QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2006/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh)
Chương I
CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều
1. Chức năng của Hội đồng Khoa học
và Công nghệ
Hội đồng Khoa học và
Công nghệ tỉnh Bình Dương (sau đây được gọi là Hội đồng) là tổ chức tư vấn
giúp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ
trọng tâm về công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh. Hội
đồng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tư vấn của mình.
Hội đồng được thành lập theo
Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng
Hội
đồng có nhiệm vụ tham gia và đóng góp ý kiến về các vấn đề:
1.
Các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước về khoa học và
công nghệ, được cụ thể hoá vào điều kiện của địa phương.
2.
Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của các Ngành trong tỉnh.
3.
Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm
của tỉnh, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa
học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
4.
Phương hướng và biện pháp đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ của tỉnh.
5.
Xác minh, đánh giá và kiến nghị khen thưởng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có giá trị và
những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất và đời sống trên địa
bàn tỉnh.
6.
Việc phối hợp lực lượng khoa học và công nghệ của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh
và giữa các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh với các cơ quan, đơn vị của Trung ương
đóng trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội,
khoa học và công nghệ của tỉnh.
Điều 3. Quyền hạn của Hội đồng
1.
Được tham dự các cuộc họp thảo luận về phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
2.
Được cung cấp tài liệu và đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu
tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ ghi ở
Điều 2.
3.
Được trình bày với các cấp lãnh đạo của tỉnh về các vấn đề có liên quan trực tiếp
đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
4.
Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ quy định để thực hiện nhiệm
vụ của Hội đồng.
5.
Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của
mình.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA
HỘI ĐỒNG
Điều 4. Thành phần của Hội đồng và Ban thường trực của Hội đồng
1. Thành phần của Hội
đồng gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
c) Uỷ viên thường trực;
d) Các uỷ viên;
e) Uỷ viên thư
ký.
2. Ban thường trực của
Hội đồng gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó
Chủ tịch thường trực Hội đồng, Uỷ viên thường
trực và Uỷ viên thư ký.
Điều 5. Ban thường trực Hội đồng có nhiệm vụ
1.
Quyết định nội dung và chương trình làm việc của các phiên họp Hội đồng.
2.
Quyết định danh sách các đại biểu của các ngành mời dự các phiên họp hoặc tham
gia các hoạt động của Hội đồng.
3.
Giải quyết các công việc giữa 2 phiên họp Hội đồng.
Điều 6. Chủ tịch Hội đồng
1.
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, phụ trách công tác khoa học và công nghệ giữ
cương vị Chủ tịch Hội đồng.
2.
Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
a)
Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo các quy định của Quy chế này;
b)
Lãnh đạo Ban thường trực Hội đồng chuẩn bị các tài liệu cần thiết về các vấn đề
đưa ra thảo luận tại các phiên họp Hội đồng; duyệt các báo cáo tài liệu trước
khi đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
c)
Thực hiện các chế độ quy định và đảm bảo các điều kiện cho mọi hoạt động của Hội
đồng;
d)
Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và toàn thể Hội đồng;
e)
Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng giải
quyết các công việc của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Điều 7. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng
1.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng lựa chọn trên cơ sở kiến
nghị của hội nghị toàn thể Hội đồng và phụ trách các công việc do Chủ tịch Hội
đồng phân công. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giữ cương vị Phó Chủ tịch thường
trực Hội đồng.
2.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
a)
Duyệt chương trình làm việc và các báo cáo đưa ra thảo luận ở các phiên họp của
Ban thường trực;
b)
Giải quyết các công việc của Hội đồng giữa 2 phiên họp của Ban thường trực;
c)
Sử dụng bộ máy của cơ quan mình để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội
đồng;
d)
Thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch
Hội đồng ủy quyền.
Điều 8. Uỷ viên thường trực:
Hội đồng phân công một thành
viên là Lãnh đạo của Sở Khoa học và Công nghệ
giữ nhiệm vụ Uỷ viên thường trực, để giúp Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chỉ
đạo giải quyết các công việc của Hội đồng.
Điều 9. Uỷ viên Hội đồng:
1.
Uỷ viên Hội đồng gồm các cán bộ quản lý, khoa học và công nghệ công tác ở một số
ngành của tỉnh.
2.
Tiêu chuẩn của Uỷ viên Hội đồng:
a)
Có kinh nghiệm và năng lực trong công tác quản lý khoa học và công nghệ, quản
lý kinh tế, nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo kỹ thuật sản xuất;
b)
Có uy tín trong đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh;
c)
Nhiệt tình và có khả năng, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong
nhiệm kỳ 5 năm của Hội đồng.
3.
Quy trình lựa chọn các uỷ viên Hội đồng.
Các
Uỷ viên thuộc các Ngành của tỉnh được lựa chọn
như sau:
a)
Dựa vào tiêu chuẩn của Uỷ viên Hội đồng, các ngành đề cử danh sách Uỷ viên Hội
đồng;
b)
Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, dự kiến danh sách các Uỷ viên Hội đồng, có
tham khảo trước ý kiến của cơ quan phụ trách về cán bộ của tỉnh. Tỷ lệ cán bộ
khoa học, cán bộ quản lý đầu ngành theo cơ cấu ngành chuyên môn do Sở Khoa học
và Công nghệ nghiên cứu đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
c)
Tổng số Uỷ viên Hội đồng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tùy theo
yêu cầu, điều kiện cụ thể của tỉnh.
Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên Hội đồng:
1.
Nhiệm vụ của Uỷ viên Hội đồng:
a)
Tham gia đầy đủ các phiên họp và các hoạt động của Hội đồng;
b)
Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận
ở Hội đồng;
c)
Giữ gìn tài liệu và số liệu theo quy định về bảo mật của Nhà nước.
2.
Quyền hạn của Uỷ viên Hội đồng:
a)
Được cung cấp những thông tin cần thiết về các vấn đề có liên quan tới các
phiên họp và các hoạt động của Hội đồng;
b)
Kiến nghị thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi tư vấn của Hội đồng;
c)
Trong trường hợp cần thiết có thể được đến xem xét tại chỗ những vấn đề có liên
quan đến công việc của Hội đồng;
d)
Được dành một số thời gian trong giờ hành chính để thực hiện những nhiệm vụ của
Hội đồng giao. Việc hoàn thành công việc của Hội đồng được ghi nhận như việc
hoàn thành phần kế hoạch công tác cá nhân do cơ quan, đơn vị mình phân công.
Điều
11. Uỷ
viên thư ký có nhiệm vụ:
1. Ghi biên bản cuộc họp và hoàn chỉnh hồ sơ cuộc
họp;
2. Giúp cơ quan thường trực Hội đồng điều phối, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ hàng năm.
Điều 12. Cơ quan thường trực của Hội đồng:
1. Cơ quan thường trực của Hội đồng được đặt tại
Sở Khoa học và Công nghệ. Hội đồng được sử dụng bộ máy, con dấu, tài khoản của
Sở Khoa học và Công nghệ trong quan hệ công tác.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
a) Dự thảo phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm năm và hàng năm để trình Hội đồng
cho ý kiến, trên cơ sở đó trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Cụ thể hoá phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm theo chỉ đạo của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện;
c) Chuẩn bị Chương trình, nội dung cho các phiên
họp của Hội đồng.
Điều 13. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng:
1.
Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. Việc bổ nhiệm, thay đổi thành viên Hội
đồng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
2.
Những thành viên đã nghỉ hưu, chuyển đổi công tác hoặc không thực hiện đầy đủ
các nhiệm vụ đã quy định, sau một thời gian lâu nhất là 01 năm sẽ do Hội nghị
toàn thể Hội đồng đề nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh miễn nhiệm tham gia
công tác của Hội đồng.
3.
Việc khen thưởng thành viên Hội đồng có thành tích trong các hoạt động của Hội
đồng, được thực hiện theo các quy định của Luật
thi đua khen thưởng.
Chương III
PHƯƠNG THỨC
VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 14. Hoạt động của thành viên
Hội đồng:
Các
thành viên của Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm
cá nhân trước Hội đồng về tri thức khoa học và công
nghệ.
Điều 15. Chuẩn bị tài liệu cho các phiên họp Hội đồng:
Cơ
quan thường trực của Hội đồng có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu về những vấn đề sẽ
đưa ra thảo luận ở Hội đồng và chuyển đến các thành viên Hội đồng trước khi họp
chậm nhất là 7 ngày. Tài liệu của các phiên họp bất thường phải chuyển đến các
thành viên Hội đồng chậm nhất là 2 ngày trước phiên họp.
Điều 16. Các phiên họp của Hội đồng:
1.
Tuỳ tình hình cụ thể của tỉnh, Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần. Khi cần
thiết, Hội đồng có thể họp bất thường, Hội đồng được sử dụng thời gian hành
chính để tổ chức các phiên họp của mình.
2.
Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên
chính thức của Hội đồng tham dự. Các phiên họp bất thường không nhất thiết có đủ
số lượng trên.
3.
Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của
đại biểu một số ngành, đại biểu của các cơ quan, đơn vị của Trung ương, đại biểu
đại diện cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và một số nhà khoa học có uy
tín. Các đại biểu này không tham gia biểu quyết về những vấn đề của Hội đồng.
Điều 17. Phương thức làm việc của Hội đồng:
1.
Phương thức làm việc của Hội đồng là nêu vấn đề thảo luận, góp ý kiến và biểu
quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín để lấy ý kiến đa số. Việc biểu quyết công
khai hay bỏ phiếu kín sẽ do toàn thể Hội đồng quyết định. Mọi ý kiến phát biểu
và kiến nghị của từng thành viên Hội đồng phải được ghi chép đầy đủ trong biên
bản phiên họp.
2.
Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau, thì ý kiến quyết định của Hội đồng
thuộc bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 18. Kinh phí hoạt động của Hội đồng:
1.
Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ của tỉnh.
2.
Nội dung chi cho hoạt động của Hội đồng gồm: chi thù lao cho các buổi họp của Hội đồng,
Ban thường trực Hội đồng, chi cho việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu và các điều
kiện làm việc của Hội đồng, chi phí đi lại, lưu trú và công tác phí theo chế độ
Nhà nước quy định cho các thành viên Hội đồng khi được mời tham dự các phiên họp
Hội đồng hoặc đi khảo sát thực tế khi có chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 19. Hiệu lực thi hành:
Quy chế này được sửa đổi, bổ sung khi có sự nhất
trí đề nghị của ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng hoặc được thay đổi cho phù
hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn hoặc
theo sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ và
do Hội đồng trình bằng văn bản, để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định
ban hành./.