Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1239/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/12/2021
Ngày có hiệu lực 27/12/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1239/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC KHAI THÁC BAY DÙ LƯỢN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển môn dù lượn nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh về địa lý, địa hình qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động du lịch chung của tỉnh, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với các thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần xây dựng thương hiệu mang bản sắc riêng của Kon Tum, nhằm thu hút khách du lịch, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, đóng góp tích cực vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn tới. Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch và hòa nhập cùng các khu vực, tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế theo xu hướng chung hiện nay thông qua hoạt động dù lượn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

- Lượng khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt khách.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Đến năm 2025, có ít nhất 200 cơ sở lưu trú, kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 01-02 khách sạn cao cấp hạng 4 - 5 sao.

- Về lao động ngành du lịch: Đến năm 2025, có 2.200 lao động hoạt động trong ngành du lịch. Trong đó 250 lao động trực tiếp liên quan hoạt động dù lượn, mỗi huyện, thành phố có hoạt động dù lượn có từ 10-20 phi công được đào tạo; mỗi khu phức hợp du lịch thể thao phục vụ bay dù lượn có từ 05-10 lao động quản lý; 05-10 hướng dẫn viên du lịch am hiểu văn hóa, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của địa phương. Có ít nhất 20% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh du lịch đạt trình độ từ trung cấp trở lên; 80% số lao động còn lại được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch.

- Về công nhận các điểm, khu du lịch địa phương: Đến năm 2025, công nhận ít nhất 02 khu du lịch cấp tỉnh (vườn Quốc gia Chư Mom Ray và Rừng Đặc dụng Đăk Uy); đầu tư, phát triển mới và công nhận 03-05 điểm du lịch cộng đồng.

- Đến năm 2025, phát triển hoàn chỉnh 02 khu phức hợp du lịch - thể thao tại huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thể dục thể thao, bay dù lượn (khách sạn, nhà chờ vận động viên, nhà tập luyện duy trì thể lực, giải trí, bãi đỗ xe, bãi cất hạ cánh bay dù lượn...) gắn các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

- Phấn đấu đón trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm 2025, tạo việc làm cho 3.500 lao động; nâng tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ du lịch chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân đạt 15%/năm và tổng thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân tăng 15%/năm.

- Phấn đấu cơ bản hoàn thành các tiêu chí để công nhận khu du lịch Măng Đen - Kon Plông đạt chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, thu hút đầu tư thêm 01 sân golf, công nhận 01-02 khu du lịch cấp tỉnh, 06-10 điểm du lịch địa phương, có ít nhất 05 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao, thương mại quy mô cấp vùng và cấp quốc gia. Nâng cấp 01 khu du lịch thể thao, gắn các điểm bay dù lượn đạt chuẩn Quốc tế; phát triển có hiệu quả kinh tế ban đêm, đưa Kon Tum thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Nguyên nói chung và có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động dù lượn bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch.

- Tổ chức các lớp đào tạo phi công bay dù lượn tại các huyện, thành phố (ưu tiên người đồng bào dân tộc thiểu số); đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo các phi công dù lượn là người địa phương; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm bay dù lượn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

3.2. Đầu tư tài chính

[...]