Quyết định 13/2007/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001- 2010, xét đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 13/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2007
Ngày có hiệu lực 24/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Ngọc Thới
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 13/2007/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 14 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2001- 2010, XÉT ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 28 /TTr-SCN ngày 12 tháng 01 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001- 2010, xét đến 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển:

- Phát triển Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện từ nông nghiệp sang công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

- Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất tập trung, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương.

- Giúp cho các địa phương chuẩn xác các điều kiện phát triển để phân kỳ kêu gọi đầu tư một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các huyện theo hướng tăng dần tỉ trọng kinh tế công nghiệp. Thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp; góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người đạt chỉ tiêu Đại hội IV tỉnh Đảng bộ.

- Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân :

+ Giai đoạn 2006 - 2010: tăng 12,47% - 14,15/năm; trừ dầu khí tăng 20,7% - 23,45%/năm. Trong đó công nghiệp địa phương tăng 18,2%/năm.

+ Giai đoạn 2011 - 2020: tăng 9,6%/năm; Trừ dầu khí tăng 24,44%/năm. Trong đó công nghiệp địa phương tăng 25%/năm.

2. Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu trong cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

a) Công nghiệp chế biến hải sản:

- Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến hải sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; xây dựng mới hoặc bổ sung các dây chuyền chế biến đồ hộp và một số loại thực phẩm đặc biệt, tiện dụng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng.

- Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, hợp chuẩn hóa các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, về môi trường để gia nhập các thị trường như EU, Mỹ, Nhật…

- Hình thành các khu vực chế biến thủy hải sản tập trung trong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí xử lý ô nhiễm, thu hút các cơ sở gây ô nhiễm tự nguyện di dời vào các khu vực chế biến tập trung.

b) Công nghiệp chế biến nông - lâm - sản:

- Tập trung chế biến một số mặt hàng chủ yếu như: tinh bột mì, bắp, cà phê, hạt điều, tiêu, mủ cao su, trái cây và chế biến gỗ nguyên liệu.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường xuất khẩu; giảm dần các sản phẩm sơ chế, tăng dần các sản phẩm có giá trị gia tăng. Nghiên cứu phát triển vùng cây ăn quả để có thể xây dựng nhà máy chế biến nước uống trái cây hoặc đóng hộp.

c) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

- Tận dụng lợi thế khí đốt, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp xuất khẩu như sứ vệ sinh, gạch men, đá mỹ nghệ, sản phẩm trang trí nội ngoại thất bằng gốm, sứ hoặc vật liệu hỗn hợp...

- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu phục vụ chính cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh; ổn định quy mô khai thác, bảo đảm nhu cầu trong tỉnh và phát triển bền vững.

d) Ngành cơ khí và gia công kim loại:

- Phát triển công nghiệp cơ khí và gia công kim loại nhằm phục vụ cho công nghiệp khai thác dầu khí và công nghiệp đóng sửa tàu.

- Đầu tư có chọn lọc các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm có chất lượng để có thể thay thế một phần sản phẩm nhập ngoại; Sản xuất các cấu kiện kim loại phục vụ dầu khí như các loại ống thép chế tạo giàn khoan, ống dẫn dầu và khí, sản xuất các chi tiết và phụ kiện phục vụ cho đóng tàu và sửa chữa tàu dịch vụ dầu khí, tàu cá.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ