Quyết định 1629/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 1629/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/03/2012 |
Ngày có hiệu lực | 05/03/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Văn Hữu Chiến |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1629/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 03 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 5528/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Chương trình Phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1878/TTr-SCT ngày 20 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và theo dõi kết quả thực hiện Quy định nêu tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất; Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục xét duyệt hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên phạm vi thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Sản phẩm lưu niệm du lịch được xem xét, hỗ trợ
1. Sản phẩm lưu niệm du lịch (sau đây gọi tắt là sản phẩm) được xem xét hỗ trợ theo Quy định này phải là sản phẩm hoàn chỉnh, được sản xuất tại thành phố Đà Nẵng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Thể hiện tính đặc trưng, riêng biệt của Đà Nẵng (sông, núi, biển…);
b) Tính độc đáo, sáng tạo, mỹ thuật;
c) Được làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe con người;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1629/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 03 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 5528/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Chương trình Phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1878/TTr-SCT ngày 20 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và theo dõi kết quả thực hiện Quy định nêu tại Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất; Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục xét duyệt hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch trên phạm vi thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Sản phẩm lưu niệm du lịch được xem xét, hỗ trợ
1. Sản phẩm lưu niệm du lịch (sau đây gọi tắt là sản phẩm) được xem xét hỗ trợ theo Quy định này phải là sản phẩm hoàn chỉnh, được sản xuất tại thành phố Đà Nẵng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a) Thể hiện tính đặc trưng, riêng biệt của Đà Nẵng (sông, núi, biển…);
b) Tính độc đáo, sáng tạo, mỹ thuật;
c) Được làm từ các chất liệu an toàn cho sức khỏe con người;
d) Có dòng chữ “Đà Nẵng - Việt Nam” trên sản phẩm.
Ngoài ra, phải đáp ứng được các tiêu chí gợi ý nêu tại Phụ lục I Quy định này.
2. Không xem xét hỗ trợ đối với các sản phẩm có nội dung trùng lặp với những sản phẩm đã được hỗ trợ trong các chương trình, dự án khác của nhà nước.
Các khoản kinh phí hỗ trợ trong Quy định này được chi từ ngân sách thành phố.
Vào cuối quý 3 (tháng 9) hằng năm, căn cứ vào nhu cầu và đăng ký kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm, kinh phí cho năm sau, trình UBND thành phố phê duyệt.
1. Các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển thành phố và các nguồn ưu đãi của nhà nước.
2. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp thuê tư vấn về lập dự án đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng chiến lược sản xuất - kinh doanh; thiết kế sản phẩm mới; tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên nhiên - vật liệu; sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm. Mức hỗ trợ tối đa là 50% chi phí cho một nội dung thuê tư vấn nhưng tổng cộng không quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp có từ 02 loại sản phẩm trở lên.
3. Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ mới từ những tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong các khâu sản xuất, xử lý môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Mức hỗ trợ tối đa là 50% giá trị máy móc thiết bị, công nghệ được chuyển giao nhưng không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp. Trường hợp thiết bị và chuyển giao công nghệ trong nước, nhưng đảm bảo theo Tiêu chuẩn Việt Nam, mức hỗ trợ tối đa là 30% giá trị máy móc thiết bị, công nghệ được chuyển giao nhưng không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp
4. Hỗ trợ kinh phí tổ chức sản xuất thử đối với các mẫu sản phẩm lưu niệm mới trong đó ưu tiên các mẫu sản phẩm được lựa chọn từ các cuộc thi sáng tác, thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm thành phố Đà Nẵng. Mức hỗ trợ tối đa là 70% kinh phí tổ chức sản xuất thử nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp.
Điều 5. Hỗ trợ kinh phí đào tạo mới, đào tạo lại
Hỗ trợ một phần kinh phí tiếp nhận lao động vào đào tạo và bố trí việc làm sau khi đào tạo tại doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 500.000 đồng/người/tháng đối với đào tạo mới và 300.000 đồng/người/tháng đối với đào tạo lại. Số lượng người được tính hỗ trợ cho mỗi loại hình đào tạo tối đa không quá 10 người cho một doanh nghiệp; thời gian đào tạo được hỗ trợ không quá 06 tháng và chủ doanh nghiệp phải cam kết, chịu trách nhiệm quản lý số lao động được hỗ trợ từ nguồn kinh phí đào tạo này phải làm việc ổn định cho đơn vị ít nhất 03 năm.
Điều 6. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất
Các doanh nghiệp có nhu cầu về mặt bằng để di dời nhà xưởng cũ hoặc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới thì được xem xét hỗ trợ hoặc bố trí đất trong các khu vực quy hoạch của thành phố.
Điều 7. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
1. Được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước. Cụ thể như sau:
a) Được miễn phí thuê mặt bằng 01 gian hàng chuẩn trong trường hợp tham gia các hội chợ, triển lãm do thành phổ tổ chức.
b) Được hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/gian hàng chuẩn khi tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch, quà tặng tại các tỉnh, thành phố, nhưng tối đa không quá 02 gian hàng chuẩn/lần tham gia và không quá 02 lần tham gia/năm.
2. Được hỗ trợ kinh phí ký gửi, ủy thác mua bán sản phẩm tại các trung tâm, cửa hàng trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm đặt tại các địa điểm cố định, lâu dài thu hút khách du lịch bao gồm: sân bay, nhà ga xe lửa, các điểm tham quan du lịch của thành phố (Bà Nà, Bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Đà Nẵng, Trạm dừng Hải Vân) và các địa điểm khác được bổ sung hàng năm với mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/năm tính cho toàn bộ sản phẩm ký gửi của doanh nghiệp và thời gian tính hỗ trợ tối đa là 02 năm.
3. Được hỗ trợ toàn bộ chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp cho một loại sản phẩm, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 5 loại sản phẩm/doanh nghiệp và không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp.
4. Được miễn phí giới thiệu sản phẩm trên cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng giao tiếp thương mại điện tử thành phố, Website Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Website Sở Công Thương.
5. Được thành phố chọn các sản phẩm thích hợp để làm quà tặng cho các đoàn khách khi đến thăm thành phố.
ĐĂNG KÝ, XÉT CHỌN, LẬP HỒ SƠ, THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT
Điều 8. Đăng ký, xét chọn tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch
1. Đầu tháng 9 hàng năm, các doanh nghiệp có kế hoạch và khả năng sản xuất các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí nêu tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này tiến hành đăng ký tham gia sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch với Sở Công Thương theo Mẫu 1 hoặc Mẫu 2, Phụ lục II Quy định này.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các quận, huyện và các cơ quan chuyên môn khác, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề xem xét, lựa chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, trình UBND thành phố phê duyệt.
Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ
1. Các doanh nghiệp sau khi được xét chọn (có Quyết định phê duyệt của UBND thành phố) và có phát sinh các nội dung hoạt động thuộc các lĩnh vực được hỗ trợ theo quy định tại Chương II, tiến hành lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu 3, Phụ lục II Quy định này.
Đồng thời, tùy theo từng trường hợp đề nghị hỗ trợ dưới đây yêu cầu có các văn bản, chứng từ sau:
a) Trường hợp hỗ trợ chi phí thuê tư vấn lập dự án đầu tư thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết kế sản phẩm mới, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên nhiên vật liệu, sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu (nêu tại Khoản 2, Điều 4 của Quy định này):
- Hợp đồng tư vấn kèm theo Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã lập liên quan đến các nội dung được hỗ trợ nêu trên;
- Các chứng từ thanh toán hợp đồng hợp lệ;
b) Trường hợp hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ mới trong các khâu sản xuất, xử lý môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu (nêu tại Khoản 3, Điều 4 của Quy định này):
- Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật có liên quan;
- Hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ và các chứng từ thanh toán hợp đồng hợp lệ.
c) Trường hợp hỗ trợ chi phí sản xuất thử (nêu tại Khoản 4, Điều 4 của Quy định này);
- Phương án sản xuất thử;
- Bảng kê chi phí thực tế phát sinh, kèm theo bản sao các chứng từ về chi phí có xác nhận và đóng dấu của cơ sở;
- Báo cáo kết quả tổ chức sản xuất thử (kèm theo hình ảnh sản phẩm).
d) Trường hợp hỗ trợ kinh phí đào tạo mới, đào tạo lại (nêu tại Điều 5):
- Kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp;
- Danh sách học viên đã tham gia khóa đào tạo có chữ ký của học viên; biên bản kiểm tra kết quả đào tạo; báo cáo kết quả đào tạo;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn giữa cơ sở sản xuất với người lao động.
e) Trường hợp hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước (nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 7 của Quy định này):
- Thư mời tham gia hội chợ, triển lãm;
- Chứng từ hợp lệ có liên quan đến khoản chi phí được hỗ trợ theo quy định;
- Báo cáo kết quả đạt được sau khi tham gia hội chợ, triển lãm.
g) Trường hợp hỗ trợ kinh phí ký gửi bán hàng lưu niệm (nêu tại Khoản 2, Điều 7 của Quy định này):
- Các hợp đồng ký gửi bán hàng lưu niệm;
- Chứng từ thanh toán hợp lệ có liên quan đến chi phí đã thực hiện.
h) Trường hợp hỗ trợ chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm lưu niệm (nêu tại Khoản 3, Điều 7 của Quy định này):
- Các giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Chứng từ hợp lệ có liên quan đến chi phí đã thực hiện.
1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp; tổ chức thẩm định hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng khác thụ lý giải quyết theo phân công tại Khoản 2 Điều này; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan chức năng, trình UBND thành phố phê duyệt.
2. Phân công thẩm định
a) Đối với các hồ sơ đề nghị hỗ trợ nêu tại các điểm từ Điểm a) đến Điểm h), Khoản 2, Điều 9, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình UBND thành phố phê duyệt.
b) Đối với các đề nghị hỗ trợ về mặt bằng sản xuất nêu tại Điều 6, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, UBND quận, huyện tham mưu, đề xuất, trình UBND thành phố phê duyệt.
c) Đối với các đề nghị hỗ trợ quảng bá sản phẩm trên các Website nêu tại Khoản 4, Điều 7, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết.
d) Đối với các nội dung hỗ trợ khác nêu tại Chương II, Quy định này, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thực hiện.
Điều 11. Sở Công Thương - Cơ quan Thường trực của Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng, chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện và theo dõi toàn bộ quá trình giải quyết từ khâu lựa chọn đề cử doanh nhiệp tham gia những sản phẩm của Quy định này cho đến kết quả thực hiện và định kỳ 06 tháng tổng hợp báo cáo kết quả cho UBND thành phố.
Điều 12. Các Sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương giải quyết kịp thời các đề nghị của doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.
Điều 13. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đúng quy định.
Điều 14. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng và các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Quy định này.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan chức năng có liên quan và các doanh nghiệp phản ánh kịp thời với Sở Công Thương để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CÁC TIÊU CHÍ SẢN PHẨM ĐƯỢC ƯU TIÊN XEM
XÉT HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày
05 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. Hình thức, loại sản phẩm:
- Lôgô, mô hình, hình tượng thu nhỏ dùng để trang trí;
- Tranh, ảnh;
- Vật dụng, đồ dùng sinh hoạt.
II. Chất liệu sản phẩm
- Đá, gốm sứ, thạch cao, thủy tinh;
- Gỗ, mây, tre, lá;
- Vải, lụa, sợi, da;
- Một số sản phẩm từ kim loại.
III. Thể hiện đậm nét về di tích lịch sử, văn hóa; danh lam thắng cảnh; địa danh; các công trình mang tính đặc trưng riêng của Đà Nẵng
- Núi Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Tượng đài Mẹ Nhu, Bà Nà, Bảo tàng Chăm, Bán đảo Sơn Trà;
- Chùa Quán Thế Âm, Chùa Linh ứng;
- Tòa nhà Thành ủy, Tòa nhà HĐND-UBND thành phố, Cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trổi - Trần Thị Lý, Cảnh quan toàn tuyến Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Tất Thành;
- Lôgô Đà Nẵng, lôgô Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và các lôgô có tính sự kiện quốc tế khác được tổ chức tại Đà Nẵng.
MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ VÀ ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Mẫu 1. Phiếu đăng ký tham gia Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng (Dành cho các cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động).
Mẫu 2. Phiếu đăng ký tham gia Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng (Dành cho các nhà đầu tư mới).
Mẫu 3. Đơn đề nghị hỗ trợ theo Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng.
Mẫu 1. Phiếu đăng ký tham gia Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng (Dành cho các cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động)
PHIẾU
ĐĂNG KÝ
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
LƯU NIỆM DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Dành cho các cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động)
Kính gửi: UBND thành phố Đà Nẵng.
Tên đơn vị: ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ giao dịch: …………………………………………………………………………
Địa điểm sản xuất: ………………………………………………………………………
Số đăng ký kinh doanh: …………………………………………………………………
Tổng số vốn điều lệ: ……………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………… Fax: ……………………………………….
Người đại diện: …………………………………… Chức vụ: …………………………
CÁC THÔNG TIN CẦN CUNG CẮP
I. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN TẠI
1. Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh: ……………………………………………
Trong đó:
- Vốn chủ sở hữu: ……………………………………………………………………..
- Vốn vay: ……………………………………………………………………………….
2. Tổng số lao động: ……………………………………………………………………
Trong đó: Lao động gián tiếp: ………………………… Lao động trực tiếp: ………
Cán bộ quản lý: ....................................................................................................
3. Diện tích mặt bằng sản xuất: ………………………………………………………
4. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của cơ sở trong năm gần nhất:
stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm .... |
1 |
Doanh thu |
Triệu đồng |
|
2 |
Giá trị xuất khẩu (nếu có) |
1.000 USD |
|
3 |
Lợi nhuận (sau thuế) |
Triệu đồng |
|
4 |
Nộp thuế |
Triệu đồng |
|
5 |
Thu nhập bình quân của người lao động |
Tr. đồng/người/tháng |
|
5. Năng lực sản xuất hiện tại và sản lượng sản phẩm lưu niệm du lịch trong năm gần nhất:
stt |
Sản phẩm |
Đơn vị tính |
Năng lực sản xuất |
Sản lượng thực tế năm... |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
6. Thị trường tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu).....................................................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
7. Nguồn nguyên liệu (tại địa phương hay mua từ địa phương khác hay nhập khẩu? Nguồn nguyên liệu về lâu dài có gặp khó khăn gì không?): ……………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
8. Môi trường sản xuất (bị ô nhiễm hay không bị ô nhiễm, đã có hệ thống xử lý hay chưa? Hướng xử lý môi trường trong thời gian đến trong trường hợp sản xuất hiện nay gây ô nhiễm?) ………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
9. Các tiêu chuẩn về quản lý, chất lượng đã đạt được (nếu có): ……………………
………………………………………………………………………………………………
10. Các giải thưởng đã đạt được (nếu có): ……………………………………………
………………………………………………………………………………………………
11. Hình ảnh, mẫu sản phẩm kèm theo:..................................................................
II. ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
1. Các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của cơ sở trong năm đăng ký:
stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm ... |
1 |
Doanh thu |
Triệu đồng |
|
2 |
Giá trị xuất khẩu (nếu có) |
1.000 USD |
|
3 |
Lợi nhuận (sau thuế) |
Triệu đồng |
|
4 |
Nộp thuế |
Triệu đồng |
|
5 |
Thu nhập bình quân của người lao động |
Tr. đồng/người/tháng |
|
2. Năng lực sản xuất và sản lượng sản phẩm lưu niệm du lịch trong năm đăng ký:
stt |
Sản phẩm |
Đơn vị tính |
Năng lực sản xuất |
Sản lượng dự kiến năm... |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
3. Các dự án đầu tư mới nếu có (kèm theo bản pho to của Dự án): …………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
III. DỰ KIẾN CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên./.
|
Đà
Nẵng, ngày..... tháng..... năm ..... |
Mẫu 2. Phiếu đăng ký tham gia Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng (Dành cho các nhà đầu tư mới)
PHIẾU
ĐĂNG KÝ
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
LƯU NIỆM DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Dành cho các nhà đầu tư mới)
Kính gửi: UBND thành phố Đà Nẵng.
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………….
Số đăng ký kinh doanh: …………………………………………………………………..
Tổng số vốn điều lệ: ………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………. Fax: ………………………………………..
Người đại diện: ………………………………………… Chức vụ: ……………………..
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: ……………………………………………………………………………….
2. Tổng vốn đầu tư: ………………………………………………………………………..
Trong đó:
- Vốn tự có: ………………………………………………………………………………….
- Vốn vay: ……………………………………………………………………………………
3. Địa điểm sản xuất dự kiến: …………………………………………………………….
4. Diện tích mặt bằng sản xuất dự kiến: …………………………………………………
5. Sản phẩm và công suất sản xuất: …………………………………………………….
stt |
Sản phẩm |
Đơn vị tính |
Năng lực sản xuất |
Sản lượng dự kiến năm... |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
6. Dự kiến nguồn nguyên liệu: ……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
7. Dự kiến thị trường tiêu thụ: …………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
8. Dự kiến số lượng lao động và nguồn lao động: ………………………………………
9. Dự báo tác động đối với môi trường và hướng xử lý (Ô nhiễm hay không ô nhiễm, có hệ thống xử lý hay không?): ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
10. Kèm theo bản photo của Dự án.
11. Dự kiến sản phẩm sẽ sản xuất: ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
12. Dự kiến nội dung đề nghị hỗ trợ: ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên./.
|
Đà
Nẵng, ngày..... tháng..... năm ..... |
Mẫu 3. Đơn đề nghị hỗ trợ theo Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng
Tên đơn vị: ……… |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Theo Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng
Kính gửi: UBND thành phố Đà Nẵng.
Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………
Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………….
Số đăng ký kinh doanh: …………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………… Fax: ……………………………………………
Căn cứ Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày tháng năm 20…….. của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số ………../QĐ-UBND ngày tháng năm 20 ….. của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt danh sách các cơ sở được chọn tham gia Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch thành phố Đà Nẵng,
Cơ sở chúng tôi kính đề nghị UBND thành phố xem xét hỗ trợ với các nội dung cụ thể sau đây (kèm theo hồ sơ chứng từ chi tiết theo quy định):
STT |
Nội dung đề nghị hỗ trợ |
Kinh phí |
1 |
|
|
… |
|
|
|
Tổng cộng |
|
Bằng chữ: …………………………………………………………………………………
(Các nội dung đề nghị khác nếu có cần ghi rõ)
Chúng tôi xin cam đoan sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích và đạt hiệu quả cao./.
|
Đà
Nẵng, ngày..... tháng..... năm ..... |