Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2018 về phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Số hiệu 1319/QĐ-BTP
Ngày ban hành 08/06/2018
Ngày có hiệu lực 08/06/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Thương mại

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1319/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, các đơn vị có liên quan lập đề nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật đó theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp nêu tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ;
- Lưu: VT, VĐCXDPL.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long


PHƯƠNG ÁN

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số: 1319/QĐ-BTP ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp)

- Tổng số điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ hiện nay: 94

- Tổng số điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ (cắt giảm): 49

TT

Nội dung điều kiện

Văn bản pháp luật

Phương án cắt giảm

Lý do cắt giảm

Kiến nghị thực thi

A

Hành nghề luật sư

I

Điều kiện hành nghề luật sư

Luật Luật sư

 

 

 

 

 

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư

 

 

 

1.1 Công dân Việt Nam

 

 

 

1.2 Trung thành với Tổ quốc

Bỏ điều kiện này

Thực hiện theo nghĩa vụ chung của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Sửa Điều 10, Điều 17 và Điều 18 Luật Luật sư

 

 

1.3 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

 

 

1.4 Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

1.5 Có bằng cử nhân luật,

 

 

1.6 Đã được đào tạo nghề luật sư

 

 

1.7 Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

 

 

1.8 Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư

Bỏ điều kiện này

Để cá nhân hành nghề tự bảo đảm về sức khỏe khi hành nghề

2. Gia nhập Đoàn luật sư

Luật Luật sư

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

9

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

2

 

 

 

II

Điều kiện hành nghề luật sư với tư cách cá nhân

Luật Luật sư

 

 

 

 

1. Luật sư ký hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư

 

 

 

Tổng số điều kiện

1

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

0

 

 

 

III

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Luật Luật sư

 

 

 

 

1. Có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư

Bỏ điều kiện này

Tạo điều kiện cho cá nhân thành lập tổ chức hành nghề

Sửa Điều 32, Điều 35 Luật Luật sư

2. Có trụ sở làm việc

 

 

Tổng số điều kiện

2

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Luật Luật sư

 

 

 

 

 

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp

 

 

 

2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế

 

 

 

3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Giảm điều kiện này theo hướng chỉ cần tuân thủ Hiến pháp, pháp luật

Để rõ ràng hơn

Sửa khoản 3 Điều 74, Điều 82 Luật Luật sư

4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

4

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Luật Luật sư

 

 

 

 

1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Giảm điều kiện này theo hướng chỉ cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Để rõ ràng hơn

Sửa khoản 1 Điều 68 Luật Luật sư

2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng.

Giảm điều kiện này theo hướng có ít nhất 02 luật sư nước ngoài

Để tạo điều kiện cho tổ chức

3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

 

Giảm điều kiện này theo hướng không cần 02 năm liên tục hành nghề

Để tạo điều kiện cho tổ chức

 

Tổng số điều kiện

3

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

3

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Hành nghề công chứng

I

Điều kiện hành nghề công chứng đối với cá nhân

Luật Công chứng

 

 

Sửa Luật Công chứng (Điều 8, Điều 12)

 

 

1. Quyết định bổ nhiệm công chứng viên

 

 

 

1.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

 

 

 

1.2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

 

 

 

1.3. Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

 

1.4. Có bằng cử nhân luật

 

 

 

1.5. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

Giảm số năm công tác pháp luật từ 05 năm thành 03 năm

Để tạo điều kiện cho người hành nghề công chứng

 

1.6. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng;

 

 

 

1.7. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

 

 

 

1.8. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Bỏ điều kiện này

Công chứng viên sẽ tự bảo đảm sức khỏe khi hành nghề

 

2. Tham gia Hội công chứng viên (đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Hội công chứng viên).

 

Giảm điều kiện này theo hướng sửa thành “tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên”

Để phù hợp với thực tiễn

 

3. Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng.

Bỏ điều kiện này

Đây là phạm vi hành nghề của công chứng viên, không phải là điều kiện hành nghề

 

4. Đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp và được cấp Thẻ công chứng viên.

Giảm điều kiện này theo hướng sửa thành “Đăng ký hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp để được cấp Thẻ công chứng viên”

Đơn giản hóa điều kiện

 

Tổng số điều kiện

11

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

5

 

 

II

Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng

 

 

 

 

 

1. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng của UBND tỉnh, thành phố Trung ương.

Luật Công chứng

 

 

 

 

 

2. Giấy đăng ký hoạt động của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.

 

 

 

 

3. Có trụ sở làm việc.

 

 

 

 

4. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bỏ điều kiện này

 

Để phù hợp với Luật quy hoạch

Sửa Luật Công chứng

(Điều 18, khoản 1 Điều 24, khoản 2 Điều 69, điểm b khoản 1 Điều 70).

Các nội dung này đang được sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật có quy định liên quan đến Quy hoạch (dự kiến thông qua tại Kỳ họp tháng 5/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Quy hoạch năm 2017)

 

Tổng số điều kiện

4

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt giảm

1

 

 

 

C

Hành nghề giám định tư pháp

I

Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp

Luật Giám định tư pháp

 

 

 

1. Giám định viên có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

Giảm số năm đã qua thực tế công tác theo ngành học từ 5 năm xuống 3 năm

Để tạo điều kiện cho cá nhân

Sửa Điều 16 Luật Giám định tư pháp

2. Có Đề án thành lập.

 

 

 

Tổng số điều kiện

2

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

II

Điều kiện đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp

 

 

 

 

 

1. Có Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

Luật Giám định tư pháp

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho tổ chức

Sửa Điều 17 Luật Giám định tư pháp

 

Tổng số điều kiện

1

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

III

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Luật Giám định tư pháp

 

 

 

 

1. Công dân Việt Nam

 

 

Sửa Điều 7 Luật Giám định tư pháp

 

 

 

2. Thường trú tại Việt Nam

Bỏ điều kiện này

Thực hiện theo Luật về cư trú

 

3. Có sức khỏe

 

Bỏ điều kiện này

Giám định viên sẽ tự bảo đảm sức khỏe khi được bổ nhiệm

 

4. Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

 

5. Có trình độ đại học trở lên

 

 

 

6. Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Giảm điều kiện này xuống còn 03 năm

Để tạo điều kiện cho cá nhân

 

Tổng số điều kiện

6

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

3

 

 

 

D

Hành nghề Thừa phát lại

I

Điều kiện thành lập Văn phòng thừa phát lại

Nghị định 61/2009/NĐ-CP; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP

 

 

 

1. Có trụ sở có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng

 

Giảm điều kiện này theo hướng “có trụ sở”

Để tạo điều kiện cho cá nhân thành lập

 

 

2. Có các điều kiện cần thiết khác để hoạt động

Bỏ điều kiện này

Để Văn phòng tự đảm bảo hoạt động theo yêu cầu của công việc

Sửa đổi điểm c, điểm d điểm đ khoản 3 Điều 15, khoản 1 Điều 16 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Nghị định 135/2013/NĐ-CP

 

3. Có Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định

Bỏ điều kiện này

Để Văn phòng tự đảm bảo hoạt động theo yêu cầu của công việc

 

4. Có nhân viên kế toán

Bỏ điều kiện này

Để Văn phòng tự đảm bảo hoạt động theo yêu cầu của công việc

 

5. Nhân viên hành chính khác

Bỏ điều kiện này

Để Văn phòng tự đảm bảo hoạt động theo yêu cầu của công việc

 

Tổng số điều kiện

5

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

5

 

 

 

II

Điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

1. Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế

Nghị định 61/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP

Bỏ điều kiện này

Thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế

Bỏ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP; Nghị định 135/2013/NĐ-CP

 

2. Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho tổ chức

 

3. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

 

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

3

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

2

 

 

 

III

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

1. Là công dân Việt Nam

Nghị định 61/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP

 

 

 

 

2. Có sức khỏe

Bỏ điều kiện này

Thừa phát lại sẽ tự bảo đảm sức khỏe khi hành nghề

Sửa đổi Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP; Nghị định 135/2013/NĐ-CP

 

3. Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

 

 

4. Không có tiền án

Bỏ điều kiện này

Đưa vào những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại tương tự như các lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản

Sửa đổi 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP; Nghị định 135/2013/NĐ-CP

 

5. Có bằng cử nhân luật

 

 

 

 

6. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên

Giảm điều kiện này xuống còn 03 năm

Để tạo điều kiện cho cá nhân

Sửa đổi Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP; Nghị định 135/2013/NĐ-CP

 

7. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

7

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

3

 

 

 

Đ.

Hành nghề đấu giá tài sản

I

Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản

Luật Đấu giá tài sản

 

 

 

1. Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên

 

 

 

2. Có trụ sở

 

 

 

3. Có cơ sở vật chất

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho cá nhân thành lập doanh nghiệp

Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản

4. Có các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho cá nhân thành lập doanh nghiệp

Tổng số điều kiện

4

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tiêu chuẩn đấu giá viên

Luật Đấu giá tài sản

 

 

 

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

Giảm điều kiện này theo hướng không cần thường trú tại Việt Nam

Thực hiện theo Luật cư trú

Sửa đổi Điều 10 Luật Đấu giá tài sản

 

2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

 

 

 

3. Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

 

4. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.

 

 

 

5. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề

 

 

 

Điều kiện để tham dự khóa đào tạo nghề đấu giá

5.1 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Luật đấu giá tài sản

Giảm điều kiện này theo hướng bỏ điều kiện tại khoản 1 Điều 10

Điều kiện tại khoản 1 Điều 10 đã được quy định tại điều kiện, tiêu chuẩn đấu giá viên

Sửa đổi Điều 11 Luật Đấu giá tài sản

 

5.2 Có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho cá nhân

6. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

7

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt giảm

3

 

 

 

E. Hành nghề Quản tài viên

I

Điều kiện hành nghề Quản tài viên với tư cách cá nhân

Luật Phá sản

 

 

 

Sửa đổi khoản 2 Điều 12 Luật Phá sản

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Bỏ điều kiện này

Thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự

2. Có phẩm chất đạo đức tốt

 

 

3. Có ý thức trách nhiệm

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho cá nhân hành nghề

4. Liêm khiết, trung thực, khách quan.

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho cá nhân hành nghề

5. Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

 

 

6. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.

 

 

7. Có địa chỉ giao dịch

 

 

 

Tổng số điều kiện

7

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

3

 

 

 

II

Tiêu chuẩn cấp Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

Luật Phá sản

 

 

 

1. Luật sư, kiểm toán viên hoặc Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

1

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

0

 

 

 

III

Điều kiện hành nghề Quản tài viên đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Luật Phá sản

 

 

 

1. Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên; doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc

Giảm điều kiện đối với Công ty hợp danh xuống còn tối thiểu 01 thành viên hợp danh là Quản tài viên

Để tạo điều kiện cho cá nhân thành lập Công ty

Sửa đổi khoản 2 Điều 13 Luật Phá sản

2. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

 

Tổng số điều kiện

2

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất giảm

1

 

 

 

F.

Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

I

Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài

 

 

 

 

 

1. Có ít nhất năm sáng lập viên là Trọng tài viên

Luật Trọng tài thương mại (Điều 20, Điều 24)

Giảm điều kiện này theo hướng có ít nhất 03 sáng lập viên

Tạo điều kiện cho việc thành lập Trung tâm

Sửa Khoản 1 Điều 24 Luật Trọng tài thương mại

2. Trọng tài viên là công dân Việt Nam

 

 

 

Tổng số điều kiện

2

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

II

Tiêu chuẩn Trọng tài viên

Luật Trọng tài thương mại (Điều 20, Điều 24)

 

 

 

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

 

Bỏ điều kiện này

 

 

 

 

 

Trung tâm sẽ tự chịu trách nhiệm khi công nhận các trọng tài viên đủ điều kiện, có uy tín, năng lực của Trung tâm mình

Sửa Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại

 

2. Có trình độ đại học

Giảm điều kiện này

Quy định thành có trình độ đại học trở lên

3. Đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên

Giảm số năm đã qua thực tế công tác theo ngành học từ 5 năm xuống 3 năm.

Để tạo điều kiện cho cá nhân

 

Tổng số điều kiện

3

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

3

 

 

 

III

Điều kiện đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài

 

 

 

 

 

1. Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.

 

Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại

Bỏ điều kiện này

Chuyển sang chế độ hậu kiểm theo hướng trong đơn đơn đề nghị đăng ký hoạt động có cam kết về việc có trụ sở hoạt động

Sửa đổi Điều 8 Nghị định số 63/2011/NĐ-CP

 

Tổng số điều kiện

1

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

IV

Điều kiện hoạt động của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Luật Trọng tài thương mại

 

 

 

1.Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài

 

 

 

2. Tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bỏ điều kiện này

Quy định thành nghĩa vụ của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Sửa Điều 73 Luật Trọng tài thương mại

 

Tổng số điều kiện

2

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

1

 

 

 

V

Điều kiện đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại

 

 

 

 

1. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh

Bỏ điều kiện này

Chuyển sang chế độ hậu kiểm theo hướng trong đơn đơn đề nghị đăng ký hoạt động có cam kết về việc có trụ sở hoạt động

Sửa Điều 8 Nghị định số 63/2011/NĐ-CP

 

2. Danh sách trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc tại Chi nhánh

Bỏ điều kiện này

Sửa đổi theo hướng trong đơn đề nghị đăng ký hoạt động có trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc

 

3. Trưởng Chi nhánh phải thường trú tại Việt Nam

 

 

 

 

Tổng số điều kiện

3

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

2

 

 

 

VI

Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại

 

 

 

 

1. Giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

Bỏ điều kiện này

Sửa đổi theo hướng trong đơn đề nghị thành lập kèm theo giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức trọng tài nước ngoài

 

 

2. Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho tổ chức

Sửa Điều 8 Nghị định số 63/2011/NĐ-CP

 

3. Quyết định cử Trưởng Văn phòng đại diện;

 

Bỏ điều kiện này

Để tạo điều kiện cho tổ chức

 

4. Danh sách người nước ngoài, nhân viên Việt Nam dự kiến làm việc tại Văn phòng đại diện

Bỏ điều kiện này

Sửa đổi theo hướng trong đơn đề nghị thành lập có danh sách người nước ngoài, nhân viên Việt Nam dự kiến làm việc

 

Tổng số điều kiện

4

 

 

 

 

Tổng số điều kiện đề xuất cắt, giảm

4