Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Điện Biên ban hành

Số hiệu 12/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/08/2006
Ngày có hiệu lực 19/08/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Phạm Hoàng Be
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2006/QĐ-UBND

Điện Biên Phủ, ngày 09 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND dân ngày 26/11/ 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004 ;

Căn cứ Chỉ thị số: 02/CT-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay;

Xét đề nghị của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên,

QUYẾT ĐỊNH;

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Be

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH ĐIỆN BIÊN
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Điện Biên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là Hội đồng phối hợp) là tổ chức phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng phối hợp:

1. Hội đồng phối hợp làm việc tập thể để thống nhất đánh giá kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thông qua các kế hoạch, chương trình công tác để chỉ đạo, hướng dẫn công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương theo định kỳ 6 tháng, 1 năm và sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và của UBND tỉnh.

2. Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia các hoạt động của Hội đồng phối hợp. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng phối hợp. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực ngành mình quản lý song có liên quan đến nhiều ngành, tổ chức khác nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Ngoài số thành viên chính thức của Hội đồng phối hợp, trong các đợt tổ chức lấy ý kiến tham gia các dự án Luật, phổ biến một văn bản pháp luật theo sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp có thể mời thêm một số thành phần hữu quan khác tham gia.

Điều 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp:

1. Chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp là căn cứ để kiểm tra, đôn đốc các thành viên của Hội đồng phối hợp tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Chương trình, kế hoạch và các quyết định khác của Hội đồng phối hợp được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng phối hợp. Trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng phối hợp thống nhất với các Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp để ban hành các chương trình, kế hoạch, các báo cáo và văn bản khác của Hội đồng phối hợp.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP

[...]