Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2013 về Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1440/QĐ-TTg
Ngày ban hành 16/08/2013
Ngày có hiệu lực 16/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1440/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, Cổng TTĐT, Các Vụ: TH, PL.
- Lưu: Văn thư, QHQT (3)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam)

BỐI CẢNH, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Bối cảnh

Ngày 17 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Ngày 28/9/2012, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Hội nghị và chính thức trở thành thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế vào ngày 10/4/2013.

Trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

Về quyền: Được tham gia quyết định chính sách, xây dựng các công ước hợp tác về các vấn đề tư pháp quốc tế và phương hướng tương lai của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; Có quyền bỏ phiếu hàng năm trong Hội đồng Thường vụ và chính sách của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; Được mời tham dự mọi hoạt động, Phiên họp ngoại giao, Ủy ban đặc biệt; Được nhận thông tin cập nhật về tất cả các công việc đang diễn ra tại Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; Được hưởng các dịch vụ hậu gia nhập bao gồm: hỗ trợ và xây dựng mạng lưới quốc tế các cơ quan trung ương, hưởng hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, hưởng các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu tư pháp và hỗ trợ kỹ thuật (do Hội nghị thành lập).

Về trách nhiệm và nghĩa vụ: Việt Nam phải chỉ định Cơ quan Quốc gia làm đầu mối liên lạc với Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và Ban Thường trực của Hội nghị; Cử đại diện tham gia các hoạt động của Hội nghị; Có nghĩa vụ đóng góp niên liễm cho Hội nghị khoảng 6.000 Euro/năm; Tự chi trả các chi phí đi lại và ăn ở cho các đại biểu tham gia các hoạt động của Hội nghị.

Để có thể thực hiện tốt quy chế thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế sau khi chính thức trở thành viên của Hội nghị và mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam, Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu dài hạn

- Xây dựng và nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế, góp phần thiết thực thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về đa dạng hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực.

- Hỗ trợ cho việc hài hòa hóa pháp luật và thể chế trong nước về tư pháp quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể

[...]