UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1315/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long,
ngày 03 tháng 9 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTG CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
135/2009/QĐ-TTg, ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản
lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình
135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD, ngày 18/11/2013 giữa Uỷ ban Dân tộc, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã
an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135);
Căn cứ Công văn số 582/UBDT-KHTH,
ngày 20/6/2014 của Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;
Xét đề nghị của Trưởng ban Dân
tộc tại Tờ trình số 179/TTr-BDT ngày 14/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định
số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Giao Trưởng ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc,
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Giao thông vận tải và thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và Uỷ
ban nhân dân các huyện Tam Bình, Trà Ôn, thị xã Bình Minh chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thanh
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1315/QĐ-UBND ngày 03/9/2014 của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Công văn số
582/UBDT-KHTH, ngày 20/6/2014 của Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; Uỷ ban nhân
dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của
Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH, ĐẶC
ĐIỂM DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH:
Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu
Long có diện tích tự nhiên 1.457,2 km2, chiếm tỷ lệ 0,4% so với cả
nước, đất nông nghiệp 118.946 ha, chiếm 80,2% diện tích tự nhiên. Trong đó, diện
tích đất trồng cây hằng năm 76.230 ha, đất trồng cây lâu năm 42.221 ha.
Dân số toàn tỉnh 1.024.707 người, chiếm
6,8% so với vùng và 1,4 % dân số cả nước. Cũng như nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc, ngoài người Kinh, trên địa bàn tỉnh
có 19 dân tộc sinh sống, chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người
Khmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%; dân tộc
thiểu số có 26.915 người, nữ 13.895 (dân tộc Khmer có 21.820 người, nữ 11.391;
dân tộc Hoa có 4.879 người, nữ 2.400; các dân tộc khác là 216 người.
(Tày: 32; Thái: 10; Mường: 41; Nùng: 13; Hơ Mông: 1; Dao (Mán): 01; Ê Đê: 5; Ba
Na: 3; Chăm: 91; Cơ Ho: 3; HRê: 1; Thổ: 01; Khơ Mú: 1; Tà Ôi: 3; Chơ Ro: 1; Hà
Nhì: 1; Lào: 03…).
Nguồn: Số liệu Tổng điều tra dân số
ngày 01/4/2009.
Người Khmer sống tập trung ở 48 ấp,
khóm, 11 xã, phường và 01 thị trấn thuộc 04 huyện, thị xã: Trà Ôn, Tam Bình,
Vũng Liêm và thị xã Bình Minh; đời sống còn nhiều khó khăn, sinh sống tập trung
ở vùng sâu, vùng xa và vùng chưa có điều kiện thuận lợi để phát triển và không
thuận lợi trong tiếp cận thị trường. Trình độ phát triển chưa cao và không đồng
đều về kinh tế - xã hội; tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
nhưng lại thiếu đất sản xuất. Nên một số thanh niên Khmer tham gia lao động
trong các khu công nghiệp ở địa phương và các thành phố lớn và làm phụ hồ trong
các công trình xây dựng.
Người Hoa sống rải rác 07 huyện,
thị xã và thành phố Vĩnh Long, tập trung đông nhất ở thành phố Vĩnh Long: 818 hộ,
có 2.547 người, phường Cái Vồn (thị xã Bình Minh) 292 hộ, 1.150 người, chiếm
1,21%, thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn) 99 hộ, 595 người (nữ 319), chiếm 0,44%,
thị trấn Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm) 108 hộ, 517 người (nữ 228)…gồm 5 bang:
Phúc Kiến, Triều Châu (Tiều), Hẹ, Quảng Đông, Hải Nam. Về đời sống, phần
lớn người Hoa đều khá, giàu chiếm trên 50%, hộ có đời sống trung bình 49,61%
(so với tổng số hộ người Hoa), hộ nghèo chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Số hộ nghèo dân tộc thiểu số:
1.507 hộ, chiếm 23,11%; hộ cận nghèo dân tộc 819 hộ, tỷ lệ 12,56%.
II. MỤC TIÊU VÀ
GIAI ĐOẠN:
1. Mục tiêu:
Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người đạt
50% mức bình quân chung khu vực nông thôn của cả nước.
Đảm bảo số thôn có đường xe cơ giới.
Trong đó, có 35% số xã và 50% thôn có đường giao thông đạt chuẩn.
Các công trình thuỷ lợi nhỏ được đầu
tư đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cấy hàng năm.
Các công trình hạ tầng giáo dục,
văn hoá được quan tâm đầu tư để đạt được các mục tiêu của Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững.
2. Giai đoạn:
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, các ấp
đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015.
III. NỘI DUNG
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTg TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất:
Hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục
vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế.
Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển
sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình.
Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi,
cải tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Hoàn thiện hệ thống đường giao
thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
Hoàn thiện hệ thống các công trình
phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát
thanh xã; nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản.
Cải tạo, xây mới hệ thống thuỷ lợi
trên địa bàn xã, thôn, bản.
IV. CĂN CỨ PHÁP
LÝ:
Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg,
ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày
04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu
tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Thông tư Liên tịch số
05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD, ngày 18/11/2013 giữa Uỷ ban Dân tộc, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135).
V. THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH 135 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NĂM 2015:
Thực hiện Chương trình 135 về hỗ
trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn và
ấp đặc biệt khó khăn. Vĩnh Long, có 01 xã đặc biệt khó khăn (xã Tân Mỹ, huyện
Trà Ôn) và 11 ấp đặc biệt khó khăn (ấp Phù Ly I, ấp Phù Ly II, ấp Hoá Thành II
- thị xã Bình Minh; ấp Sóc Rừng - huyện Tam Bình; ấp Cần Thay, ấp Trà Mòn, ấp Mỹ
Thuận, ấp Gia Kiết, ấp Sóc Ruộng, ấp Ngãi Lộ, ấp Thôn Rôn - huyện Trà Ôn).
1. Dự kiến kế hoạch năm 2015:
1.1. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Thị xã Bình Minh: Tổng mức kinh
phí đầu tư: 1.300 triệu đồng (vốn trung ương 900 triệu đồng và vốn địa phương
400 triệu đồng).
+ Làm mới đường liên ấp (chùa Phù
Ly I đi Lung Ba Hy), lót đal mặt đường rộng 2m, dài 2000m (giai đoạn 1). Ước vốn
đầu tư 450 triệu đồng (vốn trung ương 300 triệu đồng, vốn địa phương 150 triệu
đồng).
+ Đường liên ấp Phù Ly 2 đến ngã
tư Chùa Phù Ly 2, lót đal mặt đường 2m dài 1.000m. Ước vốn đầu tư 450 triệu đồng
(vốn trung ương 300 triệu đồng, vốn địa phương 150 triệu đồng).
+ Xây dựng cầu Hai Ghép, rộng
2,5m, dài 40m. Ước vốn đầu tư 400 triệu đồng (vốn trung ương 300 triệu đồng, vốn
địa phương 100 triệu đồng).
- Huyện Trà Ôn. Tổng mức kinh phí
đầu tư: 6.230,5 triệu đồng (vốn trung ương 3.600 triệu đồng và vốn địa phương
2.630,5 triệu đồng).
+ Lót đal Gia Kiết - Bang Chang (2.200m x 2.0m).
Ước vốn đầu tư 1.144,0 triệu đồng (vốn Trung ương 686,4 triệu đồng, vốn địa
phương 457,6 triệu đồng).
+ Lót đal Sóc Ruộng - Mỹ Thuận - Trà Mòn (2.900m
x 2.0m). Ước vốn đầu tư 1.508, triệu đồng (vốn trung ương 904,8 triệu đồng, vốn
địa phương 603,2 triệu đồng).
+ Nhà văn hoá thể thao cụm ấp (dân sinh 04 ấp thụ
hưởng). Ước vốn đầu tư 2.000 triệu đồng (vốn trung ương 718,8 triệu đồng, vốn địa
phương 1.281,2 triệu đồng).
+ Nâng cấp đê bao kênh Cần Thay-Trà Mòn (5.000m).
Ước vốn đầu tư 750 triệu đồng (vốn Trung ương 690 triệu đồng, vốn địa phương 60
triệu đồng).
+ Nạo vét kênh Sa Rin (1.550m). Ước
vốn đầu tư 232,5 triệu đồng (vốn trung ương 155 triệu đồng, vốn địa phương 77,5
triệu đồng).
+ Nạo vét kênh Hai Thợ Thiết
(600m). Ước vốn đầu tư 99 triệu đồng (vốn trung ương 66 triệu đồng, vốn địa
phương 33 triệu đồng).
+ Lót đal đường Chàm Ka (400m). Ước
vốn đầu tư 136 triệu đồng (vốn trung ương 79 triệu đồng, vốn địa phương 57 triệu
đồng).
+ Nâng cấp 2 bên kênh Tư Hiệu
(1.340m). Ước vốn đầu tư 174 triệu đồng (vốn trung ương 134 triệu đồng, vốn địa
phương 40 triệu đồng).
+ Lót đal Nhà Máy - Thạch Hây
(550m x 1,5m). Ước vốn đầu tư 187 triệu đồng (vốn trung ương 166 triệu đồng, vốn
địa phương 21 triệu đồng).
- Huyện Tam Bình. Tổng mức kinh
phí đầu tư: 400 triệu đồng (vốn trung ương 300 triệu đồng và vốn địa phương 100
triệu đồng).
Xây dựng mới đường giao thông liên
ấp, rẩy đá 04. Chiều dài 700m, chân lộ 4m, mặt lộ 3m. Ước vốn đầu tư 400 triệu đồng
(vốn trung ương 300 triệu đồng, vốn địa phương 100 triệu đồng).
1.2. Dự án phát triển sản xuất:
- Thị xã Bình Minh. Tổng mức kinh
phí đầu tư: 225 triệu đồng (vốn trung ương 225 triệu đồng và địa phương hướng dẫn
kỹ thuật).
+ Mua 08 con bò sinh sản. Ước vốn
đầu tư 150 triệu đồng (vốn trung ương 150 triệu đồng, địa phương hướng dẫn kỹ
thuật).
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình chuyên
canh sản xuất hoa màu. Ước vốn đầu tư 75 triệu đồng (vốn trung ương 75 triệu đồng,
địa phương hướng dẫn kỹ thuật).
- Huyện Trà Ôn. Tổng mức kinh phí
đầu tư: 1.286 triệu đồng (vốn trung ương 975 triệu đồng và vốn địa phương 311
triệu đồng).
+ Mô hình chăn nuôi bò (giống, chuồng
trại: 05con x 05 ấp). Ước vốn đầu tư 500 triệu đồng (vốn trung ương 375 triệu đồng,
vốn địa phương 125 triệu đồng).
+ Mô hình nuôi trùng quế (20 mô
hình, mỗi mô hình 20m2). Ước vốn đầu tư 111 triệu đồng (vốn trung
ương 80 triệu đồng, vốn địa phương 31 triệu đồng).
+ Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạc
nylon (15 mô hình, mỗi mô hình 50m2). Ước vốn đầu tư 163 triệu đồng
(vốn trung ương 118 triệu đồng, vốn địa phương 45 triệu đồng).
+ Mô hình nuôi cá lóc (14 mô hình,
mỗi mô hình 50m2). Ước vốn đầu tư 317 triệu đồng (vốn trung ương 252
triệu đồng, vốn địa phương 65 triệu đồng).
+ Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh
(12 ha). Ước vốn đầu tư 195 triệu đồng (vốn trung ương 150 triệu đồng, vốn địa
phương 45 triệu đồng).
- Huyện Tam Bình. Tổng mức kinh
phí đầu tư: 100 triệu đồng (vốn trung ương 75 triệu đồng và địa phương hướng dẫn
kỹ thuật, huy động nguồn vốn doanh nghiệp 25 triệu đồng).
+ Hỗ trợ giống cây trồng (5.000 giống
cam sành, tương đương 20.000 m2). Ước vốn đầu tư 100 triệu đồng (vốn
trung ương 75 triệu đồng, địa phương hướng dẫn kỹ thuật và vốn huy động trong
dân, doanh nghiệp 25 triệu đồng).
VI. TỔNG KINH
PHÍ ƯỚC THỰC HIỆN:
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn và ấp đặc biệt
khó khăn trên địa bàn tỉnh: 9.541.500.000 đồng (chín tỷ năm trăm bốn
mươi mốt triệu năm trăm ngàn đồng) (ngân sách trung ương 6.075 triệu đồng, vốn
địa phương 3.466,5 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật). Trong đó:
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
7.930,5 triệu đồng (ngân sách trung ương 4.800 triệu đồng, vốn địa phương
3.130,5 triệu đồng).
- Hỗ trợ phát triển sản xuất:
1.611 triệu đồng (ngân sách trung ương 1.275 triệu đồng, vốn địa phương 336 triệu
đồng và hướng dẫn kỹ thuật).
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Ban Dân tộc:
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo,
tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình 135 của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông
vận tải và các sở, ban ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện Tam Bình,
Trà Ôn, thị xã Bình Minh.
+ Tổ chức thực hiện; xây dựng kế
hoạch vốn để thực hiện Chương trình 135.
+ Chỉ đạo địa phương rà soát, xác
định danh sách xã, ấp đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư Chương trình 135. Hàng
năm, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương bình xét xã, ấp đủ tiêu chí hoàn thành mục
tiêu, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.
- Đề xuất hình thức biểu dương,
khen thưởng các địa phương có nhiều thành tích trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện sớm hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính bố trí vốn thực hiện các nội dung Chương trình 135.
3. Sở Tài chính hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính, cấp phát, thanh quyết toán vốn theo qui định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản
xuất.
5. Các sở ngành liên quan có trách
nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung của Chương trình 135 theo chức năng được
giao.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
các nội dung Chương trình 135 của địa phương.
Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo
tình hình thực hiện Chương trình 135 gửi về Ban Dân tộc tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết
định số 551/QĐ-TTg, ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã
đặc biệt khó khăn, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh./.