Quyết định 16/2009/QĐ-UBND về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009 của tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 16/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/01/2009
Ngày có hiệu lực 15/01/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Hà Văn Thạch
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2009/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2009

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp - Thường trực hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2009.

Điều 2. Các thành viên hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch và định kỳ tổng hợp tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3; các trường: ĐHHT, CĐ Y tế, CĐDN Việt Đức, các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Các thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT; NC

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Văn Thạch

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2009
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND Ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch PBGDPL năm 2009, bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường phối hợp hoạt động PBGDPL, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để đảm bảo cho công tác PBGDPL đạt hiệu quả cao nhất.

- Phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể, những nội dung mang tính cấp bách, thời sự, sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương thức phương pháp PBGDPL bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư.

- Công tác phổ biến giáo dục gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hoá truyền thống của địa phương, đáp ứng yêu cầu phục vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cán bộ, công chức, viên chức

a) Yêu cầu:

Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cán bộ, công viên chức trong toàn tỉnh nắm được những kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan đến cán bộ công chức, đến hội nhập kinh tế, quốc tế; các quy định chuyên ngành gắn với hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức viên chức để áp dụng trong thực thi công vụ; xây dựng ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, chấp hành kỉ luật, kỉ cương trong bộ máy Nhà nước.

[...]