Quyết định 1169/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 1169/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2014 |
Ngày có hiệu lực | 22/05/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Nguyễn Hữu Hoài |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1169/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 12 tháng 5 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số: 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về việc cấp giấy phép xây dựng;
Căn cứ quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp về lập thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Xét Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày 3/4/2014 của UBND thành phố Đồng Hới tại về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 425/SXD-KTQHXD ngày 17/4/2014 về việc Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Giao UBND thành phố Đồng Hới chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thông tin, phổ biến rộng rãi và hướng dẫn cho các tổ chức,cá nhân có liên quan đến hoạt động quy hoạch, xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Đồng Hới thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Giám đốc các sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới; và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
Ban hành kèm theo Quyết định số: 1169/QĐ-UBND ngày 12/5/2014
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng.
- Quy chế này hướng dẫn việc quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng mới, cải tạo, tôn tạo, bảo vệ và sử dụng các công trình, cảnh quan kiến trúc tại thành phố Đồng Hới, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố và đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Quy chế này quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc trong địa giới hành chính của thành phố Đồng Hới. Trong các khu vực có thiết kế đô thị riêng được duyệt, việc quản lý quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ phải thực hiện theo đồ án và quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị riêng.
2. Đối tượng áp dụng.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1169/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 12 tháng 5 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số: 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về việc cấp giấy phép xây dựng;
Căn cứ quyết định số 1538/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Căn cứ Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân công, phân cấp về lập thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Xét Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày 3/4/2014 của UBND thành phố Đồng Hới tại về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 425/SXD-KTQHXD ngày 17/4/2014 về việc Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đồng Hới”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Giao UBND thành phố Đồng Hới chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thông tin, phổ biến rộng rãi và hướng dẫn cho các tổ chức,cá nhân có liên quan đến hoạt động quy hoạch, xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Đồng Hới thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Giám đốc các sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới; và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
Ban hành kèm theo Quyết định số: 1169/QĐ-UBND ngày 12/5/2014
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng.
- Quy chế này hướng dẫn việc quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng mới, cải tạo, tôn tạo, bảo vệ và sử dụng các công trình, cảnh quan kiến trúc tại thành phố Đồng Hới, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố và đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
- Quy chế này quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc trong địa giới hành chính của thành phố Đồng Hới. Trong các khu vực có thiết kế đô thị riêng được duyệt, việc quản lý quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ phải thực hiện theo đồ án và quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị riêng.
2. Đối tượng áp dụng.
- Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động quy hoạch, xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Đồng Hới đều phải thực hiện theo đúng Quy chế này.
- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế này cho phép.
1. Quy chế này nhằm kiểm soát việc xây dựng, khai thác, sử dụng công trình mới, công trình cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng tổ chức không gian, cảnh quan trên phạm vi toàn thành phố phù hợp với Đồ án QHC điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt theo quyết định số: 1538/QĐ-UBND ngày 06/7/2012. Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, chính quyền thành phố và các xã, phường.
2. Quy chế này là cơ sở để:
- Lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt;
- Lập thiết kế cảnh quan trong đô thị;
- Lập và ban hành Quy chế quản lý các khu đô thị đặc thù;
- Cấp giấp phép quy hoạch
- Cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang công trình và nhà ở riêng lẽ.
QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH VÀ KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Điều 3. Tóm tắt một số đặc điểm tự nhiên và quy hoạch phát triển của thành phố.
1. Vị trí: Thành phố Đồng Hới nằm ở toạ độ 17021’ vĩ độ Bắc, 106010’ kinh độ Đông, cách thị trấn Quán Hàu huyện Quảng Ninh 7km về phía Nam và cách thị trấn Hoàn Lão huyện Bố Trạch 14km về phía Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch;
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch.
2. Tính chất: Thành phố Đồng Hới là đô thị thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình, là một trung tâm du lịch thương mại mạnh gắn liền với các khu du lịch, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, là đầu mối giao lưu giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước và nơi trung chuyển giữa Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan.
3. Quy mô: Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Đồng Hới là 155,47 km2. Trong đó các phường nội thị có diện tích là 55,47 km2, các xã có diện tích 100,24 km2.
Dân số toàn Thành phố đến năm 2011 là: 112.865 người, trong đó dân số đô thị là 76.895 người, nông thôn là 35.970 người và dân số toàn Thành phố theo QHC điều chỉnh thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025 là 250.000 người. trong đó dân số đô thị là 190.000, nông thôn là 60.000 người.
4. Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan:
- Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng bao gồm vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình dốc đều từ Tây sang Đông, nằm giữa vùng đá vôi và biển.
- Phía Đông sông Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh, Quang Phú và Hải Thành có địa hình dạng cồn cát cắt ngang ổn định cao độ trung bình 10m,là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát cao liên tục (cao nhất 24,13m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nước, khe nước ngọt tự nhiên, quanh năm có nước (bàu Tró, bàu Nghị, Bàu Tràm, bàu Thôn, Bàu Trung Bính…)dốc về 2 phía sông Nhật Lệ và biển Đông.
- Phía Tây sông Nhật Lệ chia làm 4 khu vực
+ Khu vực 1 (Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình và Phú Hải) chủ yếu nằm dọc 2 bên Quốc lộ 1A. Địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình 2,1m, điểm cao nhất là 3,7m, khu ruộng có cao độ thấp nhất 0,5m. Địa hình dốc về 2 phía đường Quốc lộ 1A.
+ Khu vực 2 ( Bắc Lý, Nam Lý, Đức Ninh Đông, Bắc Nghĩa, Đức Ninh) nằm về phía Tây và Nam là vùng gò dốc về 2 phía Đông Tây của đường Phan Đình Phùng và dốc dần về phía Đông Nam. Cao độ trung bình 10m. Độ dốc trung bình 15%.
+ Khu vực 3 (Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Thuận Đức) Địa hình vùng gò đồi có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc, độ dốc 8%. Cao độ trung bình 12 – 15m.
+ Khu vực 4 : Khu Lộc Ninh địa hình là vùng đồi và vùng cát ven biển. Cao độ cao 16m nhất , cao độ trung bình 10m, cao độ thấp nhất 3m. Địa hình có độ dốc dần về phía Nam.
5. Cấu trúc phát triển không gian của thành phố.
- Phát triển theo trục : Không gian đô thị được phát triển theo hướng phát triển các trục đường giao thông và các trục sông ngòi.
- Trục liên vùng : Đường Quốc lộ 1A, đường tránh Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.
- Trục liên kết Đông Tây :
+ Đường trục Đông Tây 1: Nối từ đường Trương Pháp đến đường Phan Đình Phùng.
+ Đường trục Đông Tây 2: Đường Trần Hưng Đạo kéo dài đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông
+ Đường trục Đông Tây 3: Đường Lê Lợi – Lý Thái Tổ đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.
+ Đường trục Đông Tây 4: Đường từ cầu Nhật Lệ II đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông
- Trục sông ngòi : Trục sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào
- Phát triển theo vùng : Không gian đô thị được phát triển theo 06 phân vùng
+ Phân vùng trung tâm : Chủ yếu tập trung ở phường Đức Ninh Đông, phường Đồng Phú, phường Hải Đình, phường Đồng Mỹ hiện hữu cùng với các khu vực phát triển đô thị mới xung quanh là lõi trung tâm đô thị. Trong khu vực này tập trung các khu chức năng đô thị như: hành chính, dịch vụ, thương mại, văn phòng, khu nhà ở, công viên cây xanh, văn hóa thể thao tạo thành không gian đô thị nhộn nhịp với sự tập trung dân cư, hàng hóa và thông tin.
+ Phân vùng cửa ngõ : Phát triển khu vực phía Bắc có xã Lộc Ninh và khu vực phía Nam có phường Phú Hải, tạo thành cửa ngõ phía Bắc và phía Nam của thành phố.
+ Phân vùng công nghiệp : Đây là khu vực phường Bắc Lý và xã Thuận Đức lấy những vùng có khả năng đảm bảo quỹ đất xây dựng khu công nghiệp với quy mô lớn, làm trung tâm để phát triển cho cả vùng.
+ Phân vùng bảo tồn đất nông nghiệp : Bảo tồn đất nông nghiệp hiện hữu ở khu vực dọc hai bên sông Lũy, sông Mỹ Cương và khu vực cánh đồng Lý Lộc nhằm tạo môi trường sống của đô thị gắn liền với thiên nhiên.
+ Phân vùng du lịch nghỉ dưỡng : Chủ yếu tập trung tại khu vực Bảo Ninh, Hải Thành, Quang Phú. Ngoài ra phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Phú Vinh và khu vực phía Tây thành phố.
+ Phân vùng đô thị, resort : Khu vực phường Nam Lý, Bắc Lý chuyển tiếp và có vai trò kết nối giữa khu trung tâm thành phố với các khu du lịch, khu công nghiệp. Tại đây tập trung phát triển các khu đô thị mới.
6. Các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố
STT |
Tên phường, xã |
Diện tích tự nhiên (Km2) |
Dân số (người) |
I |
Phường nội thị |
|
|
01 |
Phường Hải Thành |
2,45 |
5.336 |
02 |
Phường Đồng Phú |
3,81 |
9.775 |
03 |
Phường Bắc Lý |
10,19 |
17.179 |
04 |
Phường Đồng Mỹ |
0.58 |
2.814 |
05 |
Phường Nam Lý |
3,9 |
13.800 |
06 |
Phường Hải Đình |
1,37 |
3.605 |
07 |
Phường Đồng Sơn |
19,66 |
8.387 |
08 |
Phường Phú Hải |
3,07 |
3.580 |
09 |
Phường Bắc Nghĩa |
7,67 |
7.318 |
10 |
Phường Đức Ninh Đông |
2,77 |
5.121 |
II |
Các xã |
|
|
11 |
Xã Quang Phú |
3,23 |
3.112 |
12 |
Xã Lộc Ninh |
13,41 |
8.151 |
13 |
Xã Bảo Ninh |
16,34 |
8.653 |
14 |
Xã Nghĩa Ninh |
16,33 |
4.632 |
15 |
Xã Thuận Đức |
45,36 |
3.903 |
16 |
Xã Đức Ninh |
5,57 |
7.519 |
7. Phân vùng chức năng:
a. Khu dân cư.
Khu đô thị cải tạo chỉnh trang là các khu dân cư, công trình công cộng có sẵn, được chỉnh trang lại trên cơ sở nâng cấp hệ thống đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các công trình công cộng trên tất cả 10 phường.
b. Khu dân cư làng xóm hiện hữu.
Gồm các khu dân cư đã ổn định nằm ở tất cả 06 xã, theo nguyên tắc bảo tồn, cải tạo theo từng giai đoạn, mở rộng đường giao thông, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Kiểu kiến trúc ưu tiên phát triển là nhà vườn, nhà biệt thự, nhà 3 gian truyền thống.
c. Khu dân cư, đô thị mới xây dựng.
Đây là những khu vực dân cư còn thưa thớt, sẽ được quy hoạch lại thành các khu đô thị mới: Đô thị mới Phú Hải, đô thị mới Bảo Ninh, phía Tây khu vực Đức Ninh Đông (phía Đông kênh ven đường tránh Quốc lộ 1A). Ven Quốc lộ 1A, ven đường sắt khu vực Bắc Lý. Khu vực phía Tây Nam giao lộ đường tránh Quốc lộ 1A với đường Phan Đình Phùng khu vực Bắc Lý. Khu vực dọc đường Phan Đình Phùng. Lý. Khu vực phía Tây Nam giao lộ đường tránh Quốc lộ 1A với đường Phan Đình Phùng khu vực Bắc Lý. Khu vực dọc đường Phan Đình Phùng.
d. Công trình thương mại trung tâm – dịch vụ công cộng
- Khu vực hạ lưu sông Cầu Rào có vị trí trung tâm, trong tương lai sẽ trở thành bộ mặt của thành phố, giữ vị trí là đầu mối các chức năng trung tâm của tỉnh, và thành phố, tập trung các công trình quản lý hành chính nhìn ra sông Cầu Rào.
- Khu vực Phú Hải có vị trí là đô thị mới tiếp giáp với khu vực trung tâm, bố trí công trình thương mại, văn phòng đô thị,…
- Toàn bộ khu vực Bảo Ninh có vị trí là đô thị mới tập trung nhiều chức năng đa dạng, ngoài chức năng đô thị còn bố trí công trình nghiên cứu, công trình giáo dục…
đ. Du lịch – nghỉ dưỡng
- Khu vực du lịch đô thị quanh chợ Đồng Hới: Tái phát triển khu vực quanh chợ Đồng Hới, hình thành điểm du lịch đô thị với công trình thương mại, chợ, nhà hàng…
- Khu nhà ở biệt thự khu vực Phú Hải: Ở phía Tây Nam khu vực Phú Hải, xây dựng khu nghỉ dưỡng biệt thự tiếp giáp với đô thị.
- Khu nghỉ dưỡng ven biển khu vực Bảo Ninh : Ven biển khu vực Bảo Ninh là khu vực du lịch với khách sạn, nhà hàng… Là khu nghỉ dưỡng quy mô lớn đón khách du lịch đến từ trong và ngoài nước.
- Khu nghỉ dưỡng phía Bắc sân bay : Xây dựng khu nghỉ dưỡng đánh gôn gần sân bay. Xây dựng gần sân gôn khu biệt thự, khách sạn ven biển, nhà hàng… để tạo thành khu nghỉ dưỡng phục vụ du khách ở dài ngày.
e. Công trình công nghiệp – nghiên cứu
- Khu vực công nghiệp: xây dựng khu công nghiệp quy mô lớn tại 2 khu vực phía Bắc đường trục Đông Tây 1 (đường Phan Đình Phùng nối với đường HCM)
- Khu vực công trình nghiên cứu: là khu vực thực hiện nghiên cứu phát triển, xây dựng ở phía Nam khu đô thị mới Bảo Ninh. Hướng đến liên kết phát triển với công trình giáo dục, bệnh viện đa khoa...
g. Thống kê các tuyến đường theo từng phường
- Thống kê các tuyến đường theo tên, chiều dài, mặt cắt ngang ≥ 15m
( theo trong bảng phụ lục 1 kèm theo)
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Điều 4. Định hướng cho sự phát triển của thành phố Đồng Hới.
Thành phố tập trung phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, tuân thủ các tiêu chí phát triển bền vững. Quy hoạch, xây dựng định hướng được phát triển những nét đặc trưng, những thế mạnh về tự nhiên, văn hóa xã hội, chính trị, phong tục tập quán của địa phương. Tạo cho thành phố Đồng Hới mang tính đặc trưng, hài hoà và thống nhất giữa cái cũ và cái mới, đồng thời tạo phong cách mới làm điểm nhấn cho thành phố Đồng Hới bằng các công trình kiến trúc, tượng đài, các cửa ngõ ra vào thành phố, không gian xanh, mặt nước, các khu du lịch gần gũi với thiên nhiên. Để bạn bè trong và ngoài nước biết đến thành phố Đồng Hới là một thành phố xanh, sạch, đẹp và hiện đại.
Điều 5. Các quy tắc chung trong Quản lý quy hoạch kiến trúc.
- Thiết kế đô thị nói chung và thiết kế các công trình nói riêng phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ và tính ứng dụng, phải thiết kế khoa học và tăng khả năng tối đa phủ xanh cho thành phố. Tránh hình thành các tòa nhà chọc trời với những khối bê tông đơn điệu, khô cứng.
- Chú trọng giải pháp thẩm mỹ không gian chuyển tiếp, gắn kết giữa đô thị và khu ở cho đến không gian bên trong khu ở bằng việc tổ chức không gian trống, ngoài các công trình kiến trúc cần vận dụng các yếu tố trang trí khác nhau như: Các kiến trúc nhỏ và thiết bị kỹ thuật đô thị trên đường, hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng v.v...
- Khi quy hoạch và thiết kế đô thị và các công trình phải hướng đến:
+ Kiến trúc năng lượng hiệu quả: Như sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên, giảm diện tích sàn thừa của công trình, tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo khoảng không đối lưu, kết cấu mái “ tạo khoảng hở”… khi thiết kế một công trình. Bố cục các công trình, hạn chế tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích hạ nhiệt hoặc sưởi ấm cho công trình. Cần phải nhìn toàn bộ thời hạn sử dụng của công trình để giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, từ khâu thi công đến vận hành và kết thúc. Kèm theo đó là giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng phải rộng khắp, quy hoạch khu chức năng như ở và khu làm việc không quá xa, các trường học kèm theo ký túc xá…để hạn chế sử dụng năng lượng.
Khuyến khích nghiên cứu thiết kế những tòa nhà ứng dụng khoa học công nghệ để không cần phải sử dụng năng lượng làm mát hay sưởi ấm công trình thông qua các giải pháp năng lượng (Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”)
+ Kiến trúc xanh: Kiến trúc thân thiện với môi trường
+ Mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu: Trong thiết kế kiến trúc cần chú ý đến phân tích các điều kiện khí hậu của địa phương để có giải pháp tối ưu về bố cục công trình nhằm hạn chế tác động xấu của hướng nắng, hướng gió cho công trình. Có các giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay mưa bão của tỉnh nhà như lợp mái sử dụng ngói có lỗ buộc và chèn kỹ bằng vữa xi măng …
- Khi lập quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị phải chú ý đến chiều cao các tòa nhà nên được thiết kế khác nhau nhằm tạo ra vận tốc gió khác nhau. Khối nhà thấp đặt ở trước hướng gió, khối nhà cao đặt ở phía sau, các tòa nhà cao nên được bố trí phía sau để chuyển hướng gió xuống đất. Không gian trống dọc theo hướng thông gió cần được phủ xanh để hỗ trợ làm tăng tốc độ đối lưu của không khí và phân luồng dẫn gió trong khu đô thị đồng thời với hệ thống cây xanh còn có tác dụng điều chỉnh môi trường khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm), hạn chế bụi trong không khí và giảm độ ồn trong các khu đô thị.
- Tăng cường bảo vệ các di sản lịch sử và các đối tượng công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị có giá trị, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, đầu tư xây dựng các kiến trúc mới tạo điểm nhấn cho thành phố.
- Ưu tiên sử dụng quỹ đất công để xây dựng bổ sung các công trình phúc lợi công cộng về văn hóa, giáo dục, dịch vụ y tế công cộng. Khuyến khích xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng, dịch vụ du lịch tại khu vực trung tâm và các điểm du lịch của Thành phố.
- Tạo lập cảnh quan khu nhà ở mới khang trang, đồng bộ, hiện đại và hài hòa với môi trường và cảnh quan của từng khu vực.
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống công viên, cây xanh trên các trục đường và quảng trường, không gian mở, khuyến khích tăng cường các khoảng lùi và tạo các quảng trường, vườn hoa và không gian cho cộng đồng.
- Bổ sung và chỉnh trang các tượng đài, vườn hoa, vòi phun nước.
- Cải tạo chỉnh trang hệ thống vỉa hè kết hợp bổ sung các tiện ích đô thị như: bãi để xe, ghế ngồi, sọt rác, cây xanh, bảng thông tin , nhà wc công cộng …phục vụ cho người dân bộ đặc biệt là người già, trẻ em, người tàn tật.
- Giữ gìn cảnh quan sinh thái tự nhiên, hạn chế tối đa việc xây dựng đô thị hóa, xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, thương mại dịch vụ tại các khu đất tốt phục vụ cho nông nghiệp.
- Bảo vệ nghiêm hệ thống ao, hồ, sông ngòi và biển. Khai thác ưu thế mặt nước, các khu công viên cây xanh cảnh quan để tạo lập các khu cảnh quan sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng. Hạn chế tối đa việc san lấp sông, hồ để phát triển các dự án.
- Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tuỳ tiện treo, đóng, dán, viết vẽ quảng cáo vào thân cây xanh, trụ điện, tường nhà và các nơi công cộng khác làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
Điều 7. Về vệ sinh môi trường đô thị:
- Trước mặt tiền các công trình dọc các đường phố không được bố trí các vật liệu tạm bợ, chắp vá gây mất mỹ quan khu đô thị. Trước mặt nhà phải có các hộp đựng rác thải sinh hoạt yêu cầu có nắp đậy, có độ bền và có tính thẩm mỹ.
- Nước thải khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đổ vào hệ thống cống chung theo quy định. Không thải nước bẩn chưa xử lý, đất, cát vào hệ thống thoát nước chung, phải liên hệ với cơ quan chức năng để xin đổ phế thải đúng nới quy định.
- Nước mưa và các loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt vỉa hè, cống trước nhà, đường phố hay các lô đất kế cận mà phải theo hệ thống ống, cống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước đô thị. Nước thải sản xuất và hoạt động dịch vụ phải được xử lý cục bộ đạt yêu cầu quy định trước khi xả vào hệ thống cống chung.
- Không được gây tiếng ồn, xả khói và khí thải gây ảnh hưởng cho dân cư xung quanh. Miệng ống xả khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố, nhà xung quanh. Các phương tiện ô tô tải khi chở hàng vào trong trung tâm thành phố phải có bạt che chắn không để đất cát rơi vải xuống đường.
- Các công trình thi công thì phía trước phải có biển báo với nội dung theo quy định. Khi thi công phải có lưới chắn không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Điều 8. Quy định đối với cây xanh trong đô thị:
Phải tận dụng mọi khoảng trống có thể để trồng cây xanh và việc trồng cây xanh phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây dể gãy đỗ) không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra các chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng...)
1. Hệ thống cây xanh trên đường : Cần chọn loại cây xanh có bóng mát, hoa đẹp, hương thơm dễ chịu, như: bằng lăng, móng bò, phượng vĩ, kim phượng, v.v... và có thể trồng thêm các loại cây cắt xén, mảng hoa, cây cảnh. Đặc biệt nghiên cứu sưu tầm các giống hoa hồng đẹp và thích ứng được với khi hậu thành phố Đồng Hới để làm điểm nhấn về thành phố Hoa Hồng trên các dải phân cách của trục phố chính.
2. Hệ thống cây xanh công cộng: Bố trí các vườn hoa công viên nhỏ với tổ hợp cây xanh có hình dáng và màu sắc đa dạng phong phú. Ngoài ra có thể kết hợp hồ nhân tạo, bể cảnh với vòi phun nước, kiến trúc nhỏ, tác phẩm nghệ thuật tạo hình để tạo điểm nhấn.
3. Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...) Khuyến khích sử dụng các loại cây có hình dáng thanh thoát như : dừa cảnh, cau vua... kết hợp với các loại cây bụi thấp, khóm hoa, trồng tại khu vực tiếp giáp nhà ở, tạo sự chuyển tiếp hài hoà và sự gắn kết con người hoà nhập với thiên nhiên.
Điều 9. Quy định đối với các kiến trúc nhỏ và thiết bị kỹ thuật đô thị trên đường.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng các kiến trúc nhỏ và thiết bị kỹ thuật tạo sự gắn kết trong không gian và làm điểm nhấn cho khu đô thị.
- Cột đèn, buồng điện thoại, nhà chờ xe buýt, trạm xăng, biển báo, quảng cáo v.v... các thiết bị này cần có hình thức đơn giản, hiện đại. Biển báo, chỉ dẫn trên hè đường phải có hình dáng gọn gàng, rõ ràng và không che khuất tầm nhìn.
Điều 10. Quy định đối với các công trình ngầm
1. Yêu cầu chung đối với quy hoạch không gian ngầm:
- Trước khi khởi công xây dựng công trình ngầm, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng và phải có phương án thiết kế thi công, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Việc quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị phải phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn; hiện trạng về xây dựng công trình trên mặt đất và công trình ngầm.
- Quy hoạch xây dựng các công trình ngầm đô thị cần đảm bảo kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất. Đảm bảo các yêu cầu về môi trường và nguồn nước ngầm.
- Việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu nhà ở mới và các tuyến đường phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, cáp nổi.
- Có kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khắc phục các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình thi công như: gặp tầng đất yếu, tầng chứa nước, khí độc, cháy nổ, sạt lở, trồi đất, bục đất nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện thi công và cho công trình
- Xây dựng công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các quy định có liên quan tại các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và quy định của Nghị định Số: 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
2. Các loại công trình ngầm đô thị được khuyến khích đầu tư xây dựng bao gồm:
a. Công trình giao thông ngầm và bãi đỗ xe ngầm;
b. Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm;
c. Cống, bể kỹ thuật, hào, tuy nen kỹ thuật;
Phải chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến tuy nen kỹ thuật ngầm để việc đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đảm bảo, tránh tình trạng đào đường nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và mỹ quan chung của đô thị.
Điều 11. Đối với công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống bể kỹ thuật
1. Trước khi thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư công trình đường dây, đường ống ngầm, hào kỹ thuật phải thông báo việc khởi công công trình đến Ủy ban nhân dân phường, xã tại khu vực có công trình xây dựng ngầm để phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
2. Nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công bảo đảm an toàn cho hoạt động bình thường của các tuyến đường dây, cáp, các công trình ngầm, nổi khác và bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu xây dựng công trình đường dây, đường ống ngầm, hào và cống bể kỹ thuật phải bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ thi công công trình.
1. Trước khi thi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải xác định hiện trạng các công trình ngầm hiện có trong khu vực xây dựng để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các nhà thầu xây dựng phải thiết kế biện pháp thi công được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư chấp thuận.
3. Bảo đảm an toàn cho người và công trình, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đô thị, các công trình lân cận và bên trên; có các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất đô thị.
Quy định khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị không nằm trong tuy- nen hoặc hào kỹ thuật (m)
Loại đường ống |
Đường ống cấp nước |
Cống thoát nước thải |
Cống thoát nước mưa |
Cáp điện |
Cáp thông tin |
Kênh, mương thoát nước, tuy nen |
Khoảng cách theo chiều ngang |
||||||
Đường ống cấp nước |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,5 |
Cống thoát nước thải |
1 |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
Cống thoát nước mưa |
0,5 |
0,4 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
Cáp điện |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
2,0 |
Cáp thông tin |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
- |
1,0 |
Tuynel, hào kỹ thuật |
1,5 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
1 |
- |
Khoảng cách theo chiều ngang |
||||||
Đường ống cấp nước |
- |
1,0 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
Cống thoát nước thải |
1,0 |
- |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
|
Cống thoát nước mưa |
0,5 |
0,4 |
- |
0,5 |
0,5 |
|
Cáp điện |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
|
Cáp thông tin |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
- |
|
Quy định khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy- nen hoặc hào kỹ thuật (m)
Loại đường ống |
Đường ống cấp nước |
Cống thoát nước thải, thoát nước mưa |
Cáp điện |
Cáp thông tin |
Đường ống cấp nước |
0,8 |
1,0 |
0,5 |
0,5 |
Cống thoát nước thải, thoát nước mưa |
1,0 |
0,4 |
0,5 |
0,5 |
Cáp điện |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
Cáp thông tin |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG Ô PHỐ CÁC PHƯỜNG NỘI THỊ
1. Quy chế cụ thể đối với từng ô phố tại các phường nội thị áp dụng trong trường hợp các công trình xin phép xây dựng, sửa chữa nằm trên những tuyến đường có mặt cắt ≤ 22,5m, ngõ, hẽm.
2. Để Lô đất xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và kích thước tối thiểu phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian, không được xây dựng công trình đối với những lô đất sau khi trừ khoảng lùi có diện tích ≤40m2. Chiều ngang mặt tiền nhỏ hơn 4m, chiều sâu nhỏ hơn 6m trừ một số trường hợp cụ thể trong đường ngõ, hẻm và một số trường hợp đặc biệt thì phải được UBND Thành phố Đồng Hới xem xét cụ thể. (đối với các lô đất có diện tích <40m2 thì thu hồi để làm không gian công cộng cho đường phố và đồng thời bố trí tái định cư lại cho nhân dân).
3. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng: Nhà ở riêng lẻ đô thị, trung tâm thương mại, công trình phúc lợi công cộng, khách sạn, nhà hàng.
4. Khoảng lùi công trình:
- Nhà ở riêng lẻ đô thị: Khuyến khích bố trí khoảng lùi cho công trình, tối thiểu phải được 2m. Trường hợp đường ngõ, hẽm theo hiện trạng đang tồn tại nhiều công trình không thể bố trí khoảng lùi được, thì chỉ giới xây dựng được trùng với chỉ giới đường đỏ nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách an toàn với hệ thống lưới điện theo quy định của Nhà nước.
- Riêng các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm thương mại, công trình phúc lợi công cộng, khách sạn, nhà hàng: Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 5m (đối với công trình xây dựng mới).
- Trong cùng một dãy nhà, công trình xây dựng sau phải thẳng hàng với các công trình xây dựng trước và đảm bảo các quy định của nhà nước.
5. Tầng cao xây dựng:
- Nhà ở riêng lẻ đô thị: đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥ 4-6m, tầng cao xây dựng 2-5 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền > 6m tầng cao xây dựng 2 -7 tầng.
- Trường học, nhà trẻ mẫu giáo, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, công trình phúc lợi công cộng: Tầng cao xây dựng tối thiểu là 2 tầng.
6. Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa cho phép
a. Công trình nhà ở: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế, riêng lẻ và nhóm nhà chung cư được quy định trong bảng 1 và 2
Bảng 1: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự…)
Diện tích lô đất (m2/căn nhà) |
≥100 |
200 |
300 |
500 |
≥1.000 |
Mật độ xây dựng tối đa (%) |
100 |
70 |
60 |
50 |
40 |
Bảng 2: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) |
Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất |
|||
≤3.000m2 |
10.000m2 |
18.000m2 |
≥35.000m2 |
|
≤16 |
75 |
65 |
63 |
60 |
19 |
75 |
60 |
58 |
55 |
22 |
75 |
57 |
55 |
52 |
25 |
75 |
53 |
51 |
48 |
28 |
75 |
50 |
48 |
45 |
31 |
75 |
48 |
46 |
43 |
34 |
75 |
46 |
44 |
41 |
37 |
75 |
44 |
42 |
39 |
40 |
75 |
43 |
41 |
38 |
43 |
75 |
42 |
40 |
37 |
46 |
75 |
41 |
39 |
36 |
>46 |
75 |
40 |
38 |
35 |
b. Các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, chợ.
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ trong các khu vực xây dựng mới là 40%.
c. Các công trình dịch vụ đô thị khác và các công trình chức năng hỗn hợp:
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của các công trình dịch vụ đô thị khác và các công trình chức năng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích ≥3.000m2 cần được xem xét tùy theo vị trí trong đô thị và các giải pháp quy hoạch cụ thể đối với lô đất đó và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà và về khoảng lùi công trình và đảm bảo diện tích chỗ đỗ xe theo quy định, đồng thời mật độ xây dựng tối đa phải phù hợp với quy định.
Đối với các công trình dịch vụ đô thị khác và các công trình khu chức năng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích <3.000m2, sau khi trừ đi phần đất đảm bảo khoảng lùi theo quy định, trên phần đất lại được phép xây dựng với mật độ 100%, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà và đảm bảo diện tích chỗ đỗ xe theo quy định.
Bảng 3: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà dịch vụ đô thị và nhà sử dụng hỗn hợp theo diện tích lô đất và chiều cao công trình.
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) |
Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất |
|||
3.000m2 |
10.000m2 |
18.000m2 |
≥35.000m2 |
|
≤16 |
80 |
70 |
68 |
65 |
19 |
80 |
65 |
63 |
60 |
22 |
80 |
62 |
60 |
57 |
25 |
80 |
58 |
56 |
53 |
28 |
80 |
55 |
53 |
50 |
31 |
80 |
53 |
51 |
48 |
34 |
80 |
51 |
49 |
46 |
37 |
80 |
49 |
47 |
44 |
40 |
80 |
48 |
46 |
43 |
43 |
80 |
47 |
45 |
42 |
46 |
80 |
46 |
44 |
41 |
>46 |
80 |
45 |
43 |
40 |
d) Với các lô đất có diện tích nằm giữa các giá trị nêu trong bảng 1, 2 hoặc 3, mật độ xây dựng thuần tối đa được xác định theo công thức nội suy như sau:
Mi = Ma- (Si-Sa) x (Ma-Mb) : (Sb-Sa)
Trong đó:
Si: diện tích của lô đất i (m2);
Sa: diện tích của lô đất a (m2), bằng diện tích giới hạn dưới so với i trong các bảng 1, 2 hoặc 3;
Sb: diện tích của lô đất b (m2), bằng diện tích giới hạn trên so với i trong các bảng 1, 2 hoặc 3;
Mi: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích i (m2);
Ma: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích a (m2);
Mb: mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép của lô đất có diện tích b (m2).
Trong trường hợp nhóm công trình là tổ hợp công trình với nhiều loại chiều cao khác nhau, quy định về mật độ xây dựng tối đa được áp dụng theo chiều cao trung bình.
e) Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên, các quy định về khoảng lùi công trình, khoảng cách tối thiểu đến dãy nhà đối diện cũng như mật độ xây dựng được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng tính từ mặt đất (cốt vỉa hè).
7. Cốt nền xây dựng.
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
8. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ, nhại kiến trúc cổ của phương Tây.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole. Khuyến khích lắp đặt các hệ thống mái pin năng lượng mặt trời để tận dụng năng lượng nắng của tỉnh nhà và tiết kiệm năng lượng.
+ Màu sắc công trình phải hài hòa với các công trình xung quanh, không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ, màu chói lóa làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
+ Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng mới, bền có chất lượng cao, không bám bụi, chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng như gạch không nung, đá tự nhiên, sơn đá, đá nhân tạo có bề mặt nhám, kính, nhôm cao cấp.
+ Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan, phù hợp với kiến trúc công trình chính và công trình tứ cận và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan, trường học...). Phần đặc công trình cao không quá 0,6m, chiều cao không được vượt quá 1,8m. Khuyến khích trồng các loại cây và khóm hoa quanh phần hàng rào mặt tiền công trình và không được đặt bất cứ loại biển hiệu quảng cáo nào trên tường rào công trình. Tại các góc giao lộ, mặt tiền ngôi nhà hoặc tường rào phải được cắt vát. Kích thước cắt vát đối với các công trình và nhà ở được tính từ giao điểm của hai chỉ giới xây dựng; và đối với tường rào được tính từ giao điểm của hai chỉ giới đường đỏ đảm bảo cung tròn có bán kính cong bằng bán kính cong của góc giao lộ (theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam).
9. Các phần đua ra ngoài công trình:
a. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ đối với các công trình có bề mặt vĩa hè lớn hơn 4m, bề mặt vĩa hè nhỏ hơn 4 m thì không đua ô văng, ban công, mái đón ra khỏi chỉ giới đường đỏ.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
b. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
c. Đối với các khu vực chưa có đồ án quy hoạch được duyệt hoặc đồ án quy hoạch chưa đầy đủ các thông tin.
+ Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ đối với các công trình có bề mặt vĩa hè lớn hơn 4m, bề mặt vĩa hè nhỏ hơn 4 m thì không đua ô văng, ban công, mái đón ra khỏi chỉ giới đường đỏ.
Bảng 4. Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình
Chiều cao xây dựng Lộ giới đường tiếp |
≤16 |
19 |
22 |
25 |
≥ 28 |
< 19 |
0 |
0 |
3 |
4 |
6 |
19 ÷ < 22 |
0 |
0 |
0 |
3 |
6 |
22 ÷ < 25 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
≥ 25 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè).
10. Quy định cảnh quan.
+ Khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên vườn, bố trí cây xanh trên ban công, lô gia và sân thượng công trình. Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình như bồn cây, vườn hoa, hồ nước trang trí tạo cảnh quan môi trường nhẹ nhàng, xanh, sạch, đẹp quanh công trình.
+ Khuyến khích xây lối để trồng các loại cây và khóm hoa quang phần hàng rào mặt tiền công trình và không được đặt bất cứ loại biển hiệu quảng cáo nào trên tường rào công trình.
+ Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, các hình thức phơi phóng, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng làm mất mỹ quan đô thị. Không được xả nước ngưng của máy điều hòa trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
+ Các bảng quảng cáo không được phép che khuất cửa sổ, lối thoát hiểm, PCCC, lối đi bộ, việc lắp đặt các biển hiệu quảng cáo phải có giấy phép của Sở Văn hóa- Thông tin và nội dung và kích thước các loại hình quảng cáo phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quảng cáo.
Điều 14. Khu vực xóm làng hiện hữu 6 xã
1. Các Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng, Khoảng lùi công trình, Tầng cao xây dựng, Quy định cảnh quan, Các phần đua ra ngoài công trình, Cốt nền xây dựng, Hình thức kiến trúc công trình, Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa cho phép, phải tuân theo quy định tại Điều 13. Trong các trường hợp đặc biệt tùy theo lộ giới đường, từng vị trí và diện tích lô đất, các quy định trên sẽ được UBND thành phố xem xét cụ thể.
+ Xây dựng các khu ở mới tại khu vực này phải hạn chế sử dụng đất canh tác, cần sử dụng đất gò, đồi, đất có năng suất trồng trọt thấp để xây dựng mở rộng các điểm dân cư nông thôn.
+ Khuyến khích các công trình nhà vườn theo hướng hiện đại.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH
Quy chế cụ thể áp dụng trong trường hợp các công trình xin phép xây dựng, sửa chữa nằm trên với các tuyến đường chính được quy định theo Quyết định số : 1514/QĐ-UBND ngày 21/6/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc quy định các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Đồng Hới gồm:
- Lý Thường Kiệt, Hùng Vương; Quang Trung; Trần Hưng Đạo; Hữu Nghị; Nguyễn Hữu Cảnh; các tuyến, trục đường phố có bề rộng nền đường từ 30m trở lên theo QHCT xây dựng được duyệt (chưa có tên); tuyến từ biển Bảo Ninh– Hoàng Diệu – Phan Đình Phùng – ngã 3 Phú Quý; tuyến từ Quách Xuân Kỳ – Hương Giang – Nguyễn Du – Trương Pháp – Quang Phú.
(Danh mục các tuyến đường chính theo phụ lục 2 kèm theo)
Điều 15. Quy định chung đối với kiến trúc, cảnh quan tuyến phố, trục đường.
- Việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến đường ở mỗi trục đường.
- Khuyến khích sáng tác kiến trúc hiện đại, thông thoáng và thân thiện với môi trường. Khuyến khích việc xây dựng mái đón, mái hè phố phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
+ Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà tạo sự đồng bộ và cảnh quan đô thị
+ Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
+ Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
+ Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì
khác (như làm ban công, sân thượng,...).
- Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hoà với tỷ lệ công trình kiến trúc.
- Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị.
- Việc quảng cáo độc lập ngoài trời hoặc gắn với các công trình kiến trúc đô thị tại các tuyến phố phải tuân thủ quy định của Luật về quảng cáo. Nghiêm cấm việc đặt các loại quảng cáo không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
1- Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ đô thị, công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng, khách sạn nhà hàng.
2- Khoảng lùi công trình:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng: Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m (đối với công trình xây dựng mới)
3- Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: đối với lô đất có bề rộng mặt tiền 4-6m, tầng cao xây dựng 2 - 5 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥ 6m tầng cao xây dựng 2 - 7 tầng.
+ Công sở, Trung tâm thương mại, Công trình dịch vụ công cộng: tuỳ theo vị trí, chức năng trên tuyến đường để có thể cho phép tầng cao xây dựng công trình và được phê duyệt theo từng dự án cụ thể. Tối thiểu tầng cao xây dựng 3 tầng.
+Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m.
4. Cốt nền xây dựng.
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
5- Hình thức kiến trúc công trình:
+ Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm bợ, không được xây dựng các công trình kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa lá) nếu có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc, cơ quan cấp phép có thể xem xét quyết định cụ thể.
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp. Mặt tiền, các mặt bên và hệ mái công trình phải có kiến trúc, màu sắc phù hợp và hài hoà với kiến trúc hiện có chung quanh hoặc theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
+ Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole.
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ, màu chói lóa làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
+ Không được xây thêm các hạng mục công trình kiến trúc chắp vá, bám vào công trình kiến trúc chính, các kiến trúc tạm bợ trên sàn thượng, ban công.
+ Ngoài ra, còn phải tuân theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị.
6- Các phần đua ra ngoài công trình:
a. Đối với khu vực chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ 1,4m
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
b. Đối với khu vực chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
- Quy định cảnh quan.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được phủ đất và trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…
+ Hàng rào nếu có phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,8m
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Công sở, công trình công cộng, công trình văn hóa thể thao.
2. Khoảng lùi công trình: Cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m.
3. Tầng cao xây dựng:
+ Chiều cao xây dựng công trình tối thiểu 3 tầng, yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền xây dựng là 0,45m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến phải có sự kết hợp giữa truyền thống và trúc hiện đại, tạo điểm nhấn khu vực trung tâm thành phố, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp.
+ Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm bợ, không được xây dựng các công trình kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa lá) nếu có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc, cơ quan cấp phép có thể xem xét quyết định cụ thể.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole.
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ, cam, màu đạm và màu tối sẫm làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được phủ đất và trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…
+ Hàng rào phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,8m
Điều 18. Đường Lý Thường Kiệt - Hữu Nghị - Nguyễn Hữu Cảnh -Trần Hưng Đạo
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng, nhà hàng, khách sạn.
2. Khoảng lùi công trình:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ
+ Công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng: Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m
3. Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: đối với lô đất có bề rộng mặt tiền 4-6m, tầng cao xây dựng 2 - 5 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥ 6m tầng cao xây dựng 2 - 7tầng.
+ Công sở, Trung tâm thương mại, Công trình dịch vụ công cộng: Tầng cao xây dựng tối thiểu 3 tầng.
+Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Cốt nền xây dựng.
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm bợ, không được xây dựng các công trình kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa lá) nếu có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc, cơ quan cấp phép có thể xem xét quyết định cụ thể.
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn ở các nút giao thông, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình.
+ Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ, ăngten
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hiện đại và có tính đồng nhất
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ và màu chói lóa làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ 1,4m.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được phủ đất và trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…
+ Hàng rào nếu có phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,6 m
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng, khách sạn, nhà hàng.
2. Khoảng lùi công trình:
+ Thực hiện theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị phía Tây sông Cây Rào phường Nam Lý – phường Đức Ninh Đông được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại Quyết định số: 1774/QĐ-UBND ngày 1/7/2005.
3. Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Tầng cao xây dựng 2 - 5 tầng.
+ Công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng: tuỳ theo vị trí, chức năng trên tuyến đường để có thể cho phép tầng cao xây dựng công trình và được phê duyệt theo từng dự án cụ thể. Tối thiểu tầng cao xây dựng 3 tầng.
+Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm bợ, không được xây dựng các công trình kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa lá) nếu có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc, cơ quan cấp phép có thể xem xét quyết định cụ thể.
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn ở các nút giao thông, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình.
+ Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ, ăngten...
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hiện đại và có tính đồng nhất
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ và màu chói lóa làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
5. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ 1,4m.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ… tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình.
+ Hàng rào phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,6m
Điều 20. Tuyến từ biển Bảo Ninh – Trần Hưng Đạo – Hoàng Diệu – Phan Đình Phùng – ngã 3 Phú Quý.
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng.
2. Khoảng lùi công trình:
- Đoạn từ điểm giao cắt với đường Hà Huy Tập đến cổng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng: Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m.
- Đoạn từ cổng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đến ngã ba Phú Quý
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Chỉ giới xây dựng cách chỉ giới đường đỏ 3m.
+ Công sở, Trung tâm thương mại, Công trình dịch vụ công cộng: Khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m
3. Tầng cao công trình:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: đối với lô đất có bề rộng mặt tiền 4- 6m, tầng cao xây dựng 2 - 5 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥ 6m tầng cao xây dựng 2 - 7 tầng.
+ Công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng: tuỳ theo vị trí, chức năng trên tuyến đường để có thể cho phép tầng cao xây dựng công trình và được phê duyệt theo từng dự án cụ thể. Tối thiểu tầng cao xây dựng 3 tầng.
+ Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc thiết kế có sự phối hợp giữa truyền thống và hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ.
+ Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ…
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hiện đại bản sắc và có tính đồng nhất, khuyến khích sử dụng mái ngói.
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ và màu chói lóa làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ 1,4m.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ… tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình.
+ Hàng rào phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,6m
Điều 21. Tuyến từ Cầu Dài – Hương Giang – Nguyễn Du – Trương Pháp – Quang Phú.
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng.
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, Trung tâm thương mại, khách sạn, công trình công cộng.
2. Khoảng lùi công trình.
+ Công trình nhà ở riêng lẻ đô thị: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ
+ Trung tâm thương mại, công trình dịch vụ công cộng, khách sạn: Chỉ giới xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 8m
3. Tầng cao công trình:
+ Đối nhà ở riêng lẻ đô thị: Tầng cao xây dựng 2 - 5 tầng.
+ Trung tâm thương mại, khách sạn, công trình công cộng tối thiểu 2 tầng.
+ Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền xây dựng công trình 0,3m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình.
+ Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ.
+ Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, có tính đồng nhất, sử dụng vật liệu mái ngói đất nung hoặc tole.
+ Không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu đen, đỏ và màu làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
+ Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) được phép vượt đường đỏ 1,4m.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
- Đối với khu vực chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải được trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ… tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình.
+ Hàng rào phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phần xây đặc phía dưới (nếu có) cao không quá 0,8m tính từ cốt san nền công trình, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, hàng rào bằng cây xanh cắt tỉa, chiều cao không được vượt quá 1,6m.
+ Nhà ở, công sở, công trình dịch vụ công cộng, khách sạn, nhà hàng.
1. Khoảng lùi công trình:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Khuyến khích bố trí khoảng lùi tối thiểu được 5m, đảm bảo khoảng cách an toàn với hệ thống lưới điện theo quy định của Nhà nước.
+ Trường hợp công trình nằm trên cùng tuyến đường đã có khoảng lùi thì công trình xây dựng sau không được vượt quá công trình xây trước.
+ Các tuyến đường đã quy hoạch chỉ giới xây dựng được phê duyệt thì thực hiện theo quy hoạch.
2. Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥4-8m tầng cao xây dựng 2- 7 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền > 8m tầng cao xây dựng 2- không hạn chế nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng an toàn kỹ thuật công trình.
+ Đối với công trình công sở, công trình dịch vụ công cộng, khách sạn, nhà hàng tối thiểu 2 tầng
+ Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
3. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
4. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ, nhại kiến trúc cổ của phương Tây.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole. Khuyến khích lắp đặt các hệ thống mái phin mặt trời để tận dụng năng lượng nắng của tỉnh nhà và tiết kiệm năng lượng.
+ Màu sắc công trình phải hài hòa với các công trình khu vực, không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu nóng (đen, xám, đỏ), màu chói làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
+ Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng đẹp, bền có chất lượng cao, không bám bụi, chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng như đá tự nhiên, sơn đá, đá nhân tạo có bề mặt nhám, kính, nhôm cao cấp.
+ Hàng rào phải rào được thiết kế mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực. Hình thức kiến trúc thoáng trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học,...). Phần đặc công trình cao không quá 0,6m, chiều cao không được vượt quá 1,6m.
5. Các phần đua ra ngoài công trình:
a. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) không được phép vượt đường đỏ quá 1,4m
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
b. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
c. Quy định cảnh quan.
+ Khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên vườn, bố trí cây xanh trên ban công, lô gia và sân thượng công trình. Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình như bồn cây, vườn hoa, hồ nước trang trí tạo cảnh quan môi trường nhẹ nhàng, xanh, sạch, đẹp quanh công trình.
+ Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học...). Khuyến khích xây lối để trồng các loại cây và khóm hoa quanh phần hàng rào mặt tiền công trình và không được đặt bất cứ loại biển hiệu quảng cáo nào trên tường rào công trình.
+ Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, các hình thức phơi phóng, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng làm mất mỹ quan đô thị. Không được xả nước ngưng của máy điều hòa trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
+ Các bảng quảng cáo không được phép che khuất cửa sổ, lối thoát hiểm, PCCC, lối đi bộ, việc lắp đặt các biển hiệu quảng cáo phải có giấy phép của Sở Văn hóa- Thông tin và nội dung và kích thước các loại hình quảng cáo phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quảng cáo
Điều 23. Đường Võ Nguyên Giáp:
Là tuyến đường lớn thuộc về hạng mục giao thông đối ngoại của thành phố, nền đường 60m, mặt đường 5mx2+8mx2, lề, vỉa hè 10mx2, dải phân cách 3mx2+8m. Định hướng phát triển cho tuyến đường là các công trình du lịch nghỉ dưỡng và các công trình nghiên cứu.
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Nhà ở, công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ nghĩ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, công trình nghiên cứu.
2. Khoảng lùi công trình:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Khuyến khích bố trí khoảng lùi tối thiểu được 5m, đảm bảo khoảng cách an toàn với hệ thống lưới điện theo quy định của Nhà nước.
+ Trường hợp công trình nằm trên cùng tuyến đường đã có khoảng lùi thì công trình xây dựng sau không được vượt quá công trình xây trước.
+ Các tuyến đường đã quy hoạch chỉ giới xây dựng được phê duyệt thì thực hiện theo quy hoạch.
3.Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn: Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền ≥4-8m tầng cao xây dựng 2- 7 tầng. Đối với lô đất có bề rộng mặt tiền > 8m tầng cao xây dựng 2-20 tầng.
+ Đối với công trình công sở, trung tâm thương mại, công trình dịch vụ nghĩ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, công trình nghiên cứu tối thiểu 2 tầng
+Yêu cầu độ cao tầng 1 là 3,9m
4. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền nhà ở, nhà ở liền kề: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,45m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
+ Cốt nền công trình: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ, nhại kiến trúc cổ của phương Tây.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole. Khuyến khích lắp đặt các hệ thống mái phin mặt trời để tận dụng năng lượng nắng của tỉnh nhà và tiết kiệm năng lượng.
+ Màu sắc công trình phải hài hòa với các công trình khu vực, không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu nóng, màu chói làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
+ Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng đẹp, bền có chất lượng cao, không bám bụi, chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng như đá tự nhiên, sơn đá, đá nhân tạo có bề mặt nhám, kính, nhôm cao cấp.
+ Hàng rào phải rào được thiết kế mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực. Hình thức kiến trúc thoáng trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học,...). Phần đặc công trình cao không quá 0,6m, chiều cao không được vượt quá 1,6m.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
a. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây.
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên các bậu cửa, gờ chỉ bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m
+ Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên các bộ phận cố định của nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua, nhưng không áp dụng với mái đón, mái hè) không được phép vượt đường đỏ quá 1,4m
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như tổng thể toàn khu vực.
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
b. Đối với công trình có chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên vườn, bố trí cây xanh trên ban công, lô gia và sân thượng công trình. Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình như bồn cây, vườn hoa, hồ nước trang trí tạo cảnh quan môi trường nhẹ nhàng, xanh, sạch, đẹp quanh công trình.
+ Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học...). Khuyến khích xây lối để trồng các loại cây và khóm hoa quanh phần hàng rào mặt tiền công trình và không được đặt bất cứ loại biển hiệu quảng cáo nào trên tường rào công trình.
+ Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, các hình thức phơi phóng, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng làm mất mỹ quan đô thị. Không được xả nước ngưng của máy điều hòa trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
+ Các bảng quảng cáo không được phép che khuất cửa sổ, lối thoát hiểm, PCCC, lối đi bộ, việc lắp đặt các biển hiệu quảng cáo phải có giấy phép của Sở Văn hóa- Thông tin và nội dung và kích thước các loại hình quảng cáo phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quảng cáo.
1. Nghiêm cấm các hoạt động làm thay đổi địa hình, cảnh quan tự nhiên như: san lấp, trồng và chặt phá cây xanh, xây dựng lắp đặt công trình, kinh doanh trái phép trong khu vực công viên, hè, đường ven sông, hồ hào thành. Nghiêm cấm các hành vi xâm lấn, xây dựng trong hành lang bảo vệ sông , hành lang đê.
2. Bờ hồ, bờ sông cần kè mái; rào chắn, lan can, miệng xả nước cần có kiến trúc, đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan toàn tuyến.
3. Việc trồng cây, hoa trong công viên theo phân nhóm sau:
a) Cây thân gỗ: sử dụng loại cây thân thẳng, không phân nhánh ngang, chiều cao 20-30m (Sao đen, Lát ...)
b) Nhóm cây bụi: sử dụng các loại cây dễ tạo hình như ngâu, tùng, xanh ...
c) Nhóm cây có hoa: sử dụng loại cây có sức sống khoẻ, không tốn nhiều công chăm sóc, có hoa quanh năm như: lan ý, lan đỏ, hồng, dâm bụt ... kết hợp với các loại cây có lá đẹp.
4. Khu công viên thiên nhiên. Vị trí nằm tại xã Quang phú và phường Hải Thành. Với quan điểm tôn trọng yếu tố tự nhiên của khu vực, tổ chức các công viên với chức năng nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, kèm theo các hoạt động dịch vụ văn hoá ẩm thực, tắm biển và thương mại cao cấp.
5. Khu công viên lịch sử. Vị trí thuộc phường Đồng Mỹ và Hải Đình, đây là khu vực tập trung các không gian văn hoá vật thể, phi vật thể, các không gian lịch sử văn hoá cận đại và hiện đại. Vì vậy giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị vốn có ở đây.
6. Thành Phố nước. Vị trí nằm tại phía Bắc phường Phú Hải, với địa thế khá thuận lợi về mặt giao thông cũng như cảnh quan sông nước. Nơi đây sẽ hình thành một khu trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở cao cấp, bố trí xây dựng một toà tháp đôi với chiều cao trên 100m tạo điểm nhấn cho cửa ngõ phía Nam của thành phố Đồng Hới.
7. Khu công viên cát biển Bảo Ninh. Nằm dọc phía Đông dòng sông Nhật Lệ, thuộc xã Bảo Ninh, nhiệm vụ chính là tổ chức các hoạt động văn hoá của người dân làng chài, quy hoạch tuyến giao thông rộng 25m hỗ trợ cho tuyến giao thông liên thôn, khai thác tuyến du lịch đi bộ dọc sông và giải quyết tầm nhìn mỹ quan đô thị từ phía bờ Tây.
QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI KHU ĐÔ THỊ MỚI
Điều 25. Các quy định chung đối với các khu đô thị mới
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị, đất dự phòng công trình dịch vụ, đất nhà trẻ, đất dự phòng xây dựng nhà văn hóa.
2. Khoảng lùi công trình:
+ Thực hiện theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị.
3. Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ đô thị: Nhà ở với dạng chia lô có sân vườn phía trước (chỉ giới xây dựng 5m) chiều cao xây dựng 2-5 tầng.
+ Đất công trình dịch vụ có chiều cao xây dựng 5- 10 tầng, đất nhà trẻ, đất xây dựng nhà văn hóa: Tầng cao xây dựng tối thiểu là 2 tầng.
- Cốt nền xây dựng:
+ Cao độ nền ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,6m so với cốt vỉa hè.
+ Cốt nền nhà cho nhà ở biệt thự: Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,2m nhưng không được vượt quá 0,65m so với cốt vỉa hè. Công trình có tầng hầm thì ranh giới của tầng hầm không vượt quá chỉ giới xây dựng công trình, độ sâu của tầng hầm tối đa là 2,7m so với vỉa hè. Lối lên xuống tầng hầm không ảnh hưởng đến giao thông đường phố.
4. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, nhại kiến trúc cổ của phương Tây.
+ Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm bợ. Có biện pháp xử lý bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp ngoài công trình như điều hòa nhiệt độ.
+ Mặt ngoài nhà ( mặt tiền, các mặt bên và hệ thống mái công trình) phải có kiến trúc, màu sắc phù hợp và hài hòa với kiến trúc hiện có trên tuyến phố hoặc theo QHCT; Không được quét sơn màu đen, màu sẫm tối, màu phản quang, lòe loẹt và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole
+ Ngoài ra, còn phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quy định quản lý kiến trúc đô thị.
5. Các phần đua ra ngoài công trình:
- Đối với công trình có chỉ giới xây dựng lùi sâu so với chỉ giới đường đỏ.
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
6. Quy định cảnh quan.
+ Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình.
+ Tại mặt tiền công trình, biển quảng cáo không được sử dụng vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%
+ Hàng rào phải được thiết kế xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan, chiều cao không được vượt quá 1,8m.
+ Khi xây dựng các khu đô thị mới phải xây dựng đồng bộ hệ thống tuy-nen ngầm để đảm bảo lắp đặt ngay hoặc lắp đặt hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khi có điều kiện, tránh tình trạng đào xới đường phố, vỉa hè nhiều lần và phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về công trình ngầm trong đô thị.
Điều 26: Quy chế khu vực trung tâm hành chính tỉnh Quảng Bình
1. Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng.
Các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh, thành phố; Thương mại dịch vụ, ở đô thị, hệ thống quảng trường, công viên, cây xanh, thể thao…
2. Khoảng lùi công trình:
+ Các tuyến đường có khoảng lùi phải tuân theo quy hoạch chỉ giới xây dựng được phê duyệt theo số: 1974/QĐ-CT của UBND tỉnh Quảng Bình, ngày 22/8/2012 Về việc Quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm hành chính tỉnh Quảng Bình – tỷ lệ 1/500.
3. Tầng cao xây dựng:
+ Nhà ở gia đình: số tầng cao từ 2-5 tầng
+ Đất công trình công cộng: số tầng cao từ 3-5 tầng
+ Đất thương mại dịch vụ: số tầng cao từ 2-5 tầng
4. Cốt nền xây dựng:
+ Cốt nền xây dựng công trình ≥ 0,45m nhưng không được vượt quá 0,75m so với cốt vỉa hè.
5. Hình thức kiến trúc công trình:
+ Hình thức công trình kiến trúc hiện đại, phải bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng các chi tiết kiến trúc lai tạp, chắp vá tạm bợ, nhại kiến trúc cổ của phương Tây.
+ Hình thức mái cần thiết kế đơn giản, hài hòa và có tính đồng nhất, sử dụng hình thức mái dốc lợp ngói đất nung hoặc tole. Khuyến khích lắp đặt các hệ thống mái phin mặt trời để tận dụng năng lượng nắng của tỉnh nhà và tiết kiệm năng lượng.
+ Màu sắc công trình phải hài hòa với các công trình khu vực, không được sử dụng quá 3 màu trên mặt đứng công trình. Không được sử dụng màu nóng (đen, xám, đỏ), màu chói làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
+ Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng đẹp, bền có chất lượng cao, không bám bụi, chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng như đá tự nhiên, sơn đá, đá nhân tạo có bề mặt nhám, kính, nhôm cao cấp.
+ Hàng rào phải rào được thiết kế xây dựng mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực. Hình thức kiến trúc thoáng trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học,...). Phần đặc công trình cao không quá 0,6m, chiều cao không được vượt quá 1,8m.
6. Các phần đua ra ngoài công trình:
+ Không có bộ phận nào của công trình vượt quá chỉ giới đường đỏ.
+ Các bộ phận được phép vượt quá chỉ giới xây dựng: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa ô văng, mái đua mái đón, móng nhà.
+ Riêng ban công không được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu vực.
7. Quy định cảnh quan.
+ Khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên vườn, bố trí cây xanh trên ban công, lô gia và sân thượng công trình. Tối thiểu 50% không gian trống trên thửa đất phải trồng các loại cây xanh, hoa, cỏ…tạo cảnh quan cho khuôn viên công trình như bồn cây, vườn hoa, hồ nước trang trí tạo cảnh quan môi trường nhẹ nhàng, xanh, sạch, đẹp quanh công trình.
+Khuyến khích xây lối để trồng các loại cây và khóm hoa quanh phần hàng rào mặt tiền công trình và không được đặt bất cứ loại biển hiệu quảng cáo nào trên tường rào công trình.
+ Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, các hình thức phơi phóng, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng làm mất mỹ quan đô thị. Không được xả nước ngưng của máy điều hòa trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
+ Các bảng quảng cáo không được phép che khuất cửa sổ, lối thoát hiểm, PCCC, lối đi bộ, việc lắp đặt các biển hiệu quảng cáo phải có giấy phép của Sở Văn hóa- Thông tin và nội dung và kích thước các loại hình quảng cáo phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quảng cáo.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI KHU VỰC BẢO TỒN TÔN TẠO
Điều 27. Quy định đối với khu bảo tồn tôn tạo.
( Quảng Bình Quan, di tích đồi Giao Tế, Thành nội thành Đồng Hới, khu vực đèn Hải Đăng, hồ Bàu Tró...)
1. Quy định chung:
- Khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan, cần rà soát, giữ nguyên các công trình. Tại các khu vực bảo tồn, tôn tạo (bao gồm không gian, độ cao, cơ sở hạ tầng, kiểu thức kiến trúc, sắc thái, bố cục, màu sắc và những không gian trống): phải được bảo tồn theo các yếu tố gốc của di tích, danh thắng. Việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển, sử dụng di tích, thắng cảnh phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Di sản văn hóa, Luật, Luật bảo vệ môi trường, các quy định về quản lý đô thị, các quy định pháp luật khác có liên quan và theo Quy chế này.
- Bất kỳ hành động can thiệp nào đối với công trình bảo tồn cần tuân thủ Luật Di sản Văn hóa.
- Việc xây dựng bổ sung, xây dựng mới trong khuôn viên công trình bảo tồn chỉ được xem xét ở phạm vi ngoài khu vực bảo vệ I trong Hồ sơ xếp hạng di tích.
- Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đối với di tích cấp thành phố, của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đối với di tích Quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
- Chức năng nguyên thủy hay chức năng mới bổ sung trong khuôn viên công trình cần xem xét kỹ càng, không gây ảnh hưởng đối với công trình bảo tồn.
- Đảm bảo không phá hủy đặc tính lịch sử hoặc tính chất của công trình, khuôn viên hoặc môi trường khu vực.
- Lưu giữ được tính tổng thể về thị giác của thiết kế bên ngoài của công trình; không được tháo dỡ hoặc thay đổi bất kỳ chi tiết kiến trúc đặc trưng nào công trình trong khu vực bảo vệ I.
2. Quy định về xây dựng mới trong khuôn viên công trình bảo tồn.
- Việc cho phép xây dựng thêm công trình bên trong khuôn viên công trình bảo tồn cần được xem xét kỹ lưỡng bởi Sở Xây dựng, hội đồng kiến trúc – quy hoạch thành phố, có ý kiến thẩm định của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (đối với di tích cấp thành phố) hay Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (đối với di tích quốc gia), và được UBND tỉnh chấp thuận.
- Chỉ giới xây dựng: lưu ý đặc biệt đến khoảng lùi về phía công trình bảo tồn (nếu có); trường hợp xây nối công trình mới vào công trình bảo tồn hoặc mở rộng công trình bảo tồn cần xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề.
- Chiều cao tối đa của tầng trệt công trình: không cao hơn chiều cao tầng trệt của công trình bảo tồn;
- Các phần xây thêm trong khuôn viên công trình bảo tồn không được nổi bật về mặt tỷ lệ, khối tích và độ cao, đồng thời phải tương thích với công trình chính về mặt thiết kế, màu sắc và vật liệu. Các phần củ và mới phải kết hợp như một công trình hài hòa nhưng phải đảm bảo sự khác biệt có thể phân biệt được. Không sao chép nguyên bản di tích để thiết kế cho phần xây thêm
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
Điều 28. Quy định về chỉ tiêu xây dựng
- Đảm bảo tuân thủ theo quy định tại bảng 2.3, bảng 2.4, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng-QCXDVN 01:2008/BXD.
- Tầng cao, chiều cao: theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu được duyệt và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.
- Hệ số sử dụng đất: tính toán theo tầng cao và mật độ xây dựng.
- Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng được quy định theo bảng sau :
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) |
Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất |
||
≤ 5.000m2 |
10.000m2 |
≥ 20.000m2 |
|
≤ 10 |
70 |
70 |
60 |
13 |
70 |
65 |
55 |
16 |
70 |
60 |
52 |
19 |
70 |
56 |
48 |
22 |
70 |
52 |
45 |
25 |
70 |
49 |
43 |
28 |
70 |
47 |
41 |
31 |
70 |
45 |
39 |
34 |
70 |
43 |
37 |
37 |
70 |
41 |
36 |
40 |
70 |
40 |
35 |
>40 |
70 |
40 |
35 |
- Tỉ lệ cây xanh trong đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: tối thiểu 20% diện tích đất.
- Khoảng lùi công trình: Đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành và tối thiểu phải đạt :
+ Khoảng lùi so với lộ giới đường: tối thiểu 6m.
+ Khoảng lùi so với ranh đất xung quanh: tối thiểu 4m.
- Khoảng cách ly vệ sinh: Đối với các công trình không xây dựng trong các khu – cụm công nghiệp tập trung yêu cầu có khoảng cách ly vệ sinh đảm bảo theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải.
Điều 29. Quy định về kiến trúc
- Khuyến khích sáng tác kiến trúc công nghiệp hiện đại, thông thoáng và thân thiện với môi trường.
- Bãi phế liệu, phế phẩm: phải được rào chắn và không gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện vệ sinh đối với các xí nghiệp xung quanh và phải có biện pháp xử lý đối với các chất độc hại.
- Khu vực kho: đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát, không bị ngập lụt và thuận tiện cho việc trung chuyển hàng hóa
- Tường rào, thoáng, cao tối đa 2,6m (trong đó chiều cao tường xây đặc tối đa 0,6m). Độ rỗng của tường rào giáp các trục đường tối thiểu 75%. Tường rào giáp các ranh đất lân cận được phép xây đặc.
- Màu sắc : Hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực. Không sử dụng màu đậm và sặc sỡ.
- Chi tiết trang trí: Mặt ngoài công trình (mặt tiền, mặt bên) phải có kiến trúc phù hợp, không được sơn màu đen, màu tối sẫm, sơn phản quang đồng thời phải phù hợp với màu sắc kiến trúc cảnh quan khu vực.
- Những xí nghiệp sản xuất các chất độc hại hay các xí nghiệp có thải chất độc hại nguy hiểm đến môi trường và sức khỏe của người dân phải đặt xa các khu dân cư, cuối hướng gió, cuối nguồn nước.
- Phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng cháy chửa cháy, phòng chống cháy nổ.
Điều 30. Quy định về cảnh quan
1. Quảng cáo, biển hiệu, biển báo:
+ Trên hàng rào và bề mặt ngoài của công trình công nghiệp không cho phép mọi hình thức quảng cáo, chỉ được phép treo biển hiệu, biển báo, thông tin của công trình.
+ Biển hiệu, biển báo thông tin trên hàng rào có tổng diện tích không quá 5m2 và không treo cao quá 2,6. Biển hiệu không được treo lấn lộ giới.
+ Được phép xây dựng 01 biển hiệu trên nóc công trình cao nhất với diện tích tối đa 05m2. Chiều cao của biển hiệu phải thấp hơn chiều cao công trình kiến trúc.
2. Chiếu sáng công trình kiến trúc: Khuyến khích bố trí hệ thống chiếu sáng trong khu vực công trình công nghiệp như sau:
+ Chiếu sáng xung quanh công trình phục vụ yêu cầu an ninh.
+ Chiếu sáng khu vực sân bãi, kho tàng.
+ Chiếu sáng trang trí khu vực công viên, vườn hoa.
+ Chiếu sáng khu vực công và lối đi bộ của công nhân.
+ Chiếu sáng mỹ thuật mặt đứng công trình.
3. Cây xanh cảnh quan :
+ Các công trình công nghiệp phải trồng và duy trì cây xanh tán lớn xung quanh công trình kiến trúc tại các khoảng lùi với ranh đất, khoảng cách ly an toàn, xung quanh khu vực sân bãi công nghiệp, khu vực cổng và nhà để xe nhằm tạo bóng mát, giảm bức xạ mặt trời, cải thiện vi khí hậu cho công trình.
+ Các công trình công nghiệp phải dành ít nhất 10% diện tích đất để bố trí thảm cỏ, vườn hoa, vòi phun nước, ghế đá, chòi nghỉ nhỏ… ở vị trí thuận tiện để phục vụ người nhân.
4. Quy định về quản lý và bảo vệ môi trường:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường về Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Điều 31. Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới và Sở Xây dựng.
1.Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới chịu trách nhiệm toàn diện về không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị; tổ chức thực hiện các quy định của Quy chế và xử lý các sai phạm liên quan trên địa bàn quản lý.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm giúp UBND thành phố Đồng Hới và UBND các xã phường tổ chức lập thẩm định, quản lý quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp của UBND tỉnh.
Điều 32. Phòng Quản lý đô thị.
1. Phòng Quản lý Đô Thị và các ban ngành liên quan chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND Thành phố về việc thực hiện chức năng tham mưu và các nhiệm vụ quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc được giao.
2. Giúp UBND thành phố Đồng Hới quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị ( Gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị ). Phối hợp với phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý về đất đai trên địa bàn.
3. Thẩm định hồ sơ thiết kế nhà ở, hồ sơ thiết kế và dự toán sửa chữa các công trình hạ tầng theo quy định đồng thời phổ biến các quy định trong quy chế này cho chủ đầu tư nắm và thực hiện đúng quy định.
4. Kiểm tra phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm về quản lý đô thị, những sự cố hư hỏng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị báo về UBND thành phố, để có biện pháp xử lý theo quy định. Báo cáo trích ngang trong lĩnh vực quản lý đô thị trong một tháng vào ngày 15 hàng tháng.
Điều 33. Đội Quy tắc và trật tự đô thị
1. Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Quản lý đô thị. Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định về quản lý đô thị trên địa bàn.
2. Đôn đốc, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý đô thị. Kiểm tra phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm về quản lý đô thị, những sự cố hư hỏng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị báo về phòng Quản lý đô thị và UBND thành phố để có biện pháp xử lý theo quy định.
3. Kiểm tra xử lý, lập biên bản đình chỉ để làm căn cứ xử phạt hành chính đối với các trường hợp xây dựng không phép, trái phép và không đúng với giấy phép xây dựng được cấp, khi xây dựng công trình không tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của nhà nước như: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, biển báo tại công trường ….
4. Trực tiếp tháo dỡ và tịch thu mái che, mái vẩy, biển quảng cáo xây dựng và lắp đặt trái với quy định trên đất công cộng; tịch thu, thu dọn vật tư, vật liệu xây dựng lấn chiến lòng đường và hè phố. Giải toả các điểm họp chợ không đúng với quy hoạch; sử dụng lòng đường, hè phố khi chưa được phép và trái với quy định;
5. Kiểm tra xử lý các trường hợp sử dụng đất đai không đúng với quy hoạch và mục đích sử dụng.
6. Giải toả các phương tiện giao thông dừng đỗ xe không đúng với quy định. Các trường hợp xe mô tô, xe đạp để trên lòng đường và trong phạm vi 1m trên hè phố dành cho người đi bộ thì tạm thời đưa về bàn giao cho Công an huyện hoặc chính quyền địa phương để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
7. Tham mưu trong việc xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý đô thị. Lập biên bản xử lý vi phạm và đình chỉ thi công đối với các trường vi phạm các quy định của quy chế này và các quy định về quản lý trật tự đô thị có liên quan.
1. Tổ chức cho mọi thành phần trên địa bàn nghiên cứu, phổ biến bản Quy chế này và triển khai công tác quản lý trên địa bàn.
2. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý mặt bằng quy hoạch đã công bố, quản lý đất đai trên địa bàn.
3. Hàng năm tổng hợp báo cáo UBND thành phố về các vùng quy hoạch quá 3 năm không thực hiện, các diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
5. Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về mỹ quan, an toàn của biển tên đường phố, biển báo giao thông, cây xanh, hè phố khi được bàn giao quản lý.
6. Tổ chức sửa chữa, xây dựng mới và nâng cấp hè phố khu dân cư theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
7. Đánh giá việc thực hiện của tổ chức, thôn, tổ, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy chế về quản lý đô thị gắn với các Quy định về Quy chế xây dựng nếp sống văn hoá và quy định công nhận danh hiệu văn hoá.
8. Báo cáo trích ngang nội dung trong lĩnh vực quản lý đô thị, quản lý đất đai theo phân cấp trong một tháng về Phòng Quản lý đô thị vào ngày 10 hàng tháng.
9. Triển khai các hộ nhân dân, các tổ chức, cơ quan ký cam kết về thực hiện quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị theo quy định quy chế này.
Điều 35. Trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố
1. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn mình quản lý thực hiện đúng Quy chế quản lý về quy hoạch xây dựng, xây dựng, phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, đất đai đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị ( Gồm: Cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị )
2. Kiểm tra phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm về quản lý đô thị, những sự cố hư hỏng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị báo về UBND xã, phường hoặc các cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định.
3. Lòng ghép việc chấp hành quy chế quản lý kiến trúc vào các chính sách thi đua, khen thưởng của địa phương như: Bình bầu gia đình văn hóa...
4. Chịu trách nhiệm trước UBND xã, phường về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn được giao tự quản.
1. Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được ban hành và các quy định quản lý đô thị khác có liên quan. Quá trình xây dựng cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải thực hiện đúng quy hoạch xây dựng và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm triển khai cho cán bộ, nhân viên, công nhân học tập để thực hiện đúng các quy định về quản lý đô thị tại bản Quy chế này.
2. Mọi công dân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia giám sát công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc trên địa bàn Thành phố, có trách nhiệm tự nghiên cứu, học tập để thực hiện đúng các quy định về quản lý đô thị tại bản Quy chế này. Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo các hành vi sai trái trong quản lý xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật, phát hiện và báo cáo kịp thời đến Tổ trưởng nhân dân hoặc các cấp có thẩm quyền ( UBND xã, phường…) về những hành vi vi phạm các quy định về quản lý đô thị; đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quy hoạch xây dựng và pháp luật Nhà nước có liên quan.
3. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định sau:
a) Không lấn chiếm hoặc tự ý sử dụng các công trình giao thông như: Mặt đường, hè phố, hệ thống thoát nước và hành lang an toàn cống, biển báo giao thông, biển tên đường phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
b) Không đỗ xe trên hè phố, lòng đường qua đêm và các khu vực cấp đỗ.
c) Không tự ý chặt tỉa, bẻ cây xanh trên đường phố, công viên, vườn hoa và những khu vực công cộng khác.
d) Không đổ rác, đất đá và các chất thải ra mặt đường phố, hè phố, nơi công cộng và hệ thống thoát nước thải đô thị.
đ) Tham gia xây dựng hè phố và quản lý cây xanh hè phố trước nhà ở, trụ sở, công sở.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động quản lý kiến trúc quy định theo Quy chế này được UBND Thành phố xem xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
- Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình dân dụng và các công trình khác trong các khu vực quy định tại Quy chế này; Mọi vi phạm vi phạm các quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng, vi phạm các quy định trong Quy chế này tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Cán bộ, công chức được giao việc tham mưu hoặc thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự đô thị không làm tròn nhiệm vụ, vi phạm các nguyên tắc quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc sẽ bị xử lý kỷ luật theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và các quy định có liên quan; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Điều 39: Quy chế này được ban hành và lưu giữ tại UBND Thành phố, Sở Xây dựng và UBND các phường xã trên địa bàn thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh bằng văn bản về UBND thành phố Đồng Hới để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND tỉnh xem, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau :
1. Hoạt động xây dựng: Bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
2. Công trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
3. Thiết bị lắp đặt vào công trình: Bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
4. Thi công xây dựng công trình: Bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
5. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
6. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.
7. Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
8. Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.
9. Chỉ giới xây dựng ngầm: Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm).
10. Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
11.Cốt xây dựng khống chế: Là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
12. Mật độ xây dựng:
- Mật độ xây dựng thuần (net-tô): Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh…)
- Mật độ xây dựng gộp (brut-tô): Của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
13. Quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
14. Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch.
15. Quy hoạch chung: Là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
16. Quy hoạch phân khu: Là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung
17. Quy hoạch chi tiết: Là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
18. Thiết kế đô thị: Là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị.
19. Nhà liên kế không có sân vườn: Là dãy nhà xây dựng liền kề nhau, có thể xây dựng trùng với lộ giới đường, đường hẻm (trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ).
20. Nhà liên kế có sân vườn: Là dãy nhà xây dựng liền kề nhau, có khoảng lùi phía mặt trước nhà so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3m, phía sau nhà (nếu có) so với ranh giới đất tối thiểu là 2m để làm sân vườn.
21. Nhà biệt lập: Là nhà xây dựng riêng lẻ có khoảng lùi tối thiểu và phải cách ranh giới đất hai bên ít nhất 1 mét.
22. Nhà song lập: Là 1 ngôi nhà biệt lập gồm 2 căn nhà có kiến trúc nối liền nhau, giữa 2 nhà có phần tường chung đảm bảo cách âm và phòng cháy.
23. Nhà vườn: Là một dạng nhà biệt lập, ngoài diện tích xây dựng công trình ở và công trình sinh hoạt phải có diện tích để làm vườn; về kiến trúc và vật liệu xây dựng có khuynh hướng dân gian truyền thống.
24. Biệt thự: Là loại nhà ở đơn lập hoặc song lập có đầy đủ tiện nghi được xây dựng trong một khuôn viên riêng yên tĩnh.
25. Chung cư: Là loại nhà ở phục vụ cho nhiều hộ gia đình, có sử dụng chung hệ thống cầu thang, có tổ chức hệ thống giao thông và các sân vườn làm không gian công cộng.
26. Ban công: Là các mặt sàn chịu lực được làm nhô ra khỏi mặt nhà, tạo điều kiện để người sử dụng có thể tiếp cận dễ dàng với không gian thoáng bên ngoài, tiếp cận cây xanh, tạo tầm nhìn rộng.
27. Không gian ngoài công trình: (Không gian trống): Trên tất cả các thửa hoặc mảnh đất, một phần diện tích phải để trống, không xây dựng, kể cả việc xây dựng công trình bằng vật liệu nhẹ. Khoảng trống không xây dựng này được gọi là “ không gian ngoài công trình” và được trồng cây xanh.
28. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: Là khoảng lưu không về chiều rộng, chiều dài và chiều cao dọc theo công trình đường dây hoặc bao quanh trạm điện.
29. Công trình ngầm đô thị: Là những công trình được xây dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
30. Công trình công cộng ngầm: Là công trình phục vụ hoạt động công cộng được xây dựng dưới mặt đất.
31. Công trình giao thông ngầm: Là các công trình đường tàu điện ngầm, nhà ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các công trình phụ trợ kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất).
32. Công trình đầu mối kỹ thuật ngầm: Là các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas… được xây dựng dưới mặt đất.
33. Công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm: Là các công trình đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước; công trình đường dây cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất.
34. Tuy nen kỹ thuật: Là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị, đường ống kỹ thuật.