THANH
TRA CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1216/QĐ-TTCP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật
thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định
số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sắp xếp,
chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ theo Nghị định số
65/2008/NĐ- CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ như sau:
1. Sắp xếp lại và
chuyển đổi các vụ, cục, đơn vị sau:
1.1. Vụ Thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành chuyển đổi thành Vụ Thanh tra
khối kinh tế ngành (gọi tắt là Vụ I).
1.2. Vụ Thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế tổng hợp chuyển đổi thành Vụ Thanh
tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (gọi tắt là Vụ II).
1.3. Vụ Thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính- văn xã chuyển đổi thành Vụ Thanh
tra khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Vụ III).
1.4. Vụ Tiếp dân
và Xử lý đơn thư chuyển đổi thành Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra
khu vực 1 (gọi tắt là Cục I).
1.5. Vụ Thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 chuyển đổi thành Cục Giải quyết khiếu nại,
tố cáo và Thanh tra khu vực 2 (gọi tắt là Cục II).
1.6. Vụ Thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 chuyển đổi thành Cục Giải quyết khiếu nại,
tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (gọi tắt là Cục III).
1.7. Trung tâm Tin
học chuyển đổi thành Trung tâm Thông tin.
2. Các vụ, cục,
đơn vị không thay đổi tên gọi, gồm:
2.1. Cục Chống
tham nhũng (gọi tắt là Cục IV).
2.2. Vụ Pháp chế.
2.3. Vụ Tổ chức
cán bộ.
2.4. Vụ Hợp tác quốc
tế.
2.5. Văn phòng.
2.6. Viện Khoa học
Thanh tra.
2.7. Trường Cán bộ thanh tra.
2.8. Báo Thanh tra.
2.9. Tạp chí Thanh tra.
3. Văn phòng, các vụ, cục và các
đơn vị sự nghiệp có các phòng chức năng do Tổng Thanh tra quyết định cụ thể
trong Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của từng
đơn vị.
4. Văn phòng, các cục, các đơn vị
sự nghiệp (Viện Khoa học Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường
Cán bộ thanh tra, Trung tâm Thông tin) có con dấu riêng.
Điều 2.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về chức năng của
các vụ, cục, đơn vị”; giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì hướng dẫn, phối hợp với
các vụ, cục, đơn vị xây dựng cụ thể Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức hoạt động của từng vụ, cục, đơn vị, trình Tổng Thanh tra ban hành.
Các vụ, cục, đơn vị căn cứ vào
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động do Tổng Thanh tra
ban hành, có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của đơn vị mình.
Điều 3.
Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh
tra Chính phủ có trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lãnh đạo TTCP;
- Lưu VT, TCCB.
|
TỔNG
THANH TRA
Trần Văn Truyền
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1216/QĐ-TTCP ngày 01 tháng 7 năm 2008 của
Tổng Thanh tra)
1. Vụ
Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I):
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản
lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ,
ngành:Thông tin và Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng,
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; có trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ
trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.
2. Vụ
Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II):
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản
lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ,
ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công an, Quốc
phòng, Tư pháp, Nội vụ, Văn phòng Chính phủ; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách và thực hiện
các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.
3. Vụ
Thanh tra khối văn hoá, xã hội (Vụ III):
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản
lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ,
ngành: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội,
Y tế, Ngoại giao, Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Dân tộc; có trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ
trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.
4. Cục Giải quyết
khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (Cục I):
Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản
lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra đối với các địa
phương thuộc khu vực 1, gồm 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng
Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình; quản lý, điều hành Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và
Nhà nước tại Hà Nội; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố
cáo và thanh tra trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được
Tổng Thanh tra giao; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Tổng Thanh tra kết quả tiếp
dân, xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương
Đảng và Nhà nước.
5. Cục Giải
quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 2 (Cục II):
Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản
lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra đối với các địa
phương thuộc khu vực 2, gồm 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Khánh Hoà, Ninh Thuận; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
nại, tố cáo và thanh tra trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được Tổng Thanh tra giao.
6. Cục Giải
quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (Cục III):
Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản
lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra đối với các địa
phương thuộc khu vực 3, gồm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bình Thuận,
Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra trong phạm vi phụ trách và
thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao; quản lý, điều hành Trụ
sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh; đảm
bảo phục vụ hoạt động của Cục III và phục vụ cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ,
các đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ đi công tác tại khu vực phía Nam.
7. Cục Chống
tham nhũng (Cục IV):
Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản
lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thanh tra chống tham nhũng theo thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ.
8. Vụ Pháp
chế:
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực
hiện công tác pháp chế; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định,
rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật; hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
9. Vụ Tổ chức
cán bộ:
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực
hiện công tác quản lý nhà nước về tổ chức, cán bộ của cơ quan Thanh tra Chính
phủ và ngành Thanh tra.
10. Vụ Hợp
tác quốc tế:
Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực
hiện quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế của Thanh tra Chính phủ.
11. Văn
phòng:
Giúp Tổng Thanh tra tổng hợp hoạt
động của Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra, điều phối hoạt động của
các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công
tác và tổ chức thực hiện công tác thông tin, hành chính, văn thư, thống kê, lưu
trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra
Chính phủ theo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra.
12. Viện
Khoa học Thanh tra:
Là đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh
tra Chính phủ, có chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ việc xây dựng chiến lược,
chính sách và công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; giúp Tổng Thanh tra tổ chức quản
lý công tác khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực
công tác của ngành Thanh tra, góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ thanh tra.
13. Trường
Cán bộ thanh tra:
Là đơn vị sự nghiệp thuộc Thanh
tra Chính phủ, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và kiến thức
cần thiết liên quan đến hoạt động thanh tra cho đội ngũ cán bộ, công chức của
ngành thanh tra. Các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cán bộ thanh tra gồm: đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với các ngạch thanh tra viên; đào tạo bồi
dưỡng theo chuyên đề, cập nhật kiến thức phục vụ công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; phối hợp với các trường đào tạo
văn bằng 2 cho cán bộ thanh tra.
14. Báo
Thanh tra:
Là cơ quan ngôn luận của Thanh
tra Chính phủ và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trọng tâm là lĩnh vực thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông tin trung
thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành thanh tra theo quy định của
Luật báo chí và của Thanh tra Chính phủ.
15. Tạp chí
Thanh tra:
Là cơ quan Báo chí của Thanh tra
Chính phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn,
lý luận, nghiệp vụ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng và các lĩnh vực hoạt động khác theo quy định của Luật Báo chí
và Tổng Thanh tra.
16. Trung
tâm Thông tin:
Trung tâm thông tin là đơn vị sự
nghiệp thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng xây dựng, phát triển và tổ chức
thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành
và tác nghiệp của cơ quan Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra; khai thác,
lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin theo chỉ đạo của Tổng Thanh tra ./.