Quyết định 1305/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1305/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/06/2015
Ngày có hiệu lực 23/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Chính
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1305/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 23 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG TRI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ văn bản số 15502/BGTVT-KHĐT ngày 05/12/2014 của Bộ GTVT V/v góp ý Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ kết quả Hội nghị thẩm định Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 07/5/2015;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 1038/SGTVT-KH ngày 26/5/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 196/TTr-SKH-CT ngày 17/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch:

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và làm cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải trên toàn tỉnh phù hợp, đồng bộ, đồng thời tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác.

- Đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

- Có mạng lưới giao thông phù hợp, liên hoàn giữa các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không; liên thông gia mạng giao thông tỉnh với mạng giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế.

2. Các nội dung chính Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch:

Chi tiết điều chỉnh, bổ sung về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, các hệ thống hạ tầng giao thông và loại hình giao thông vận tải, các quy mô, tiêu chuẩn kthuật thống nhất theo hồ sơ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cụ thể:

2.1. Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ:

Hoàn chỉnh các trục dọc, trục ngang, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn với tiêu chuẩn sau:

- Trục dọc, trục ngang: Hoàn thiện trục dọc ven biển (ký hiệu: D1) đoạn từ Mạch Nước, xã Vĩnh Thái (giáp tỉnh Quảng Bình) đến xã Hải Khê (giáp tỉnh Thừa Thiên Huế); Trục dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (ký hiệu: D3) đoạn từ Cam Lộ ÷ Túy Loan; Trục ngang ĐT.571 (ký hiệu: N1) đoạn từ Vĩnh Ô ÷ đường H Chí Minh nhánh Tây và hoàn thiện toàn tuyến đạt cấp III, cấp IV; Xây dựng hoàn thiện trục ngang Cảng Mỹ Thủy - Húc Nghi - La Lay (ký hiệu: N3).

- Đường tỉnh: Đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến tối thiểu đạt quy mô đường cấp IV, các tuyến qua khu vực miền núi cao địa hình khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V; các tuyến đi qua khu vực đô thị, trung tâm các huyện lỵ đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị. Kết cấu mặt được thảm BTN, một số đoạn tuyến đi qua khu vực địa hình miền núi đặc biệt khó khăn thì kết cấu mặt được thảm bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc láng nhựa. Chuyển một số đường tỉnh quan trọng lên đường quốc lộ, đồng thời chuyển một số tuyến đường tỉnh không đảm bảo các tiêu chí theo quy định thành đường huyện, chuyển giao cho huyện quản lý.

- Đường đô thị: Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị và có quy mô phù hợp với cấp đô thị; tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 100% số Km đường đô thị hiện có. Diện tích đất dành cho giao thông chiếm từ 16%-26% diện tích đất dành cho đô thị. Xây dựng hoàn thành các tuyến đường ven 2 bờ sông Hiếu, sông Vĩnh Phước - TP.Đông Hà.

- Đường giao thông nông thôn: Kiên cố hoá hệ thống giao thông nông thôn đến năm 2020 đạt tỷ lệ: 80% số Km đường huyện, xã, phường, ≥ 60% số Km đường thôn ngõ xóm. Đến năm 2030 kiên cố hoá đạt 100%.

2.2. Phát triển mạng lưi giao thông đường thủy nội địa:

Đầu tư ci tạo, nạo vét luồng lạch trên 4 tuyến đường thủy nội địa đang quản lý, đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn.

Xây dựng hoàn chỉnh cơ shạ tng bến cập tàu, mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho 2 tuyến vận tải Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ.

Nâng cấp, cải tạo, nạo luồng và cảng Đông Hà đảm bảo tàu có tải trọng 200-300 tấn ra vào thuận lợi.

Mở tuyến vận tải thủy nội địa: Đông Hà - Cửa Việt - Cửa Tùng - Hiền Lương nhằm kết nối tuyến du lịch.

2.3. Phát triển mạng lưới giao thông đường biển:

[...]