Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 1255/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án "Bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Định đến năm 2030" do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 1255/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/06/2021
Ngày có hiệu lực 15/06/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Lê Đoài
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1255/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 15 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Thông báo số 5359/TB-BVHTTDL ngày 27/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” sau khi được UNESCO ghi danh;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tại Tờ trình số 189/TTr-SVHTTDL ngày 08/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Định đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Nam Định;
- Như Điều 3;
- Lưu: VP1, VP7.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Lê Đoài

 

ĐỀ ÁN

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1255/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết lập Đề án

- Những vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tiễn: Sự thiếu đồng bộ trong các mô hình quản lý di sản gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ; Tính tự phát trong sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (sinh hoạt Hát văn - Hầu đồng); Những phát sinh tiêu cực trong quản lý tiền công đức, phục dựng di tích; Sự phát sinh các sinh hoạt hướng theo mục đích thương mại hóa di sản; Sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách quản lý văn hóa các cấp… Đồng thời trong cộng đồng vẫn còn có sự nhận thức không đồng bộ về di sản, đặc biệt là nhận thức của chính chủ thể di sản gồm người thực hành di sản, cộng đồng nơi có di sản dẫn tới thực hành thiếu chuẩn mực.

- Những vấn đề đặt ra cấp thiết về mặt khoa học: Cho đến nay, những cơ sở lý luận về bảo vệ và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng đã và đang được đặt ra trong khoa học chuyên ngành. Bản chất nội hàm các khái niệm cũng như những vấn đề chung liên quan đến vấn đề lý thuyết tiếp cận đối tượng cùng bộ công cụ được sử dụng/áp dụng cho quá trình bảo vệ di sản nói chung đã giúp ích và mang lại hiệu quả ứng dụng thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận nghiên cứu từng đối tượng cụ thể, như Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chẳng hạn, vẫn đã và đang hiện tồn những khoảng trống trong lý luận về quản lý và bảo tồn di sản thờ Mẫu, về vấn đề xây dựng mô hình ứng dụng trong bảo vệ di sản, về tiếp cận sự biến đổi hoặc tiếp biến trong quá trình giao lưu giữa các di sản, giữa các chủ nhân văn hóa, về vấn đề nghệ nhân và ứng xử nghệ nhân, về sự phát triển hoặc biến đổi của không gian văn hóa sinh kế, không gian văn hóa sinh thái cũng như sự tương tác giữa giá trị truyền thống và đời sống văn hóa đương đại…

- Đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được Chính phủ Việt Nam cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016).

Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Định đến năm 2030” được đặt ra là cần thiết, đáp ứng được nhu cầu lồng ghép đề án trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh Nam Định về du lịch, phát triển văn hóa và di sản văn hóa, trên cơ sở đó, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản do Thủ tướng Chính phủ cam kết với UNESCO khi trình Hồ sơ xét duyệt ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Quyết định 11.Com10.b.37 của UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ, Quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

[...]