Quyết định 1383/QĐ-UBND năm 2020 về định hướng nội dung hương ước, quy ước bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La
Số hiệu | 1383/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/07/2020 |
Ngày có hiệu lực | 02/07/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Phạm Văn Thủy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1383/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 02 tháng 7 năm 2020 |
BAN HÀNH ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước;
Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai thi hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 1068/TTr-SVHTT&DL ngày 19 tháng 5 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định hướng nội dung hương ước, quy ước bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La về ban hành mẫu hương ước, quy ước bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢN, TIỂU KHU, TỔ
DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh)
I. KẾT CẤU CHUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BAO GỒM:
1. Lời nói đầu;
2. Chương I: Quy định chung;
3. Chương II: Xây dựng nếp sống văn hóa;
4. Chương III: Việc cưới, việc tang, ngày lễ, ngày hội;
5. Chương IV: Phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ và phát triển rừng;
6. Chương V: Bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;
7. Chương VI: Tổ chức thực hiện.
LỜI NÓI ĐẦU
(Nêu khái quát về đặc điểm về địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, hoạt động kinh tế - xã hội và tình hình thực tiễn của bản,tiểu khu, tổ dân phố)
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1383/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 02 tháng 7 năm 2020 |
BAN HÀNH ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢN, TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước;
Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai thi hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 1068/TTr-SVHTT&DL ngày 19 tháng 5 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định hướng nội dung hương ước, quy ước bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La về ban hành mẫu hương ước, quy ước bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢN, TIỂU KHU, TỔ
DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh)
I. KẾT CẤU CHUNG CỦA HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BAO GỒM:
1. Lời nói đầu;
2. Chương I: Quy định chung;
3. Chương II: Xây dựng nếp sống văn hóa;
4. Chương III: Việc cưới, việc tang, ngày lễ, ngày hội;
5. Chương IV: Phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ và phát triển rừng;
6. Chương V: Bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;
7. Chương VI: Tổ chức thực hiện.
LỜI NÓI ĐẦU
(Nêu khái quát về đặc điểm về địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, hoạt động kinh tế - xã hội và tình hình thực tiễn của bản,tiểu khu, tổ dân phố)
Nhằm giữ gìn và phát huy những thuần phong mỹ tục của quê hương, đề cao các chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và tiến bộ xã hội; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng bản/tiểu khu/tổ dân phố……(1) ngày càng phát triển ấm no, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ.
Bản/tiểu khu/tổ dân phố…. (1) bàn bạc thống nhất xây dựng hương ước, quy ước với các nội dụng cụ thể như sau:
Hương ước, quy ước này quy định về các chuẩn mực xử sự của các hộ gia đình, cá nhân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố……….(1), xã/phường/thị trấn………(2), huyện/thành phố……....(3), tỉnh Sơn La về phát triển kinh tế - xã hội, về nếp sống văn hóa, quy định về việc cưới, việc tang, việc lễ, hội; quy định về an ninh, trật tự, quy định về bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường, bảo vệ rừng.
Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn bản/tiểu khu/tổ dân phố….(1) không phân biệt giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ chính trị, văn hóa, tôn giáo, hộ khẩu thường trú hay tạm trú đều phải chấp hành tốt các điều khoản trong bản hương ước, quy ước này.
Nếu gia đình, cá nhân nào vi phạm những quy định của hương ước, quy ước thì tùy vào mức độ nặng nhẹ mà cộng đồng bản/tiểu khu/tổ dân phố….(1) cảnh cáo hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Điều 3. Xây dựng gia đình văn hóa
1. Mỗi hộ gia đình trong bản/tiểu khu/tổ dân phố phải tôn trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng, sự quản lý của Ban Quản lý bản/tiểu khu/tổ dân phố, Ban vận động bản/tiểu khu/tổ dân phố. Chấp hành tốt quy định sinh hoạt của bản/tiểu khu/tổ dân phố về hội họp. Chủ hộ phải tham gia họp, nếu bận phải cử người trong gia đình đi thay (người đi họp thay phải từ 18 tuổi trở lên) trừ trường hợp ốm đau, bất khả kháng.
2. Đoàn kết tham gia các hoạt động hoà giải, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa.
3. Vợ, chồng sống chung thủy, hòa thuận, bình đẳng, tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi công việc. Có trách nhiệm nuôi dạy con cái và tạo điều kiện cho con cái phát triển cả về mặt thể lực và trí lực, chịu trách nhiệm đối với hành vi của con cái khi con cái chưa đến tuổi thành niên. Cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Con cháu hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ. Ông, bà, cha, mẹ sống gương mẫu, chăm lo, dạy bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội.
4. Xây dựng kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.
5. Hàng năm phấn đấu đạt 70% trở lên số hộ trong bản/tiểu khu/tổ dân phố đạt danh hiệu Gia đình văn hoá, 60% trở lên gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa ba năm liên tục.
Điều 4. Đoàn kết dân tộc, thực hiện chính sách tôn giáo
1. Mỗi cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Trong cộng đồng dân cư quan hệ các họ tộc phải đoàn kết, hòa thuận, không được chia bè phái, giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mặn mà, nhẹ nhàng, vui vẻ, giữ gìn tình đoàn kết xóm giềng. Sống văn minh, lành mạnh, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng quyền lợi cuộc sống riêng của mỗi gia đình, giải quyết tốt các mâu thuẫn trong gia đình và cộng đồng dân cư bằng hình thức hòa giải, dựa trên tinh thần với xây dựng tình làng nghĩa xóm chân thành, thẳng thắn, tế nhị, trung thực, dân chủ và bình đẳng và không để mâu thuẫn kéo dài ảnh hướng đến tình cảm gia đình, họ tộc trong cộng đồng dân cư.
2. Mọi người đều được tự do tín ngưỡng, tuy nhiên không được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền và học đạo trái phép; không tuyên truyền, chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, gây mất đoàn kết, trật tự trị an trong bản, tổ dân phố.
3. Đấu tranh không khoan nhượng đối với các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, kích động chống phá chính quyền, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
4. Quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Điều 5. Giáo dục, chăm sóc bà mẹ và trẻ em
1. Người mẹ trong thời kỳ mang thai cần đi khám thai, được tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt đầy đủ. Khi sinh con nên đến cơ sở y tế. Trường hợp nếu sinh con ở nhà phải mời bà đỡ đã được đào tạo hoặc nhân viên y tế bản, tổ dân phố để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
2. Trẻ em phải được tiêm chủng đầy đủ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất trong khả năng của mỗi gia đình để trẻ em không bị suy dinh dưỡng.
3. Các hộ gia đình có con, em trong độ tuổi đi học phải tạo điều kiện để con, em đến trường học tập. Không được để con, em bỏ học giữa chừng. Ông, bà, cha, mẹ phải có trách nhiệm cùng nhà trường theo dõi, dạy dỗ con cháu học tập, rèn luyện đạt kết quả cao.
4. Nếu hộ gia đình nào để con, em bỏ học hoặc không cho con em đi học đúng độ tuổi quy định sẽ bị nhắc nhở, phê bình trước cuộc họp toàn bản, tổ dân phố.
5. Nghiêm cấm hộ gia đình vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật. Không để trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em tham gia lao động nặng nhọc, độc hại và bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội khác.
6. Vận động phong trào khuyến học, khuyến tài, động viên những em học giỏi, giúp đỡ các em nghèo đến trường và học lên các bậc cao hơn. Hàng năm tổ chức tặng quà cho các cháu học giỏi, các cháu thi đậu đại học, cao đẳng thuộc hộ nghèo.
Điều 6. Văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao
1. Các hộ gia đình phải tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình được xem các buổi diễn văn nghệ, diễn đàn; đọc sách báo, nghe đài phát thanh, theo dõi truyền hình; tham gia sinh hoạt văn hoá, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi của mình để rèn luyện sức khoẻ, tìm hiểu thế giới, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
2. Bản/tiểu khu/tổ dân phố xây dựng một đội văn nghệ, (một đội bóng đá, một đội bóng chuyền hơi…) để tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể dục, thể thao do xã, huyện tổ chức.
3. Hàng năm vào dịp các ngày lễ, tết thôn tổ chức các cuộc vui chơi, giải trí, thi văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện thực tế của địa phương.
4. Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng các loại văn hoá phẩm đồi trụy, mê tín, dị đoan và kích động bạo lực.
Điều 7. Phòng chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh hoạt văn hóa tâm linh
1. Các sinh hoạt văn hóa tâm linh, tổ chức hiếu, hỷ, thờ cúng phải phù hợp với phong tục tập quán, đảm bảo phát huy truyền thống văn hóa. Trường hợp gia đình có người ốm, đau phải đưa đi chữa trị tại các cơ sở y tế, không dùng các biện pháp cúng bái thay thế cho phương pháp chữa trị y học.
2. Cấm việc lợi dụng các sinh hoạt văn hóa tâm linh để hoạt động mê tín dị đoan. Người nào vi phạm bị khiển trách, nhắc nhở trước cuộc họp toàn bản/tiểu khu/tổ dân phố và lập biên bản đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Thực hiện bình đẳng giới, phòng và chống bạo lực gia đình
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới, phòng và chống bạo lực gia đình. Các cá nhân, đặc biệt là nam giới cần tích cực chủ động tham gia các phong trào xã hội ở địa phương, sinh hoạt câu lạc bộ, học tập kiến thức về gia đình, về bình đẳng giới, các quyền của phụ nữ và phòng chống bạo lực trong gia đình thông qua truyền thông.
Bản thân người phụ nữ cần hiểu được quyền và trách nhiệm của mình trong công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Cần có kiến thức cũng như kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ mình và các con trước khi có sự trợ giúp từ phía các đoàn thể xã hội.
2. Giáo dục các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
3. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, NGÀY LỄ, NGÀY HỘI
1. Tổ chức việc cưới phải đảm bảo theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trước khi tổ chức lễ cưới đôi nam nữ phải đến UBND xã/phường/thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tổ chức đám cưới trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán và hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, gây lãng phí, hạn chế cỗ bàn, hạn chế các tục lệ không cần thiết. Không thách cưới dưới mọi hình thức (tiền mặt hoặc vật chất khác), không tổ chức ăn uống linh đình mang tính vụ lợi. Khuyến khích tổ chức lễ cưới hỏi theo nếp sống mới, tổ chức hình thức cưới tiệc trà, văn nghệ, không dùng thuốc lá để tiếp khách.
3. Không sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn vượt quá mức quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến xung quanh và trật tự công cộng.
1. Khi có người qua đời gia đình có trách nhiệm thông báo với Trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố để bản/tiểu khu/tổ dân phố thông báo cho nhân dân trong bản/tổ dân phố biết và gia đình có người chết phải đến UBND xã, phường, thị trấn để làm thủ tục đăng ký khai tử.
Khi nhận được thông báo các hộ gia đình tranh thủ bố trí người đến giúp đỡ gia đình có tang khâm liệm, chuẩn bị mọi thứ cho tang lễ. Nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ tang chủ về vật chất (tùy vào lòng hảo tâm) và tinh thần để tang chủ bớt khó khăn.
2. Người chết không để quá 48 giờ. Trường hợp chết vì bệnh truyền nhiễm không để quá 24 giờ. Người qua đời được chôn cất đúng nơi quy định, khuyến khích người dân sử dụng hình thức an táng là hỏa táng.
3. Việc tổ chức tang lễ chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hoá và hoàn cảnh của từng gia đình.
4. Không sử dụng kèn trống, nhạc tang sau 22 giờ và trước 5 giờ sáng. Không đốt rải vàng mã, tiền âm phủ khi đưa tang tránh ô nhiễm môi trường.
5. Đối với những người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, khi qua đời gia đình có nguyện vọng tổ chức lễ tang và an táng tại địa phương thì thân nhân phải thông báo cho Trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố và xin phép UBND xã/ phường/ thị trấn và phải chấp hành đầy đủ các quy định về tang lễ cũng như tập quán của nhân dân địa phương.
Điều 11. Về tổ chức ngày lễ, tết, giỗ, ngày hội, ngày mừng thọ
1. Trong các dịp ngày lễ, tết, giỗ, ngày hội, ngày mừng thọ là dịp hội tụ con cháu gần, xa về quê hương. Các gia đình, dòng họ cần thông qua dịp này để nhắc nhở, dạy bảo con cháu nhớ về cội nguồn, tình cảm, trách nhiệm với gia đình, quê hương, bản làng. Biểu dương khuyến khích những việc làm tốt, phê bình những biểu hiện tiêu cực.
2. Việc tổ chức ngày lễ, tết, giỗ, ngày hội phải gọn nhẹ, không phô trương, linh đình, không kéo dài thời gian.
3. Các gia đình có ông, bà, cha, mẹ đến tuổi lên lão (từ 70 tuổi trở lên) vào các năm như 70 tuổi, 75 tuổi, 80 tuổi trở lên thì báo cáo với Ban công tác Mặt trận bản/tiểu khu/tổ dân phố, Ban Quản lý bản/tiểu khu/tổ dân phố và Hội người cao tuổi để tổ chức mừng thọ vào dịp đầu xuân. Mỗi năm một lần vào đầu tháng giêng âm lịch tại nhà văn hoá bản/tiểu khu/tổ dân phố. Việc chúc thọ, mừng thọ phải được tổ chức long trọng thể hiện lòng tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với người cao tuổi.
4. Vào các dịp lễ, tết của quê hương, dân tộc, bà con nhân dân trong thôn phải tham gia vệ sinh sạch đẹp đường làng, ngõ xóm. Treo cờ Tổ quốc, trang trí cổng chào theo sự hướng dẫn của UBND xã, phường, thị trấn.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 12. Về phát triển kinh tế
1. Mỗi hộ dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố hăng hái thi đua làm giàu chính đáng bằng sức lao động; phải tuyệt đối chấp hành kế hoạch thời vụ gieo trồng và theo từng chủng loại giống và chất đất. Tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây con có năng suất cao theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, tạo công ăn việc làm để tăng thêm thu nhập cho người dân
2. Khuyến khích phát triển và duy trì các nghề truyền thống và các nghề thủ công để tăng thu nhập góp phần thực hiện việc xoá đói giảm nghèo. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nghiêm cấm việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các loại hàng cấm, hàng lậu, hàng giả theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nghiêm và đầy đủ các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không sử dụng chất cấm, hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng trong sản xuất; áp dụng các quy trình sản xuất sạch, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt.
Điều 13. Trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng
1. Diện tích đất rừng đã được giao đến từng hộ, bản/tiểu khu/tổ dân phố khuyến khích các hộ có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; không chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật; không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo quy định của pháp luật.
2. Mọi người dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố tham gia trồng rừng, xúc tiến tái sinh rừng để làm giàu rừng bằng vốn hỗ trợ của nhà nước và tự bỏ vốn trồng rừng tập trung hoặc chia cho hộ gia đình. Khi chủ rừng khai thác rừng đã đến tuổi khai thác thì chủ rừng phải làm đơn xin phép khai thác và thống kê số cây, diện tích, khối lượng cần chặt hạ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác.
Điều 14. Về xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng
1. Các khoản đóng góp xây dựng các công trình công cộng, xây dựng cơ sở vật chất chung của bản/tiểu khu/tổ dân phố phải được bàn bạc thống nhất trong thôn thông qua cuộc họp của toàn thể nhân dân và được đa số các hộ gia đình, cá nhân nhất trí. Khi các hộ gia đình, cá nhân đã nhất trí thì phải nghiêm túc tuân thủ, đóng góp kịp thời, tránh không thực hiện làm ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng công trình hoặc chương trình chung.
2. Mọi người trong bản/tiểu khu/tổ dân phố phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng của bản/tiểu khu/tổ dân phố như: Trường học, nhà văn hoá, sân vận động, đường giao thông, di tích lịch sử, văn hoá, đường dây tải điện, hệ thống truyền thanh, hệ thống tiêu thoát nước và các công trình khác.
3. Các công trình và tài sản phúc lợi tập thể, các trục đường giao thông, mương máng, không ai được sửa đổi lấn chiếm. Không được viết, vẽ bậy, bôi bẩn lên tường nhà, tường bao và những nơi công cộng khác. Ai vi phạm thì bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và cơ quan có thẩm quyền xử lý.
4. Nghiêm cấm việc đào, phá và lấy đất gần đường trục, cầu cống để bảo vệ đường giao thông trong thôn và các tuyến đường chung trên địa bàn bản, tổ dân phố, không để các loại vật liệu trên đường làm cản trở giao thông đi lại và ảnh hưởng đến tuổi thọ của đường.
Điều 15. Về xây dựng nông thôn mới
1. Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn để mọi người dân trong bản, tổ dân phố đồng lòng xây dựng thôn khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện, có nếp sống văn hóa, môi trường văn minh, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Do đó mọi người trong bản, tổ dân phố phải gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
2. Tất cả mọi người trong thôn đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Đóng góp công sức và tiền của vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi cá nhân, hộ gia đình.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 16. Giữ gìn vệ sinh, môi trường
1. Mọi gia đình và cá nhân đều phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định của của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt không được vứt các loại bao bì, rác phế thải, không được để các loại nước thải chưa qua xử lý ra nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường.
2. Mọi người phải có ý thức giữ gìn sức khoẻ cho mình và những người thân, phải thực hiện ăn chín, uống sôi, tẩm màn và tiêm phòng đúng định kỳ theo quy định của cơ sở y tế để phòng chống dịch bệnh. Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, phát quang bờ, bụi, quét dọn đường giao thông.
3. Các hộ gia đình ở trên địa bàn bản/tiểu khu/tổ dân phố phải có công trình vệ sinh (hố tiêu, nhà xí) sạch sẽ, kín đáo. Giếng, bể nước, nhà tắm hợp vệ sinh. Các xác chết động vật phải được chôn lấp cẩn thận, không được vứt bừa bãi trên nguồn nước làm ô nhiễm môi trường.
4. Ai vi phạm sẽ bị bản/tiểu khu/tổ dân phố báo lên cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật. Đồng thời bị phê bình trong cuộc họp toàn bản/tiểu khu/tổ dân phố.
Điều 17. Về phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
1. Mọi gia đình đều phải chấp hành tốt các quy định của Luật Thú y như:
a) Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm.
b) Thực hiện các biện pháp (phòng là chính) để không phát sinh và lây lan dịch bệnh.
2. Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh, bị dịch không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ. Khi phát hiện bị bệnh dịch phải báo cáo với Ban Quản lý bản/tiểu khu/tổ dân phố để tổ chức tiêu huỷ tránh lây lan dịch bệnh.
Điều 18. Về chăn, thả gia súc, gia cầm
1. Các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm phải phù hợp với tập quán, truyền thống và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, hoa màu của người khác. Không được chăn thả gia cầm ở ruộng mạ và vùng lúa mới cấy. Nếu người nào vi phạm thì bị phê bình trước cuộc họp của toàn thôn và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Mỗi hộ trong thôn phải xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Không được xây dựng chuồng trại gần nhà ở, khu dân cư gây mất vệ sinh. Không được nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn.
1. Gia đình và cộng đồng dân cư có trách nhiệm động viên con em mình đến tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật. Gia đình nào có người đào ngũ, bỏ ngũ gây ảnh hưởng đến uy tín của bản/tiểu khu/tổ dân phố thì cha, mẹ và mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm động viên họ trở lại quân ngũ.
2. Cùng nhau xây dựng, củng cố tổ an ninh nhân dân và các mô hình quần chúng tự quản bảo vệ an ninh tổ quốc.
Điều 20. Đảm bảo an ninh trật tự
1. Tất cả mọi người có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn an ninh trật tự trong bản/tiểu khu/tổ dân phố. Không phát ngôn trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước. Không được kích động gây chiến tranh tâm lý, gây rối trật tự, làm mất đoàn kết, gây gổ hằn thù...
2. Thực hiện việc khai sinh, khai tử, đăng ký tạm trú, tạm vắng đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu. Hộ gia đình có người lạ lưu trú phải báo cáo với Trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố.
3. Nghiêm cấm tàng trữ, mua bán, sử dụng vũ khí, hung khí, chất nổ. Không dùng chất nổ, xung điện, kích điện để đánh cá.
4. Mọi người, mọi nhà luôn cảnh giác mọi thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo buôn bán phụ nữ, trẻ em.
5. Khi phát hiện kẻ gian, kẻ gây rối, những người có hành vi vi phạm pháp luật phải báo ngay cho Trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố hoặc chính quyền địa phương.
Điều 21. Phòng cháy, nổ, chập điện và phòng chống bão lụt
1. Mọi người, mọi nhà đều phải có ý thức phòng cháy, chữa cháy. Không để trẻ em chơi, nghịch lửa. Khi xảy ra hoả hoạn các gia đình, cá nhân phải cùng nhau chống hoả. Khi vào rừng không đốt lửa, hút thuốc.
2. Các hộ dùng điện phải sử dụng thiết bị điện bảo đảm an toàn cho người. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành điện về an toàn sử dụng điện. Không được buộc trâu, bò vào cột điện. Không thả diều, đá bóng gần hoặc dưới đường dây điện. Cột bắc dây điện phải cao từ 4,5m đến 5m, chôn vững chắc và không được dùng dây trần để kéo điện về nhà.
3. Khi có thông báo của trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố hoặc UBND xã, phường/thị trấn thông tin về việc phòng chống bão, lụt bà con nhân dân trong toàn bản, tổ dân phố phải tổ chức chặt tỉa cành cây gần nhà, gia cố lại mái nhà để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của bão.
Trong trường hợp có thông báo di dời tránh bão, lụt các hộ gia đình nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng phải chấp hành nghiêm túc. Đối với các hộ gia đình có nhà cửa không đảm bảo thì di trú sang các gia đình có nhà kiên cố hoặc đến những vị trí mà Ban phòng chống lụt bão xã/phường/thị trấn bố trí để đảm bảo an toàn.
Điều 22. Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Nghiêm cấm người dân tham gia, lôi kéo tham gia, tổ chức hoạt động tệ nạn xã hội. Hàng năm, các hộ gia đình phải cam kết nói không với tệ nạn xã hội và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia sản xuất, có lối sống lành mạnh.
2. Nghiêm cấm đánh bạc, chứa bạc dưới mọi hình thức. Có ý thức đấu tranh phòng và chống các tệ nạn trộm cắp, rượu chè bê tha, ma tuý, mại dâm, truyền bá, kích động văn hoá phẩm đồi trụy.
3. Đối với những đối tượng tham gia vào tệ nạn xã hội cần giáo dục, cải tạo để họ trở thành những công dân có ích.
4. Khi phát hiện những đối tượng tham gia vào tệ nạn xã hội, những đối tượng tổ chức, lôi kéo nhân dân tham gia vào tệ nạn xã hội cần báo ngay cho chính quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Đẩy mạnh tuyên truyền về hậu quả của tệ nạn xã hội, những quy định về xử phạt hành chính và hình sự đối với những tệ nạn xã hội để nhân dân nắm rõ, đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả.
Cá nhân, tập thể trong bản/tiểu khu/tổ dân phố thực hiện tốt hương ước, quy ước sẽ được khen thưởng bằng hình thức sau:
- Biểu dương trong bản/tiểu khu/tổ dân phố qua hội họp.
- Thông qua thông tin đại chúng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Được xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền tặng giấy, bằng khen.
Điều 24. Xử lý khi vi phạm hương ước
Cá nhân, tập thể nào vi phạm các điều khoản trong hương ước, quy ước sẽ bị xử lý bằng các hình thức sau:
1. Nếu hộ gia đình vi phạm các hành vi sau thì bị phê bình, cảnh cáo trước cuộc họp toàn thể nhân dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố và không được xét công nhận gia đình văn hóa:
- Không tham gia đóng góp đầy đủ theo quy định của bản/tiểu khu/tổ dân phố, Ban quản lý bản/tiểu khu/tổ dân phố gửi giấy triệu tập lần một.
- Không tham gia sinh hoạt cộng đồng khi đã có thông báo.
- Không thực hiện nghĩa vụ thăm viếng theo quy định của hương ước này.
- Hộ gia đình nào có con em bỏ học giữa chừng, không tham gia học hết phổ thông trung học.
2. Đề nghị cấp trên xử lý.
3. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong hương ước, quy ước này không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung
1. Trưởng bản/tiểu khu/tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, các đoàn thể trong bản/tiểu khu/tổ dân phố thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố thực hiện đúng nội dung của hương ước, quy ước và giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước của bản/tiểu khu/tổ dân phố.
2. Mọi người, mọi nhà trong bản/tiểu khu/tổ dân phố phố đều tự giác thực hiện hương ước, quy ước. Phương châm lấy giáo dục, thuyết phục là cơ bản, lấy dư luận xã hội để giáo dục; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp phải xử lý theo quy định tại các điều trong hương ước, quy ước.
3. Cứ 6 tháng thì họp dân để sơ kết đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước. Trong quá trình thực hiện, hương ước, quy ước sẽ được sửa đổi, bổ sung khi có những nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của bản/tiểu khu/tổ dân phố hoặc theo nguyện vọng của nhân dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước do Hội nghị toàn thể nhân dân trong bản/tiểu khu/tổ dân phố quyết định, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được tổ chức thực hiện.
Bản/tiểu khu/tổ dân phố…(1). , ngày tháng năm 20….
TRƯỞNG BẢN, TỔ DÂN PHỐ
|
TRƯỞNG BAN CTMT |
* Lưu ý:
- (1) Ghi rõ tên bản/tiểu khu/tổ dân phố; (2) ghi rõ tên xã/ phường/ thị trấn; (3) ghi rõ tên huyện/ thành phố.
- Tùy theo đặc điểm và yêu cầu tự quản của từng địa bàn để có những quy định phù hợp, nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản nêu trên.
- Hương ước, quy ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn; giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù.
- Những nội dung được quy định tại các mục nêu cần được quy định linh hoạt, sát với tình hình thực tiễn của từng bản/tiểu khu/tổ dân phố, cụm dân cư.
Ví dụ: Đối với vùng đồng bào dân tộc Thái nên bổ sung thêm nội dung "Không để gia súc dưới gầm sàn";đối với các bản/tiểu khu/tổ dân phố ở nông thôn vùng thấp quy định thêm nội dung "Không sử dụng lòng lề đường để phơi rơm rạ và các loại nông sản khác"; đối với tổ dân phố tại khu đô thị bổ sung nội dung "Không sử dụng lòng lề đường để kinh doanh, để vật liệu xây dựng"...
- Đối với các bản/tiểu khu/tổ dân phố có đồng bào dân tộc Mông sinh sống bổ sung nội dụng bản cam kết “5 có, 5 không” vào nội dung hương ước, quy ước.