Quyết định 14/2005/QĐ-BTNMT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu | 14/2005/QĐ-BTNMT |
Ngày ban hành | 02/12/2005 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký | Mai Ái Trực |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2005/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2005 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Cục Bảo vệ môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên các mặt: kiểm tra, giám sát, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; cải thiện chất lượng môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; quan trắc môi trường; ứng dụng công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê, thông tin báo cáo môi trường; quản lý tổng hợp đới bờ; giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường.
1. Tham gia xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường;
2. Trình Bộ trưởng quyết định kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, kế hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, các quy hoạch, kế hoạch nhà nước, các chương trình quốc gia, các quy trình, quy phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ;
3. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, Ủy ban nhân dân các cấp theo phân công của Bộ; trả lời tổ chức và cá nhân về các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường theo phân công của Bộ; phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra chuyên ngành về môi trường;
4. Trình Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; lưu trữ và quản lý thống nhất số liệu điều tra, quan trắc về môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về môi trường, hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm và các báo cáo môi trường chuyên đề khác theo phân công của Bộ;
5. Điều tra, thống kê, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học; quản lý an toàn sinh học theo phân công của Bộ;
6. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chiến lược, kế hoạch hành động quản lý tổng hợp và mô hình bảo vệ môi trường lưu vực sông, đới bờ và biển; làm đầu mối điều phối hoạt động bảo vệ môi trường có tính liên tỉnh, liên ngành, liên vùng, liên quốc gia;
7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
8. Điều tra, thống kê, kiểm soát, quản lý các nguồn thải, chất thải; đề xuất và hướng dẫn thực hiện các giải pháp công nghệ và mô hình quản lý thu gom, xử lý, tiêu hủy và tái chế chất thải; đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; quan trắc, đánh giá ô nhiễm môi trường xuyên biên giới;
9. Tỏ chức nghiên cứu, xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống và khắc phục các sự cố môi trường;
10. Trình Bộ trưởng quy định việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các giấy phép khác về môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân công của Bộ;
11. Trình Bộ trưởng quy định về trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ, thiết bị xử lý chất thải, quản lý phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất; hướng dẫn công tác quản lý và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định, tuyển chọn các công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường để phổ biến áp dụng;
12. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế;
13. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường; phát triển các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa bảo vệ môi trường; tổ chức công tác khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường;
14. Tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về môi trường được phép công bố theo quy định của pháp luật;
15. Tổ chức nghiên cứu, phát triển các mô hình quản lý môi trường, mô hình công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường, khu công nghiệp sinh thái, làng sinh thái, tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải thiện môi trường;
16. Tham gia các hoạt động nhằm bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản;
17. Tổ chức thực hiện và điều phối các điều ước quốc tế, hợp tác song phương, đa phương, chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân công của Bộ;
18. Tư vấn, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân về pháp luật, kỹ thuật, nghiệp vụ, công nghệ liên quan đến bảo vệ môi trường; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
19. Tham gia hướng dẫn, quản lý việc thu và sử dụng phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
20. Làm đầu mối giúp việc ban chỉ đạo quốc gia, ban chỉ đạo liên ngành về những vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường theo phân công của Bộ;