Quyết định 377/2004/QĐ-UBTDTT về Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao ban hành
Số hiệu | 1377/2004/QĐ-UBTDTT |
Ngày ban hành | 16/09/2004 |
Ngày có hiệu lực | 09/10/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thể dục Thể thao |
Người ký | Nguyễn Danh Thái |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN THỂ DỤC THỂ THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1377/2004/QĐ-UBTDTT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐỘI TUYỂN THỂ THAO QUỐC GIA”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Pháp lệnh Thể dục, thể
thao ngày 25 tháng 9 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thể dục thể thao;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 78/QĐ-UBTDTT ngày 17 tháng 01 năm 1997 về việc ban hành Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao; giám đốc Sở Thể dục thể thao, Sở Văn hóa thông tin - thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
QUẢN LÝ ĐỘI TUYỂN THỂ THAO QUỐC GIA
(ban hành kèm theo Quyết định số 1377/2004/QĐ-UBTDTT ngày 16/9/2004 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia; các tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc quản lý đội tuyển thể thao quốc gia; trình tự, thủ tục thành lập đội tuyển quốc gia.
Điều 2. Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia, đội dự tuyển trẻ, đội tuyển trẻ quốc gia từng môn thể thao.
2. “Vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: những vận động viên được Ủy ban Thể dục thể thao quyết định triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để tập huấn, thi đấu các giải thể thao quốc tế.
3. “Ban huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: huấn luyện viên trưởng, các huấn luyện viên, Chuyên gia, Bác sỹ và các thành viên khác được Ủy ban Thể dục thể thao triệu tập để huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia.
4. “Cơ quan quản lý thể dục thể thao các địa phương, ngành” bao gồm: Sở Thể dục thể thao, Sở Văn hóa thông tin - thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý thể dục thể thao các ngành.
5. “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia” bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I, II, III, Trung tâm đào tạo vận động viên các trường đại học thể dục thể thao, trường Cao đẳng thể dục thể thao, cơ sở thể dục thể thao cấp tỉnh, thành, ngành được Ủy ban Thể dục thể thao ủy nhiệm tổ chức tập huấn vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia.
6. “Vụ thể thao thành tích cao” bao gồm: Vụ Thể thao thành tích cao I, Vụ Thể thao thành tích cao II.
Điều 3. Trách nhiệm của Vụ Thể thao thành tích cao
1. Trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao phê duyệt:
ỦY
BAN THỂ DỤC THỂ THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1377/2004/QĐ-UBTDTT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐỘI TUYỂN THỂ THAO QUỐC GIA”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Pháp lệnh Thể dục, thể
thao ngày 25 tháng 9 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thể dục thể thao;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 78/QĐ-UBTDTT ngày 17 tháng 01 năm 1997 về việc ban hành Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao; giám đốc Sở Thể dục thể thao, Sở Văn hóa thông tin - thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
QUẢN LÝ ĐỘI TUYỂN THỂ THAO QUỐC GIA
(ban hành kèm theo Quyết định số 1377/2004/QĐ-UBTDTT ngày 16/9/2004 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia; các tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc quản lý đội tuyển thể thao quốc gia; trình tự, thủ tục thành lập đội tuyển quốc gia.
Điều 2. Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia, đội dự tuyển trẻ, đội tuyển trẻ quốc gia từng môn thể thao.
2. “Vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: những vận động viên được Ủy ban Thể dục thể thao quyết định triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để tập huấn, thi đấu các giải thể thao quốc tế.
3. “Ban huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia” bao gồm: huấn luyện viên trưởng, các huấn luyện viên, Chuyên gia, Bác sỹ và các thành viên khác được Ủy ban Thể dục thể thao triệu tập để huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia.
4. “Cơ quan quản lý thể dục thể thao các địa phương, ngành” bao gồm: Sở Thể dục thể thao, Sở Văn hóa thông tin - thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý thể dục thể thao các ngành.
5. “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia” bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I, II, III, Trung tâm đào tạo vận động viên các trường đại học thể dục thể thao, trường Cao đẳng thể dục thể thao, cơ sở thể dục thể thao cấp tỉnh, thành, ngành được Ủy ban Thể dục thể thao ủy nhiệm tổ chức tập huấn vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia.
6. “Vụ thể thao thành tích cao” bao gồm: Vụ Thể thao thành tích cao I, Vụ Thể thao thành tích cao II.
Điều 3. Trách nhiệm của Vụ Thể thao thành tích cao
1. Trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao phê duyệt:
a) Kế hoạch tập huấn các đội tuyển thể thao quốc gia trong nhiều năm hoặc từng năm;
b) Thành phần ban huấn luyện và danh sách các vận động viên trong đội tuyển thể thao quốc gia;
c) Quyết định triệu tập và quyết định thôi tập huấn đội tuyển thể thao quốc gia;
d) Chế độ, chính sách cho các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia;
đ) Việc khen thưởng, kỷ luật thành viên đội tuyển thể thao quốc gia.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo vận động viên, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển thể thao quốc gia.
3. Phối hợp tổ chức thông qua kế hoạch, chương trình huấn luyện, thi đấu và chỉ tiêu của các đội tuyển và của từng vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia.
4. Đề xuất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu và kinh phí cho các đội tuyển thể thao quốc gia các môn thể thao.
5. Quy định thống nhất các mẫu hồ sơ, thẻ vận động viên của các đội tuyển thể thao quốc gia và trực tiếp quản lý theo dõi quá trình phát triển của vận động viên
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch huấn luyện và các hoạt động chuyên môn có liên quan đến công tác huấn luyện, chỉ đạo ban huấn luyện các đội tuyển thể thao quốc gia tổng kết, đánh giá quá trình tập huấn và kết quả huấn luyện, thi đấu.
Điều 4. Trách nhiệm của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia
1. Tiến hành các thủ tục triệu tập các đội tuyển thể thao quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao.
2. Trực tiếp quản lý, giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng thành viên các đội tuyển thể thao quốc gia đang tập huấn.
3. Tham gia chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, thông qua chương trình huấn luyện tập huấn và thi đấu của các đội tuyển thể thao quốc gia.
4. Đảm bảo các điều kiện học tập văn hóa, vui chơi, giải trí, sinh hoạt đoàn thể của các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia đang tập huấn tại Trung tâm.
5. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình Trung tâm phải bảo quản, lưu giữ các tài liệu chuyên môn và trang thiết bị có liên quan đến công việc quản lý, sử dụng vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia.
6. Tổ chức kiểm tra sư phạm, y học, tâm sinh lý ban đầu và theo định kỳ từng giai đoạn theo chu kỳ huấn luyện. Trường hợp vận động viên không đủ sức khỏe tập luyện thì báo cáo Ủy ban Thể dục thể thao để cho thôi tập huấn.
7. Phải tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, nhận xét đánh giá từng vận động viên khi kết thúc tập huấn và sau mỗi đợt tập huấn – thi đấu ở nước ngoài hoặc thi đấu ở trong nước và gửi báo cáo đến các đơn vị chức năng có liên quan đến việc quản lý vận động viên.
8. Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia giao ban với huấn luyện viên các đội tuyển thể thao quốc gia hàng tuần để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác tập huấn, thi đấu và các vấn đề khác.
9. Thanh quyết toán đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi của các vận động viên theo quyết định của Ủy ban Thể dục thể thao; quan tâm giải quyết các ý kiến, đề nghị, kiến nghị hợp lý của các đội, các vận động viên tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ tập huấn, thi đấu.
10. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cư trú.
11. Khen thưởng những vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong tập luyện, thi đấu, xử lý kỷ luật đối với những vận động viên vi phạm nội quy, quy chế theo sự phân cấp của Ủy ban Thể dục thể thao.
Trường hợp đặc biệt liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho vận động viên và giữ nghiêm kỷ luật, căn cứ vào báo cáo của huấn luyện viên trưởng, các phòng chức năng, Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia ký quyết định tạm dừng tập huấn và thống nhất ý kiến với Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ra quyết định kỷ luật, quyết định thôi tập huấn.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý thể dục thể thao địa phương, ngành
1. Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định triệu tập các thành viên đội tuyển quốc gia của Ủy ban Thể dục thể thao có liên quan đến nhân sự do địa phương, ngành quản lý.
2. Tạo điều kiện để huấn luyện viên, vận động viên của địa phương, ngành được tham gia vào các đội tuyển thể thao quốc gia theo quyết định triệu tập các thành viên đội tuyển quốc gia của Ủy ban Thể dục thể thao.
3. Trường hợp vận động viên của địa phương, ngành không thể tập trung đúng hạn, Thủ trưởng cơ quan phải có văn bản báo cáo Ủy ban Thể dục thể thao; đồng thời có văn bản thông báo cho trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia được biết.
4. Các địa phương, ngành có trách nhiệm đóng góp một phần kinh phí cho vận động viên của mình trong đội tuyển thể thao quốc gia khi tập huấn, thi đấu ở trong nước và nước ngoài trong những trường hợp cần thiết.
5. Khi cần vận động viên, huấn luyện viên về thi đấu cho địa phương, ngành trong các giải thi đấu thể thao quan trọng: Thủ trưởng cơ quan phải có văn bản đề nghị với Ban huấn luyện, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Vụ Thể thao thành tích cao. Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện, Ban huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia xem xét đề nghị Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia cho huấn luyện viên, vận động viên trở về thi đấu cho địa phương, ngành. Toàn bộ kinh phí đi lại, ăn, ở cho vận động viên và huấn luyện viên trong thời gian đó do địa phương chi trả.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng các đội tuyển thể thao quốc gia.
2. Đề xuất việc tuyển chọn vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển thể thao quốc gia tham dự các đại hội thể thao khu vực, châu lục, Thế vận hội Olympic và các giải thể thao quốc tế khác. Tiến hành các thủ tục đăng ký thi đấu cho vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia theo đúng quy định của quốc tế.
3. Kiến nghị với các tổ chức thể thao quốc tế, khu vực, châu lục về những vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức, quản lý, sử dụng đào tạo vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia của Việt Nam.
4. Phối hợp, tham gia chỉ đạo Hội đồng huấn luyện viên trong các mặt: công tác tuyển chọn vận động viên; xây dựng kế hoạch huấn luyện, chương trình thi đấu, tập huấn tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
5. Khai thác mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước; thiết lập các mối quan hệ quốc tế với các tổ chức thể thao đã được nhà nước cho phép; tìm những biện pháp đầu tư có trọng điểm tài trợ cho các đội tuyển thể thao quốc gia để góp phần phát triển và nâng cao thành tích, kỷ lục của các vận động viên.
6. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và quốc tế khen thưởng và xử lý kỷ luật vận động viên theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế về thể dục thể thao mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia ký kết.
Điều 7. Trình tự, thủ tục triệu tập, cho thôi tập huấn các đội tuyển quốc gia.
1. Trình tự, thủ tục triệu tập tập huấn đội tuyển thể thao quốc gia:
a) Bộ môn phối hợp với Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia lập danh sách dự kiến đội tuyển thể thao quốc gia; soạn thảo Tờ trình kèm theo danh sách các thành viên đội tuyển quốc gia, ý kiến của Hội đồng chuyên môn, ý kiến của các đơn vị có liên quan trình các Vụ chức năng trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ký quyết định;
b) Vụ Thể thao thành tích cao thông báo tới các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và địa phương, ngành có thành viên đội tuyển quốc gia;
c) Vụ Thể thao thành tích cao kiểm tra việc thi hành quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao.
2. Trình tự, thủ tục cho thôi tập huấn đội tuyển thể thao quốc gia:
a) Vụ Thể thao thành tích cao căn cứ vào đề nghị của Ban huấn luyện đội tuyển quốc gia, Bộ môn, Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia và các đơn vị chức năng trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao quyết định cho thôi tập huấn đội tuyển thể thao quốc gia.
b) Vụ Thể thao thành tích cao gửi quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định tới các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm của của Ban huấn luyện đội tuyển thể thao quốc gia
1. Huấn luyện viên trưởng:
a) Huấn luyện viên trưởng là người chịu trách nhiệm chính về quản lý, chỉ đạo, giáo dục và huấn luyện vận động viên các đội tuyển quốc gia trước các cấp lãnh đạo; chịu trách nhiệm việc nâng cao thành tích thể thao của đội mình phụ trách; chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia;
b) Huấn luyện viên trưởng cùng các thành viên khác của Ban huấn luyện xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện, thi đấu và chỉ tiêu thành tích để thông qua Hội đồng chuyên môn, bộ môn, Vụ Thể thao thành tích cao và Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia trong vòng 15 ngày sau khi tập trung đội tuyển thể thao quốc gia;
c) Huấn luyện viên trưởng tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chương trình huấn luyện, thi đấu và chỉ tiêu thành tích đã được duyệt; phải báo cáo với Hội đồng chuyên môn, Bộ môn, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Vụ thể thao thành tích cao về những thay đổi trong kế hoạch, chương trình huấn luyện.
d) Huấn luyện viên trưởng cùng Ban huấn luyện thống nhất với các Bộ môn kế hoạch tham gia các giải thi đấu quốc tế.
2. Các thành viên khác của Ban huấn luyện:
a) Thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo sự phân công của huấn luyện viên trưởng;
b) Trường hợp huấn luyện viên trưởng vắng mặt phải chỉ định một trong các thành viên khác của Ban huấn luyện thay mặt để chỉ đạo, quản lý đội tuyển thể thao quốc gia;
c) Cùng chịu trách nhiệm với huấn luyện viên trưởng về mọi mặt của đội tuyển thể thao quốc gia.
Điều 9. Quyền lợi của vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia
1. Được tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hoặc ở nước ngoài theo quyết định của Ủy ban Thể dục thể thao.
2. Được phép trở về tham gia thi đấu các giải vô địch quốc gia và quốc tế cho địa phương, ngành theo quyết định của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
3. Được tham gia ý kiến về chương trình tập luyện, thi đấu với Ban huấn luyện.
4. Được cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ cho tập luyện, thi đấu.
5. Được nuôi dưỡng và hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
6. Được chăm sóc sức khỏe, kiểm tra y học, chữa trị chấn thương và bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội) trong tập luyện và thi đấu.
7. Được chăm lo đời sống tinh thần và tạo mọi điều kiện để học tập chính trị, chuyên môn, văn hóa.
8. Được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên huấn luyện viên và người phụ trách để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cá nhân và tập thể trong tập luyện và sinh hoạt.
9. Được quyền tham gia các tổ chức xã hội về thể dục thể thao và tham gia các hoạt động xã hội ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
10. Được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghĩa vụ của vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy chế, quy định, nội quy hiện hành của ngành và của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
2. Trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp thể dục thể thao, luôn đặt lợi ích quốc gia, nhiệm vụ quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích địa phương, đơn vị.
3. Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định triệu tập của Ủy ban Thể dục thể thao. Nếu vận động viên không chấp hành theo giấy triệu tập vì lý do bất khả kháng thì phải báo cáo với cơ quan thể dục thể thao của cấp mình và Ủy ban Thể dục thể thao. Trường hợp vì lý do sức khỏe mà không thực hiện được quyết định triệu tập thì vận động viên phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp tỉnh, thành.
4. Nghiêm túc, rèn luyện, phấn đấu khắc phục khó khăn gian khổ, thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch, giáo án tập luyện và thi đấu.
5. Phải đoàn kết, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn luôn giúp đỡ đồng đội trong việc giữ gìn sức khỏe, tập luyện, thi đấu và sinh hoạt. Thường xuyên học tập, tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt, yêu ngành, yêu nghề, chấp hành nghiêm túc, tự giác thực hiện những quy định của Ủy ban Thể dục thể thao, nội quy và những quy định của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia nơi mình tập huấn.
6. Trong thi đấu phải trung thực, bằng thực lực của mình, khiêm tốn học tập đoàn kết với đồng đội và đối thủ, luôn luôn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè quốc tế.
7. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tập huấn, vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia phải trở về địa phương, đơn vị, ngành mình nơi đã đăng ký.
1. Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các địa phương, ngành được Ủy ban Thể dục thể thao giao đăng cai tổ chức tập huấn: tiến hành khen thưởng các thành viên đội tuyển quốc gia về mặt chấp hành tốt nội quy sinh hoạt và rèn luyện, học tập đạt kết quả tốt trong thời gian tập huấn.
2. Ủy ban Thể dục thể thao khen thưởng các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia đạt thành tích cao trong tập huấn và thi đấu quốc tế và đề nghị Nhà nước khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong thi đấu quốc tế.
3. Ủy ban Thể dục thể thao xét khen thưởng và đề nghị Nhà nước khen thưởng các đơn vị, các địa phương, ngành có đóng góp nhiều vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong tập huấn và thi đấu quốc tế.
4. Ủy ban Olympic quốc gia, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia xét khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban Olympic quốc tế, các tổ chức thể thao quốc tế khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong thi đấu quốc tế.
5. Việc khen thưởng các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia và các đơn vị, địa phương, ngành phải căn cứ vào việc đánh giá của các tổ chức có thẩm quyền từ cơ sở trở lên.
6. Việc khen thưởng những vận động viên xuất sắc phải được tiến hành công khai đảm bảo tính công bằng dân chủ và có tác dụng động viên khích lệ.
1. Những thành viên đội tuyển thể thao quốc gia có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Đình chỉ tập huấn và thi đấu có thời hạn;
d) Buộc thôi tập huấn và thi đấu, có bồi thường kinh phí tập huấn.
2. Việc xét kỷ luật các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia phải được tiến hành từ cơ sở, công khai, dân chủ và theo trình tự, thủ tục nhất định.
3. Việc thi hành kỷ luật tập thể, thành viên đội tuyển thể thao quốc gia phải được thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục, quy trình quy định.
a) Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia xét và xử lý kỷ luật các thành viên đội tuyển vi phạm nội quy sinh hoạt và rèn luyện, học tập trong thời gian tập huấn;
b) Ủy ban Thể dục thể thao xét và xử lý kỷ luật các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia vi phạm nghiêm trọng các quy định nội quy sinh hoạt và kế hoạch, chương trình tập luyện, thi đấu; các thành viên đội tuyển thể thao quốc gia có giấy triệu tập không lên tập trung mà không có lý do chính đáng;
c) Ủy ban Olympic quốc gia, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn trình Ủy ban thể dục thể thao xử lý kỷ luật vận động viên các đội tuyển thể thao quốc gia vi phạm các điều lệ, luật thi đấu, quy ước, điều ước quốc tế có liên quan theo quy định;
d) Trường hợp vi phạm pháp luật tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Vụ thể thao thành tích cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi việc thực hiện Quy chế này của các đội tuyển thể thao quốc gia, các đơn vị có liên quan của Ủy ban Thể dục thể thao, các địa phương, ngành và báo cáo lãnh đạo Ủy ban Thể dục thể thao.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao các Vụ, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định trong Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Vụ, đơn vị và cá nhân phản ánh về Ủy ban Thể dục thể thao đề xuất bổ sung, sửa đổi cho phù hợp thực tế./.