ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1583/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 26
tháng 7 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "NÂNG CẤP TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ PHẬN
TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ CẤP HUYỆN VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ GIAI ĐOẠN
2012 – 2015"
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin đã được Quốc hội
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng
4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước;
Căn cứ Nghị Quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của
Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22
tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương;
Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 15 tháng 7
năm 2011 của UBND tỉnh An Giang, đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về
CNTT-TT giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang; Kế hoạch 11/KH-UBND ngày 01
tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang về kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2013 và
giai đoạn 2013-2015;
Căn cứ Chỉ thị 05/2012/CT-UBND ngày 28 tháng 5
năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và kiểm
soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 24
tháng 5 năm 2010 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 về phân cấp đầu tư và quy định về
đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc
tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6
năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình Cải cách
hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01
năm 2013 Ban hành Danh mục các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông tại tờ trình số 25/TTr-STTTT ngày 8 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án
"Nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả cấp huyện và trong hoạt động của UBND cấp xã giai đoạn 2012 –
2015".
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TTTT;
- Văn phòng phía Nam – Bộ TTTT;
- TT.TU, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo, TGV CTr CCHC tỉnh;
- Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ;
- Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lưu: KT, VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Việt Hiệp
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CẤP TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ
KẾT QUẢ CẤP HUYỆN VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang)
Phần I
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP
1. Cơ sở pháp
lý:
Luật Công nghệ
thông tin đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước;
Nghị Quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020;
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước
mạnh về CNTT-TT";
Chỉ thị 05/2012/CT-UBND ngày 28 tháng
5 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và
kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang;
Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày
15/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình Cải
cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 15/7/2011
của UBND tỉnh An Giang, đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT giai đoạn
2011-2015 tại tỉnh An Giang; Kế hoạch 11/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 của
UBND tỉnh An Giang về kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2013 và giai đoạn 2013-2015;
Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 19
tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Đề án "Đầu tư
trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy
ban nhân dân cấp xã".
Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 04
tháng 01 năm 2013 Ban hành Danh mục các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
2. Sự cần thiết
lập Đề án:
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng
dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công và xây dựng hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn thật sự trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu
lực, hiệu quả. Sau một thời gian triển khai mô hình tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế một cửa, đến nay mô hình này đã thể hiện vai trò là một công cụ
quan trọng và hỗ trợ đắc lực đối với người dân, cán bộ tiếp nhận và trình lãnh
đạo xử lý hồ sơ tại thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên. Mô hình tạo
ra một môi trường làm việc điện tử và quy trình làm việc thông suốt, tổng thể,
có liên kết chặt chẽ với nhau. Các bộ phận một cửa đã mang lại những hiệu quả
như:
- Giúp các cán bộ tiếp nhận hồ sơ
nâng cao năng suất, giảm khối lượng công việc thủ công; hỗ trợ cán bộ trong quá
trình thụ lý hồ sơ, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác kịp thời;
- Giúp việc tra cứu, tìm kiếm, in ấn,
thống kê báo cáo thuận tiện và nhanh chóng.
- Người dân có thể giám sát, theo dõi
tiến độ và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực thông qua
mạng máy tính không phải trực tiếp đến cơ quan nhà nước.
- Người dân có thể tra cứu thông tin trên
Cổng thông tin điện tử, nhắn tin…
- Các cơ quan quản lý được cung
cấp đầy đủ thông tin, phục vụ tốt công tác điều hành và quản lý. Đồng thời,
theo dõi được từng bước công việc, để có chỉ đạo kịp thời phục vụ tốt cho người
dân…
Những hiệu quả ban đầu về ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả tại UBND thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, tạo nên sự hài lòng
nhất định trong người dân đến liên hệ giải quyết công việc. Do vậy, việc triển
khai thực hiện mô hình một cửa điện tử tại các cơ quan, địa phương cấp huyện và
ứng dụng CNTT quản lý tại các đơn vị cấp xã là cần thiết. Tuy nhiên, việc triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan này gặp nhiều
khó khăn như sau:
- Trang thiết bị tin học rất hạn chế,
số lượng máy tính rất ít so với nhu cầu thực tế. Theo đó, hiện trạng máy tính
cũng xuống cấp, không hoạt động là khá phổ biến.
- Hệ thống mạng LAN tại các xã phần lớn
chưa có.
- Các phần mềm ứng dụng vào bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, phường, thị trấn chưa được đầu tư ứng dụng.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp
huyện tại mốt số đơn vị, trụ sở chưa đáp ứng yêu cầu, theo đó, phần mềm ứng dụng
cũng chưa phát huy được hiệu quả.
Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương, nhằm hiện đại hóa nền
hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá
nhân, tổ chức tại các huyện, thị, xã phường, thị trấn. Việc ban hành Đề án
"Nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả cấp huyện và trong hoạt động của UBND cấp xã giai đoạn 2012 –
2015" là rất cần thiết. Từ đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa
An Giang trở thành địa phương có thế mạnh về CNTT&TT và hiện đại hóa nền
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, thật sự trong sạch, vững mạnh, hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả.
Phần II
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG
VÀ HẠ TẦNG CNTT TẠI BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ CẤP HUYỆN VÀ UBND CẤP XÃ
1. Cấp xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã):
1.1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả :
1.1.1. Cơ sở vật chất:
Có 156/156 xã, phường, thị trấn có trụ
sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được tổ chức nhiều mức độ khác nhau. Trong
đó, khoảng 69 trụ sở bộ phận tiếp nhận đạt chuẩn theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg
ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
1.1.2. Danh mục lĩnh vực thủ tục hành
chính:
Tổng hợp theo danh mục Bộ thủ tục
hành chính chung áp dụng tại cấp xã ban hành kèm theo Quyết định 809/QĐ-UBND
ngày 11/5 /2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
STT
|
Danh
mục lĩnh vực thủ tục hành chính
|
Thủ
tục có liên thông với cấp huyện
|
Ghi
chú
|
1
|
Lĩnh vực Nông nghiệp
|
|
|
2
|
Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác.
|
|
|
3
|
Lĩnh vực xây dựng
|
|
|
4
|
Lĩnh vực Đất đai
|
x
|
|
5
|
Lĩnh vực việc làm
|
|
|
6
|
Lĩnh vực người có công
|
x
|
|
7
|
Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
|
x
|
|
8
|
Lĩnh vực hành chính tư pháp
|
x
|
Một
số thủ tục thuộc lĩnh vực này liên thông .
|
9
|
Lĩnh vực Đăng ký, quản lý cư trú
|
x
|
|
Số lượng trung bình hồ sơ tiếp nhận /ngày,
tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Khoảng 2.700 hồ sơ.
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng CNTT:
Hạ tầng tại bộ phận một cửa của 156
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đánh giá tình trạng hoạt động của hạ
tầng CNTT:
STT
|
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
ĐV
|
Tình
trạng Hoạt động (TT)
|
1
|
Máy
tính
|
346
|
cái
|
259 (85%) máy chỉ đáp ứng được một
phần hoặc không đáp ứng yêu cầu; Một số đơn vị chưa được trang bị máy tính.
|
2
|
Máy
in
|
253
|
cái
|
59 máy chỉ đáp ứng được một phần hoặc
không đáp ứng yêu cầu. (Còn lại là máy cấu hình mạnh, hoạt động ổn định hoặc
máy hoạt động tương đối ổn định, đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc).
|
3
|
Máy
quét (scanner)
|
16
|
cái
|
Chỉ có 16 đơn vị (xã, phường, thị trấn)
có trang bị máy scanner; Mỗi đơn vị 1 cái, hầu hết các máy scaner đã cũ, lỗi
thời.
|
4
|
Thiết
bị mạng LAN
|
162
|
HT
|
56 thiết bị hệ thống LAN cấu hình mạnh,
phần còn lại yếu, hoạt động không ổn định;
|
5
|
Kết
nối Internet
|
372
|
Điểm
|
Đa số kết nối ADSL, nhiều xã, phường
TT kết nối còn chưa ổn định.
|
Chi tiết phụ lục kèm theo.
1.1.4. Danh sách các phần mềm đã triển
khai:
STT
|
Tên
phần mềm
|
Chi
chú
|
1
|
Phần mềm Quản lý hộ tịch
|
Ứng dụng
ACCESS (PM quản lý kết hôn, khai sinh, khai tử). Do Sở Tư pháp cung cấp, khoảng
vào năm 2007
|
2
|
Phần mềm kế toán
|
Chỉ
vài đơn vị có sử dụng
|
3
|
Phần mềm một cửa
|
Chưa có
|
4
|
Phần mềm chấm điểm cán bộ công chức
|
Chưa có
|
1.1.5. Nguồn nhân lực:
- Số cán bộ, công chức, viên chức của
156 xã trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay: 2.253 người ( Gồm: 1813 cán
bộ, 150 Chủ tịch, 290 Phó Chủ tịch );
- Số cán bộ tại bộ phận một cửa của
xã: hầu hết biết sử dụng máy tính;
1.2. Các phòng ban ngoài bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả:
1.2.1. Hạ tầng kỹ thuật, thiết bị
CNTT:
Còn nhiều phòng ban ngoài bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả thuộc các xã, phường, thị trấn vẫn chưa có mạng LAN.
STT
|
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
ĐV
|
Tình
trạng Hoạt động (TT)
|
1
|
Máy tính bàn
|
727
|
cái
|
370
máy cấu hình yếu, TT: C, D.
|
2
|
Latop
|
40
|
cái
|
|
3
|
Máy in
|
461
|
cái
|
123
máy đã cũ, lạc hậu TT: C, D
|
4
|
Máy quét (scanner)
|
28
|
cái
|
03/19
máy là TT: C, D.
|
5
|
Thiết bị mạng LAN
|
162
|
HT
|
56
HT Lan tình trạng hoạt động C, D
|
6
|
Kết nối Internet
|
372
|
Điểm
|
Trong
đó: 41/360 điểm dùng Cáp quang;
|
Ghi chú:
· A: 100% - thiết bị cấu hình mạnh,
hoạt động ổn định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc;
· B: 75% - thiết bị cấu hình mạnh, hoạt
động tương đối ổn định, đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc;
· C: 50% - thiết bị còn nhiều trục trặc,
cấu hình yếu, chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu công việc;
· D: 75% - bộ thiết bị đã lạc hậu,
không đáp ứng được yêu cầu công việc;
Chi tiết phụ lục kèm theo.
1.2.2. Các phần mềm đang ứng dụng:
STT
|
Tên
phần mềm
|
Chi
chú
|
1
|
Phần mềm Quản lý văn bản và chỉ đạo
điều hành qua môi trường mạng (VPĐT)
|
Có 73
xã, phường, thị trấn sử dụng. Trong đó, có 20/73 đơn vị xử lý theo quy trình
và 36/73 đơn vị gửi /nhận văn bản đi đến.
|
2
|
Thư điện tử @angiang.gov.vn
|
142
đơn vị sử dụng thường xuyên
|
3
|
Các phần mềm khác:
- Phần mềm POSOFT V3.0;
- Thông tin hồ sơ phường, xã
(TNMT);
- Phần mền MyO (quản lý địa chính);
- Phần mềm kế toán;
- Phần mềm Vilis;
|
Được
Bộ LĐTBXH hỗ trợ triển khai;
Vài
đơn vị sử dụng
|
4
|
Phần mềm một cửa
|
Chưa sử dụng
|
1.2.3. Nguồn nhân lực:
Số lượng CBCC hầu hết có trình độ tin
học tương đương chứng chỉ A;
2. UBND Huyện,
Thị xã, Thành phố (Gọi chung là cấp huyện):
2.1. Cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại đơn vị:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: hầu
hết đều bố trí bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa tại đơn vị.
- Danh sách các lĩnh vực có thủ tục
hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được đưa vào Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả 09 lĩnh vực (Theo quyết định số 10/QĐ-UBND ngày
04/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang).
2.2. Về hạ tầng và chuyên môn về
CNTT tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (BPTN&TKQ):
2.2.1. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT:
Máy tính, mạng nội bộ (LAN), kết nối
internet tại các UBND huyện, thị xã địa bàn tỉnh hầu hết đã được lắp đặt tuy
nhiên có nhiều thiết bị đã cũ và chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, cần được nâng cấp,
bổ sung.
Riêng tại UBND thị xã Châu Đốc và
thành phố Long Xuyên BPTN&TKQ được đầu tư tương đối đồng bộ về phần mềm và
phần cứng trong ứng dụng CNTT.
2.2.2. Hiện trạng hạ tầng thiết bị tại
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Tất cả các huyện, thị, thành trên địa
bàn tỉnh đều có trụ sở BPTN&TKQ tuy nhiên được tổ chức ở nhiều mức độ khác
nhau, còn nhiều đơn vị trụ sở BPTN&TKQ vẫn chưa được trang bị đúng theo quy
định.
2.2.3. Khảo sát phần mềm ứng dụng tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Đã triển khai một số huyện, thị,
thành và đưa vào vận hành bước đầu ổn định như: UBND thị xã Châu Đốc và thành
phố Long Xuyên. Một số đơn vị có triển khai chưa nhưng chưa hoàn thiện và chưa
vận hành thông suốt do còn hạn chế về hạ tầng và nguồn nhân lực; các huyện: An
Phú, Châu Thành, Chợ Mới chưa triển khai phần mềm. Theo đó, cuối năm 2012 đã tiến
hành nâng cấp, bổ sung phần mềm tại: huyện Phú Tân, Tịnh Biên, Châu Phú và thị
xã Tân Châu, đầu năm 2013 đã điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng theo yêu cầu về
danh mục thủ tục hành chính quyết định số 10/QĐ-UBND, ngày 04/01/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang.
2.2.4. Nguồn nhân lực tại bộ phận Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả:
Hầu hết CBCC đều sử dụng thành thạo
máy tính.
3. Đánh giá
chung và những khó khăn cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới:
3.1. Đánh giá chung:
- Hiện nay hầu hết các huyện, thị,
thành phố và xã, phường, thị trấn đều bố trí BPTN&TKQ, nhưng nhìn chung, về
cơ sở hạ tầng trang thiết bị, nhất là về công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế
về số lượng cũng như chất lượng, để vận hành, khai thác ứng dụng CNTT. Hầu hết
các đơn vị đều được kết nối mạng nội bộ và mạng internet nhưng việc đầu tư chưa
đồng bộ trong hệ thống là một trong những trở ngại để phát huy các hiệu quả của
ứng dụng CNTT.
- Sở Thông tin và Truyền thông đã
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ
công tác chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình công việc cơ quan: Quyết định số
49/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 22/10/2010 ban hành Quy chế Quản lý CSDL hồ
sơ tra cứu tình trạng hồ sơ trên địa bàn tỉnh An Giang; Quyết định số
11/2012/QĐ-UBND ngày 18/ 6/2012 của UBND tỉnh Về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh
An Giang về ban hành Quy chế quản lý cơ sở dữ liệu tra cứu tình trạng hồ sơ
trên địa bàn tỉnh An Giang; Theo đó, bước đầu đã hình thành Hệ thống phần mềm một
cửa và xây dựng CSDL tra cứu tình trạng hồ sơ, hỗ trợ các cá nhân và tổ chức
trong việc tra cứu tình trạng hồ sơ tại địa chỉ http://motcua.angiang.gov.vn;
hoặc nhắn tin theo cú pháp TC <masobiennhan> qua tổng đài 8181 hoặc 9231.
- Theo kết quả khảo sát: Phần mềm quản
lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng đã được triển khai và ứng
dụng rộng rãi tại các Sở, Ngành cấp tỉnh và cấp huyện; Nhiều huyện đã triển
khai ứng dụng này đến hầu hết các xã, phường, thị trấn (cấp xã chủ yếu chỉ sử dụng
gói gửi/nhận văn bản); Về phần mềm một cửa chỉ mới triển khai 08 đơn vị cấp huyện
(Bao gồm: thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân huyện Tri Tôn, thành phố Long Xuyên,
thị xã Châu Đốc, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Châu Phú). Tuy nhiên, BPTN&TKQ thị
xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên được khai thác hiệu quả và kết nối với hệ
thống chung của tỉnh.
- Nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa nền
hành chính và hiện đại hóa bộ phận một cửa trên địa bàn tỉnh, phát huy hiệu quả
Hệ thống tra cứu tình trạng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, góp
phần thúc đẩy cải cách hành chính, từng bước xây dựng một nền hành chính tỉnh
hiện đại, trong sạch, vững mạnh. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng phần mềm một cửa
tại các xã, phường, thị trấn đồng thời liên thông cấp huyện là thiết thực để hướng
đến kết nối đồng bộ với hệ thống chung của tỉnh.
- Để đạt được hiệu quả trên, việc
nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
cấp huyện và trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã là rất cần thiết.
3.2. Những khó khăn, trở ngại:
- Cơ sở hạ tầng CNTT một số huyện và
hầu hết cấp xã còn hạn chế: Hệ thống mạng LAN, máy tính còn thiếu và một số đã
cũ; Theo đó, trang thiết bị máy tính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đa số
đã cũ và không đáp ứng cấu hình ứng dụng.
- Trụ sở bộ phận một cửa nhiều đơn vị
còn chưa đạt theo tiêu chuẩn quy định.
- Tốc độ truy cập internet tại một số
xã còn chậm. Tổ chức truy cập Internet tại các đơn vị cấp xã còn rời rạc (nhiều
thuê bao Internet/xã).
- Nhiều đơn vị cấp xã chưa ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
- Phát triển ứng dụng công nghệ thông
tin đến cấp xã, phường, thị trấn để đáp ứng kết nối liên thông đến cấp huyện và
tỉnh hướng tới mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính trên địa bàn tỉnh.
- Củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động
của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên địa bàn tỉnh.
- Tăng tính minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước.
- Hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước phục
vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và tốt hơn.
- Nâng cao hiệu quả giám sát của nhân
dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận và giải
quyết thủ tục hành chính tại địa phương.
- Nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần
thái độ phục vụ nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về
mô hình, hoạt động và hiệu quả thực hiện thí điểm mô hình một cửa liên thông tại
một số xã, phường thị trấn để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp và hiệu quả.
1.2. Chỉ tiêu đến năm 2015:
- Hầu hết các xã, phường, thị trấn có
mạng LAN và đủ máy tính để khai thác phần mềm ứng dụng CNTT.
- Hầu hết các xã, phường, thị trấn có
Internet băng thông rộng hoặc kết nối vào pha 3 mạng truyền số liệu chuyên dùng
các cơ quan Đảng và nhà nước.
- Hầu hết các xã, phường, thị trấn ứng
dụng phần mềm tin học vào Bộ tiếp nhận và trả kết quả, phần mềm quản lý văn bản
và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng tối thiểu cài đặt và sử dụng phiên bản
gửi và nhận văn bản điện tử.
- Bộ tiếp nhận và trả kết quả cấp xã,
phường, thị trấn có thể tiếp nhận hồ sơ một số thủ tục hành chính thay cho cấp
huyện, các Sở, Ngành, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
- Hầu hết Bộ tiếp nhận và trả kết quả
cấp huyện ứng dụng phần mềm một cửa, tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên phần mềm.
2. Giải pháp
triển khai:
2.1. Cấp xã:
- Trang bị hệ thống mạng LAN, để chia
sẽ các tài nguyên thông tin, thiết bị trong nội bộ cấp xã.
- Trang bị các thiết bị như: máy
tính, máy in, máy scan, … để đáp ứng yêu cầu khai thác các phần mềm ứng dụng.
- Trang bị các phần mềm tin học: theo
danh mục thủ tục hành chính đưa vào Bộ tiếp nhận và trả kết quả.
- Trang bị phần mềm quản lý văn bản
và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng tối thiểu cài đặt và sử dụng phiên bản
gửi và nhận văn bản điện tử.
a) Năm 2013: Chọn một số đơn vị cấp
xã, trên cơ sở các xã đã được chọn của Đề án, đầu tư trang thiết bị CNTT, phần
mềm ứng dụng cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, để hoàn chỉnh mô hình, làm
cơ sở để nhân rộng trong các năm tiếp theo.
- Tiêu chí của xã được chọn làm thí
điểm:
+ Ưu tiên các đơn vị đã hoàn thiện trụ
sở và cơ cấu tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
+ Ưu tiên các xã theo lộ trình các xã
nông thôn mới;
+ Phải đảm bảo nhân lực đáp ứng trình
độ chuyên môn để phụ trách tiếp nhận và triển khai sử dụng đảm bảo khai thác hiệu
quả và duy trì các hệ thống phần mềm và trang thiết bị công nghệ thông tin được
đầu tư;
b) Năm 2014:
Trên cơ
sở đánh giá rút kinh nghiệm triển khai thí điểm năm 2013, đánh giá rút kinh
nghiệm và nhân rộng đến các đơn vị cấp phường, thị trấn và một số xã trọng điểm;
c) Năm 2015:
Thực hiện nhân rộng đến các xã còn lại.
2.2. Cấp huyện:
- Nâng cấp phần mềm một cửa theo danh
mục thủ tục hành chính đưa vào Bộ phận một cửa tại các đơn vị, theo quyết định
số 10/QĐ-UBND, ngày 04/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
- Trang bị, bổ sung các thiết bị như:
máy tính, máy in, máy scan, … để đáp ứng yêu cầu khai thác các phần mềm ứng dụng
tại bộ phận một cửa.
- Trang bị phần mềm tin học “Đánh giá
cán bộ công chức tại bộ phận một cửa” (nếu đánh giá phát huy hiệu quả).
2.3. Vốn và nguồn vốn:
- Từ nguồn vốn đầu tư xây dựng hằng
năm do tỉnh giao cho cấp huyện quản lý, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ
và phù hợp dự toán thu, chi ngân sách hằng năm do Sở Tài chính giao các huyện,
thị, thành. Tổng kinh phí triển khai Đề án giai đoạn 2012 – 2015: 10.048 triệu
đồng, phân bổ hàng năm theo phụ lục đính kèm.
- Chi phí sự nghiệp lập Đề án và triển
khai thí điểm năm 2013: 386 Triệu đồng;
- Kinh phí cấp huyện, xã: Hoàn chỉnh
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã;
3. Nguồn
nhân lực:
Thực hiện
kế họach đào tạo đồng bộ theo yêu cầu ứng dụng:
- Bồi dưỡng
kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ một cửa để vận hành, sử dụng các phần mềm triển
khai tại bộ phận một cửa cấp huyện, xã.
- Đào tạo
chuyên môn cho cán bộ phụ trách quản trị hệ thống triển khai để đảm bảo nhân lực
cho các đơn vị cấp huyện và xã hoạt động ổn định.
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp cùng các Sở, Ngành liên
quan, các huyện, thị, thành phố tổ chức tổng hợp, kiểm tra việc triển khai thực
hiện Đề án;
- Thẩm định thiết kế sơ bộ các dự án
triển khai thực hiện Đề án này, nhằm đảm bảo tính hệ thống trong triển khai thực
hiện.
2. Sở Nội vụ:
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông
triển khai đồng bộ Đề án này và Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm
2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Đề án "Đầu tư trang thiết bị,
phương tiện làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp
xã".
3. Sở Tài chính:
Cân đối nguồn vốn sự nghiệp ngân sách
tỉnh để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án. Hướng dẫn các huyện, thị,
thành trong việc thanh quyết toán nguồn kinh phí triển khai Đề án.
4. Sở Kế họach và Đầu tư:
Cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư để
đảm bảo thực hiện Đề án này; hướng dẫn các huyện, thị, thành cân đối nguồn vốn
đầu tư tỉnh giao cho cấp huyện quản lý, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ
để thực hiện Đề án trên địa bàn.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Trên cơ sở Đề án, xây dựng các Dự
án cụ thể để triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn. Các dự án phải có ý
kiến thẩm định thiết kế sơ bộ của Sở Thông tin và Truyền thông, trước khi cơ
quan thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo tính hệ thống, tích hợp thông tin trên
địa bàn tỉnh, khi triển khai thực hiện ứng dụng các phần mềm.
- Chỉ đạo, điều hành, kịp thời giải quyết
những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện các đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng
và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trên địa bàn.
6. Các Sở, Ngành có liên quan: Triển
khai các ứng dụng CNTT quản lý CSDL chuyên ngành, liên quan đến hệ thống một cửa
cấp huyện và cấp xã, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện,
thị, thành trong triển khai ứng dụng phần mềm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả để tránh trùng lắp, chồng chéo.