ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1282/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 24 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
1240/QĐ-BCA-V19 ngày 21/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an về phê duyệt Đề án xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm;
Căn cứ Quyết định số 1021/QĐ-UBND
ngày 17/6/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch thực
hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng
đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an
tỉnh tại Tờ trình số 131/TTr-CAT-PV11 ngày 17/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển
khai, thực hiện Đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội
phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
- TT BCĐ 138/CP (C41-BCA);
- TT. TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BCĐ 138 tỉnh;
- PVP Lưu Minh Nhựt;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- NC(N177);
- Lưu: VT. Tr 24/7.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1282/QĐ-UBND ngày 24/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm đảm bảo toàn diện,
đồng bộ, hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác theo dõi,
thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm; góp phần thực hiện các mục tiêu của
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến
năm 2030.
- Xác định những tồn tại hạn chế, khó
khăn, bất cập trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội
phạm, kịp thời tìm ra nguyên nhân để đề xuất các giải pháp khắc phục.
2. Mục
tiêu cụ thể đến năm
2020
- Tổ chức rà soát, hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm; kiến nghị, đề xuất sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp, toàn diện, đồng bộ.
- Tổ chức triển khai, thực hiện các
văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 và các luật, pháp lệnh khác có liên quan đến công tác phòng,
chống tội phạm.
- Triển khai, vận dụng thực hiện các
điều ước quốc tế về an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc
gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài; tội phạm về khủng bố, mua bán người, buôn lậu,
tra tấn, rửa tiền, cướp biển; kiểm soát ma túy; tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn
độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
3. Mục tiêu định hướng đến năm
2030
Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện
các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung nguồn
lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, duy trì các mục tiêu đạt được,
xác định mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm
trong từng giai đoạn 05 năm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nghiên cứu,
đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tội phạm
1.1. Hoạt động
- Rà soát, tập hợp, hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm từ trước
đến nay; thống kê những văn bản cần đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi
bỏ để phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các luật khác có
liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp về sửa
đổi, bổ sung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành
Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật
khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực
hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm của các sở, ngành cấp
tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu
quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.
- Phân công cán bộ dự hội nghị tập huấn
nghiệp vụ, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công
tác xây dựng, tham gia xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tội phạm.
1.2. Kết quả thực hiện
- Báo cáo kết quả
rà soát, tập hợp, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội
phạm.
- Tiến hành các cuộc điều tra, khảo
sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống
tội phạm của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau. Xây dựng
báo cáo đánh giá tác động của pháp luật về phòng, chống tội phạm để xác định
tính hợp lý, tính khả thi của các quy định pháp luật.
- Phân công cán bộ tham dự tập huấn
chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm mới ban
hành.
1.3. Cơ quan thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp tổ
chức thực hiện các hoạt động.
- Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn phụ trách phối hợp tổ chức thực hiện các
hoạt động nêu trên.
2. Tổ chức triển
khai thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm
2.1. Hoạt động
Tổ chức Hội nghị triển khai, thi hành
Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật về
phòng, chống tội phạm có liên quan.
Đối tượng tham gia là cán bộ chủ chốt
của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán ở các đơn vị chuyên trách phòng, chống tội phạm; đại
diện chuyên trách của các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục
Hải quan, Chi cục Kiểm lâm, Thanh tra tỉnh, Quản lý thị
trường tỉnh, Cảnh sát giao thông tỉnh...
2.2. Kết quả thực hiện
- Hội nghị tập huấn chuyên sâu để
nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm cho
đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ở các đơn vị chuyên
trách phòng, chống tội phạm...
- Phân bổ sách về bình luận Bộ luật
Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các tài liệu tập huấn chuyên sâu về
các luật về phòng, chống tội phạm.
2.3. Cơ quan thực hiện
- Công an tỉnh chịu trách nhiệm chủ
trì, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng, chống tội phạm thuộc
chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh.
- Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì thực
hiện các hoạt động có liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 và các văn bản có
liên quan.
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì
thực hiện các hoạt động có liên quan đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và
các văn bản có liên quan.
- Sở Tư pháp tỉnh và các sở, ngành
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp tổ chức thực hiện
các hoạt động nêu trên.
3. Theo dõi
tình hình thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm
3.1. Hoạt động
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh
giá tình hình thi hành và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm
theo các nội dung: Tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành,
kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên; hiệu quả công tác phổ biến pháp luật; tính hợp lý của các văn bản
quy phạm pháp luật; mức độ tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân; tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối với đời sống xã
hội; kiểm tra, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật. Phạm vi khảo
sát, kiểm tra ở một số đơn vị, địa bàn trọng điểm sẽ xác định theo từng năm.
- Cấp phát tài liệu hướng dẫn về nghiệp
vụ theo dõi, giám sát tình hình thi hành pháp luật, xây dựng tiêu chí đánh giá
thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm.
- Phân công cán bộ dự hội nghị tập huấn
về nghiệp vụ theo dõi, đánh giá hiệu quả tình hình thi hành pháp luật về phòng,
chống tội phạm.
Đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ
chủ chốt của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; cán bộ
chuyên trách theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm của các
ngành: Công an, Bộ đội Biên phòng, Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Kiểm
lâm, Thanh tra tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường...
3.2. Kết quả thực hiện
- Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đánh
giá hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm ở cơ quan, đơn vị có
chức năng, nhiệm vụ phù hợp trực thuộc Công an tỉnh, Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,
Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài chính, Sở Công Thương.
- Ở một số đơn vị, địa bàn trọng điểm,
mỗi năm xây dựng 01 chương trình hoặc kế hoạch thực hiện và báo cáo theo dõi,
đánh giá hiệu quả tình hình thi hành pháp luật về phòng, chống tội phạm.
- Cấp phát tài liệu và tổ chức hội
nghị tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
về phòng, chống tội phạm.
3.3. Cơ quan thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, tổ chức thực
hiện các hoạt động.
- Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn phụ trách phối hợp tổ chức
thực hiện các hoạt động có liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.
2. Cơ quan thực hiện Đề án: Công an tỉnh.
3. Cơ quan phối hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh
có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau.
4. Phân công thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức thực hiện Đề
án; chủ trì, phối hợp triển khai các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,
Tòa án nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện
hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án; chủ trì triển khai văn
bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để
hướng dẫn thi hành các luật có liên quan đến phòng, chống tội phạm; theo dõi việc
thi hành pháp luật phòng, chống tội phạm trong phạm vi, lĩnh vực được giao.
- Các sở, ngành cấp tỉnh và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình
tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động của Đề án; chủ trì triển khai các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn thi hành các luật có liên
quan đến phòng, chống tội phạm; theo dõi việc thi hành pháp luật phòng, chống tội
phạm trong phạm vi, lĩnh vực được giao.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Công an tỉnh, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Cà Mau lập dự toán bố trí và phân bổ ngân sách tổ chức thực hiện Đề án.
5. Kinh phí
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí
trong dự toán chi thường xuyên của các ngành, địa phương. Ngoài ra được huy động
từ nguồn Quỹ phòng, chống tội phạm và nguồn viện trợ, huy động hợp pháp khác./.