theo thời hạn
ghi trong giấy biên nhận hồ sơ.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện.
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị nêu rõ vị
trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị;
- Sơ đồ vị trí cây xanh
đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng cây
xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
* Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Không quá 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
- Thời gian Phòng chuyên
môn cấp huyện thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian UBND cấp
huyện xem xét và cấp giấy phép là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
thẩm định của Phòng chuyên môn cấp huyện.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Các tổ chức, cá nhân.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan thực hiện:
Phòng Quản lý Đô thị thành phố, thị xã; Phòng
Kinh tế và Hạ tầng các huyện.
* Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính:
- Trường hợp hồ sơ
đủ điều kiện để cấp phép: 01 giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị (theo mẫu Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP).
- Trường hợp hồ sơ
không đủ điều kiện để cấp phép: Công văn trả lời và bộ hồ sơ đã nhận.
* Lệ phí:
Không có.
* Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị (theo mẫu tại Phụ lục I, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP).
* Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Quy định tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP).
Điều kiện để chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị:
- Cây đã chết, đã bị
đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
- Cây xanh bị bệnh
hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
- Cây xanh trong các
khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
- Quyết định số
04/2012/QĐ-UBND ngày 23/3/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy
định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
* Các biểu mẫu đính kèm:
Phụ lục I
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính gửi: Cơ quan
cấp giấy phép
Tên tổ chức/cá nhân:
..............................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Điện thoại: …………………………….. Fax:
......................................................
Xin được chặt hạ dịch chuyển cây …………………… tại đường
……………….., xã (phường): ………....................…, huyện (thành phố, thị xã):
..............................
....................................................
.............................................
Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): ……………..
đường kính (m): ......................
....................................................
.............................................
Mô tả hiện trạng cây
xanh......................................................................................
................................................................................................................................
Lý do cần chặt hạ dịch chuyển, thay thế
................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng quy định của
pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên quan.
- Tài liệu kèm theo
- Ảnh chụp hiện trạng;
- Sơ đồ vị trí cây (nếu có).
|
……., ngày …
tháng … năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục II
(Ban hành kèm
theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP)
UBND TỈNH/THÀNH
PHỐ
CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP
------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
GIẤY PHÉP CHẶT
HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH
Số: …………/GPCX
Căn cứ Quyết định số ……/.…./QĐ-UBND ngày … tháng …
năm .... của UBND tỉnh/thành phố quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa
bàn tỉnh/thành phố ……………
Xét đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh của .........
................................................................................................................................
1. Cấp cho:
.............................................................................................................
- Địa chỉ: ................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………….. Fax:
....................................................
- Được phép chặt hạ, dịch chuyển cây …………………… tại
đường ……………………, xã (phường): …………..............., huyện (thành phố, thị xã):
...............................................................................................................................
- Loại cây: ……………………………., chiều cao (m): ……………..
đường kính (m): ....................
....................................................
.......................................
- Hồ sơ quản lý:
.....................................................................................................
- Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển:...........................................................................
2. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển:
......................................................
3. Thời gian có hiệu lực của giấy phép là 30 ngày
kể từ ngày được cấp phép. Quá thời hạn này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch
chuyển thì giấy phép này không còn giá trị.
4. Đơn vị thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh có trách nhiệm:
- Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển đảm bảo đúng
quy trình kỹ thuật và tuyệt đối an toàn.
- Thực hiện đúng thời gian quy định.
- Thông báo cho chính quyền địa phương biết thời
gian thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan cấp giấy phép;
- Lưu.
|
……., ngày …
tháng … năm
(Ký tên đóng
dấu)
|