ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 1189/QĐ-UBND
|
Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1858/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh về
việc ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 4334/2004/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh ban
hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại các
cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại công văn số
364 /SNV-CCHC, ngày 25 tháng 4 năm 2008 và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tại tờ trình số: 252/SGD & ĐT, ngày 06
tháng 03 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với
Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và
các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NCCS.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1189/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2008 của
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Chương 1:
CÁC QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Cơ
chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo
Cơ chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ chế giải quyết công việc
của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo ; từ hướng dẫn - tiếp nhận hồ
sơ, thụ lý hồ sơ đến giao trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là “Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả” (sau đây gọi là Bộ phận một cửa) đặt tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, do Giám đốc Sở thành lập.
Điều 2. Mục
đích yêu cầu
1. Công khai thủ tục hành chính;
giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng một
cách tốt nhất mọi nhu cầu hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của
pháp luật; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Không ngừng nâng cao chất lượng
giải quyết hồ sơ, đảm bảo thời hạn giao trả hồ sơ theo quy định; xác định trách
nhiệm của công chức trực tiếp tham gia giải quyết hồ sơ đảm bảo sự thống nhất đồng
bộ từ khâu tiếp nhận đến giao trả hồ sơ tại Sở Giáo dục
và Đào tạo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001-2000.
Điều 3. Đối
tượng và phạm vi áp dụng
Áp dụng thực hiện cho các loại thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Điều 4. Thời
gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và giao trả kết quả
Việc tiếp nhận hồ sơ và giao trả
kết quả được thực hiện tại Bộ phận một cửa của Sở
Giáo dục và Đào tạo; Thời gian: buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ, chiều
từ 14 giờ đến 16 giờ 30 vào các ngày trong tuần, trừ ngày lễ và Chủ nhật.
Điều 5. Yêu
cầu thủ tục hành chính đối với hồ sơ
1. Đảm bảo đầy đủ các loại văn bản
cho từng loại thủ tục theo quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và các
văn bản liên quan khác của nhà nước nếu có yêu cầu đặc biệt cho từng trường hợp
cụ thể.
2. Văn bản dự thảo của các
phòng, ban (nếu có) phải được soạn thảo theo thể thức quy định tại Thông tư
liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ - Văn
phòng Chính phủ và các quy định khác của Nhà nước.
Chương 2:
QUY TRÌNH TIẾP
NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ VÀ GIAO TRẢ KẾT QUẢ
Điều 6. Quy
trình tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ là quá trình
thành viên Bộ phận một cửa được phân công trực thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ:
+ Nếu không thuộc phạm vi giải
quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu chưa đầy đủ theo quy định
thì không tiếp nhận, đồng thời hướng dẫn cụ thể bằng phiếu hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức bổ sung hoàn chỉnh. Việc hướng dẫn được thực hiện theo nguyên tắc
một lần, đầy đủ, đúng quy định đã niêm yết công khai.
2. Đối với các
loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc, không được ghi giấy
hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký,
trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí đối với những công việc được
thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các
loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và viết phiếu tiếp
nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (thời hạn hẹn trả hồ sơ thực hiện theo Phụ lục
kèm theo Quyết định này); yêu cầu tổ chức, cá nhân ký vào phiếu tiếp nhận hồ sơ
và thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật.
4. Ghi chép và cập nhật các nội
dung liên quan vào sổ và phần mềm theo dõi việc tiếp nhận - trả hồ sơ (nếu có).
5. Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên
môn thụ lý.
Điều 7. Quy trình chuyển hồ sơ
Sau khi tiếp nhận,
vào cuối mỗi buổi làm việc, Bộ phận một cửa có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ đã
nhận đến phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết. Thời gian Bộ phận một cửa
chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn và thời gian phòng chuyên môn trả lại kết quả
giải quyết hồ sơ cho Bộ phận một cửa phải thể hiện trong sổ theo dõi tiếp nhận
và trả kết quả và phiếu chuyển hồ sơ (theo mẫu).
Điều 8. Quy
trình giải quyết hồ sơ
1. Phòng chuyên
môn thụ lý thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra nội
dung hồ sơ do thành viên trực Bộ phận một cửa chuyển giao theo Phiếu tiếp nhận
và Phiếu chuyển hồ sơ;
b) Nghiên cứu,
đề xuất phương án giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định.
Trường hợp hồ
sơ có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của phòng chuyên môn khác thì cán bộ,
công chức hoặc phòng chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động phối hợp với
cán bộ, công chức hoặc phòng chuyên môn khác có liên quan cùng xử lý hồ sơ.
Đối với hồ sơ
đòi hỏi có sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn khác, phòng chuyên
môn thụ lý tham mưu cho Lãnh đạo Sở thực hiện việc phối hợp giải quyết theo hướng:
+ Phát hành văn
bản để xin ý kiến thống nhất trong việc thụ lý hồ sơ.
+ Tổ chức họp với
các ngành để lập biên bản về những nội dung thống nhất và kiến nghị đề xuất với
cấp trên.
c) Trường hợp đến
ngày hẹn trả nhưng phòng chuyên môn chưa giải quyết xong hồ sơ thì phải lập Phiếu
gia hạn trả hồ sơ trình lãnh đạo Sở ký, chuyển cho Bộ phận một cửa để gửi cho tổ
chức, cá nhân có liên quan, nêu rõ lý do chậm trễ; thời gian gia hạn tùy tình
hình thực tế nhưng không được vượt quá thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định
cho từng loại hồ sơ.
d) Phòng chuyên
môn chuyển kết quả giải quyết hồ sơ (hoặc Phiếu gia hạn trả hồ sơ trong trường
hợp chưa có kết quả) cho Bộ phận một cửa để giao trả cho tổ chức, cá nhân đảm bảo
đúng thời gian hẹn trả.
2. Thời gian thụ
lý cho từng loại thủ tục quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
này.
Điều 9. Quy
trình trả kết quả giải quyết hồ sơ
Trả kết quả giải quyết hồ sơ là
quá trình thành viên Bộ phận một cửa được phân công trực thực hiện các công việc
sau:
1. Trả kết quả giải quyết hồ sơ
hoặc phiếu gia hạn trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo đúng phiếu tiếp nhận hồ
sơ.
2. Ghi chép và cập nhật kết quả
giải quyết hồ sơ vào sổ và phần mềm theo dõi việc tiếp nhận giao trả hồ sơ theo
quy trình sử dụng phần mềm.
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân ký
nhận kết quả vào sổ theo dõi và thu hồi phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Điều 10.
Lưu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ
sơ thực hiện theo quy định hiện hành về công tác lưu trữ của Nhà nước và của đơn vị.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Đầu tư, kiện toàn cơ sở vật
chất, thiết bị đảm bảo phục vụ hoạt động Bộ phận một cửa; ban hành các loại văn
bản liên quan đến quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại đơn vị (Phiếu tiếp nhận
hồ sơ, Phiếu gia hạn trả hồ sơ, Phiếu trình ký hồ sơ, Sổ theo dõi tiếp nhận và
trả hồ sơ…);
2. Ban hành quy chế quy định cụ
thể trách nhiệm của các phòng chuyên môn, cá nhân cán bộ, công chức trong tiếp
nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận một cửa; quy trình giải
quyết hồ sơ thủ tục hành chính của đơn vị.
3. Tổ chức niêm
yết công khai các thủ tục hành chính thực hiện tại bộ phận một cửa (danh mục hồ
sơ, mức thu phí, lệ phí và thời hạn giải quyết).
4. Tập huấn về
nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết
công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc ở bộ
phận một cửa.
5. Thường xuyên
nghiên cứu, rà soát, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời nội dung
danh mục hồ sơ, thời hạn giải quyết cho từng loại thủ tục hành chính phù hợp với
quy định của Nhà nước.
6. Chỉ đạo chặt
chẽ hoạt động của Bộ phận một cửa đảm bảo đúng theo quy
định (bao gồm cả việc tiếp nhận, xử lý các phản ảnh, kiến nghị về quy định hành
chính).
7. Định kỳ báo
cáo UBND tỉnh và Sở Nội vụ về tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo (khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất) vào ngày 10 của tháng cuối
quý và ngày 5 tháng 11 hàng năm.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Thực hiện
đúng và đầy đủ các nội dung tại Quy định này.
2. Thực hiện việc
nộp hồ sơ và nhận kết quả đúng địa điểm, thời gian ghi ở Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
3. Thường xuyên
phản ảnh cho UBND tỉnh những vướng mắc để kịp thời xử lý, đảm bảo giải quyết
công việc nhanh
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC
HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số.1189/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
TT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ DANH MỤC HỒ SƠ
|
Loại văn bản
|
Thời gian thụ lý (ngày làm việc)
|
Tổng số
|
Tiếp nhận-Hoàn trả
|
Phòng chuyên môn
|
LĐ Sở
|
LĐ UBND tỉnh
|
1
|
Điểu
chỉnh sai sót của văn bằng, chứng chỉ
|
|
10
|
2
|
6
|
2
|
|
|
-
Đơn xin điều chỉnh họ tên, ngày tháng năm sinh...
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
- Hồ
sơ văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
2
|
Cấp
lại bản sao văn bằng tốt nghiệp
|
|
10
|
2
|
6
|
2
|
|
|
-
Đơn xin cấp lại bản sao bằng TN có xác nhận của trường
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
- Hồ
sơ liên quan đến thân nhân của người xin cấp
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
3
|
Thẩm
định văn bằng tốt nghiệp
|
|
11
|
2
|
6
|
2
|
|
|
-
Công văn và hồ sơ đề nghị Sở thẩm định văn bằng chứng chỉ của các đơn vị
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
-
Công văn trả lời kết quả sau khi thẩm định của Sở
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
4
|
Thành
lập cơ sở giáo dục
|
|
45
|
2
|
19
|
4
|
10
|
|
-
Đơn xin thành lập
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
- Đề
án thành lập
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Sơ
yếu lý lịch của người dự kiến làm lãnh đạo cơ sở GD
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
-
Văn bằng chuyên môn của từng giáo viên
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
|
-
Danh sách đội ngũ GV tham gia giảng dạy
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
5
|
Đình
chỉ hoạt động các cơ sở giáo dục
|
|
30
|
2
|
25
|
3
|
|
|
- Tờ
trình đề nghị giải thể
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
-
Hồ sơ xin giải thể
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
6
|
Thủ
tục tiếp nhận và thuyên chuyển viên chức (ngoài Tỉnh, ngoài ngành) đến công
tác tại các đơn vị cơ sở trực thuộc
|
|
10
|
1
|
7
|
2
|
|
|
- Lý
lich cán bộ công chức
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
-
Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
|
-
Phiếu khám sức khoẻ
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
-
Các loại văn bằng theo quy định của từng loại viên chức
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
|
- Bản
tự đánh giá công tác
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
-
Công văn đồng ý cho thuyên chuyển công tác của cơ quan quản lý
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
7
|
Cấp
phép dạy thêm, học thêm
|
|
15
|
2
|
11
|
2
|
|
|
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, học thêm
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
-
Đơn xin cấp phép daỵ thêm, học thêm
|
Mẫu quy định
|
|
|
|
|
|
|
-
Các loại văn bằng chứng chỉ của người dạy
|
Bản sao có công chứng
|
|
|
|
|
|
8
|
Quy
định về chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS, THPT
|
|
7
|
1
|
4
|
2
|
|
|
-
Đơn xin chuyển trường do cha mẹ ký hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận
của trường đến
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Học
bạ
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Giấy
khai sinh
|
Bản sao
|
|
|
|
|
|
|
- Bằng
TN THCS hoặc chứng nhận TN THCS
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Giấy
giới thiệu chuyển trường do trường cũ cấp
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Giấy
giới thiệu chuyển trường do Sở GD&ĐT cũ cấp
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Giấy
chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 do Sở GD&ĐT cấp
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Hộ
khẩu thường trú
|
Bản sao
|
|
|
|
|
|
|
- Các
giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập thi
tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có)
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
-
Danh sách trích ngang HS chuyển đến
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
|
- Giấy
giới thiệu chuyển trường của Sở GD&ĐT cấp
|
Bản chính
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
-"Bản
chính" được hiểu là các
văn bản được ban hành có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ
quan, đơn vị ban hành (không sao chụp).
-"Bản
sao" được hiểu là các văn bản được sao chụp từ bản chính (có công chứng,
chứng thực).