Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động về Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Số hiệu | 1164/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2012 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Trần Minh Cả |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1164/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 11 tháng 4 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 4669/QĐ-BYT ngày 13/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 200/TTr-SYT ngày 28/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
Dân số và chính sách dân số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm kiểm soát qui mô dân số, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, duy trì và phát triển kinh tế bền vững với đội ngũ lao động dồi dào, chất lượng cao; nếu dân số tăng thêm 1% thì GDP phải tăng 4%, mới đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Do vậy, công tác dân số và sức khỏe sinh sản không chỉ là một hoạt động chuyên môn đơn điệu, chuyên biệt một ngành nào, mà đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số và sức khỏe sinh sản trước hết cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự tham gia tích cực của các ban, ngành, mặt trận và các tổ chức thành viên, các hội nghề nghiệp, các tộc họ, tôn giáo...; sự năng động, nhiệt tình và trách nhiệm cao của đội ngũ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản các cấp; sự đầu tư nguồn lực thích đáng cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản cũng góp phần rất lớn vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước yêu cầu nhiệm vụ cấp bách về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn hiện nay và để triển khai thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động về Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời nâng cao nhận thức của nhân dân và đầu tư nguồn lực cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản trong thời gian đến.
Thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch hành động về Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 48/2002/QĐ-UB ngày 22/8/2002) và Kế hoạch hành động Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Quyết định 66/2002/QĐ-UB ngày 22/11/2002) với các mục tiêu cơ bản:
- Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh; tiến tới ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
- Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.
Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng kể.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1164/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 11 tháng 4 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 4669/QĐ-BYT ngày 13/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 200/TTr-SYT ngày 28/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
Dân số và chính sách dân số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm kiểm soát qui mô dân số, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, duy trì và phát triển kinh tế bền vững với đội ngũ lao động dồi dào, chất lượng cao; nếu dân số tăng thêm 1% thì GDP phải tăng 4%, mới đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Do vậy, công tác dân số và sức khỏe sinh sản không chỉ là một hoạt động chuyên môn đơn điệu, chuyên biệt một ngành nào, mà đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số và sức khỏe sinh sản trước hết cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự tham gia tích cực của các ban, ngành, mặt trận và các tổ chức thành viên, các hội nghề nghiệp, các tộc họ, tôn giáo...; sự năng động, nhiệt tình và trách nhiệm cao của đội ngũ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản các cấp; sự đầu tư nguồn lực thích đáng cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản cũng góp phần rất lớn vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước yêu cầu nhiệm vụ cấp bách về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn hiện nay và để triển khai thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động về Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời nâng cao nhận thức của nhân dân và đầu tư nguồn lực cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản trong thời gian đến.
Thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch hành động về Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Quyết định số 48/2002/QĐ-UB ngày 22/8/2002) và Kế hoạch hành động Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Quyết định 66/2002/QĐ-UB ngày 22/11/2002) với các mục tiêu cơ bản:
- Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh; tiến tới ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
- Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng sức khỏe sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối tượng có khó khăn.
Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng kể.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh
Phần lớn các chỉ tiêu giảm sinh và kiểm soát qui mô dân số đặt ra trong Kế hoạch hành động của tỉnh đã đạt được những kết quả tốt. Tỷ suất sinh thô đã giảm từ 21,06‰ (năm 1999) xuống 17,15‰ (năm 2005) và 16,35‰ (năm 2009), bình quân giảm 0,47‰/năm và đạt mục tiêu Kế hoạch hành động đã đề ra. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần qua các năm, từ 22,5% (năm 2001) xuống còn 17,84% (năm 2010). Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, tỉnh Quảng Nam có 1.422.319 người, số dân tăng thêm giữa 2 kỳ tổng điều tra (1999 - 2009) là 48.600 người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 5.000 người.
2. Cơ cấu dân số và phân bổ dân cư ở các vùng miền
Cũng theo kết quả Tổng điều tra 2009, dân số thành thị chiếm tỷ lệ 18,6%, nông thôn chiếm 81,4%, trong khi đó tỷ lệ này theo tổng điều tra 1999 tương ứng 14,3% và 85,7%; mật độ dân cư 136 người/km2, nhưng phân bố không đều giữa các vùng miền, tập trung đông đúc ở thành phố Hội An, Tam Kỳ (>1.200 người/km2), mật độ dân cư thưa thớt tại các huyện miền núi cao. Kết quả Tổng điều tra 2009 cho thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm 62,1% so với dân số; cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: 0 -14 tuổi chiếm 25,64%, nhóm từ 15 - 59 tuổi chiếm 63,34% và từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,02%.
3. Chất lượng dân số được nâng lên
- Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, tuổi thọ trung bình đạt 71,2 tuổi (nam 68,3 tuổi; nữ 74,0 tuổi). Giáo dục và Đào tạo có bước phát triển tích cực, mạng lưới trường lớp được phủ kín trên địa bàn tỉnh, đã có hàng trăm trường trung học cơ sở, hàng chục trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng được thành lập; hệ thống trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp đã hình thành, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Nhóm từ 5 đến 19 tuổi đi học tăng lên, chiếm 82,5% (năm 2009) so với 74,4% (năm 1999). Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá thực tế của Quảng Nam năm 2010 cao gấp 3 lần so với năm 2004 (từ 328,8 ngàn đồng - năm 2004 tăng lên 985,8 ngàn đồng - năm 2010). Chỉ số HDI ở Quảng Nam là 0,644 (năm 1999) tăng lên 0,673 (năm 2001).
- Những năm qua, Quảng Nam luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống trường dạy nghề, cơ sở đào tạo được phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt ưu tiên đối với đối tượng thuộc diện gia đình khó khăn, giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất, dân tộc thiểu số nhằm ổn định đời sống và nâng cao thu nhập của người dân. Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai, bước đầu đã lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh và phát hiện các trường hợp thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh...
4. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe sinh sản được cải thiện
- Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã đạt sớm hơn so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 năm tuổi từ 34,2% (thể nhẹ cân) năm 2001, giảm còn 18,2% (thể nhẹ cân) vào năm 2010, tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, 32,8% (năm 2010); tỷ suất chết trẻ em <5 tuổi từ 12,16‰ (năm 2005) giảm còn 7,67‰ (năm 2010).
- Tỷ số chết mẹ giảm từ 41,64/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2001) xuống còn 23,41/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2010); tỷ lệ nạo phá thai từ 17,0% ( năm 2001) giảm còn 6,53% (năm 2010).
- Nhằm kiểm soát qui mô dân số, tiến tới ổn định mức sinh hợp lý, nâng cao sức khỏe phụ nữ, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm đúng mức. Số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai ngày càng cao, mỗi năm thực hiện mới 62.000 - 65.000 biện pháp tránh thai, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng từ 62,3% (năm 1999) lên 69,8% (năm 2009).
- Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình không ngừng được kiện toàn và nâng cao chất lượng phục vụ. Quảng Nam luôn quan tâm đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế: Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trung tâm y tế huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ngày một tốt hơn. Hiện nay, tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều được cung cấp các trang thiết bị y tế cần thiết, có đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở đủ trình độ đảm trách công việc, đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình an toàn, chất lượng cho người dân.
- Đào tạo các lớp kỹ thuật cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (dịch vụ nạo phá thai an toàn) theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho 65% cán bộ y tế các tuyến làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình. Đào tạo các lớp tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA để phát hiện sớm các bất thường ở tế bào cổ tử cung cho các cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã, phường, thị trấn nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Công tác truyền thông về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quan tâm đúng mức, thường xuyên điều chỉnh, đổi mới về phương pháp và cách tiếp cận phù hợp với các nhóm đối tượng, nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi của cán bộ và nhân dân, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên trong và ngoài nhà trường, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ chuẩn bị kết hôn. Nhờ vậy, hiểu biết và thực hành về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong các tầng lớp nhân dân tăng lên rõ rệt. Quy mô gia đình nhỏ, ít con được cộng đồng chấp nhận và duy trì. Hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng, kết hợp kênh truyền thông đại chúng và đẩy mạnh truyền thông trực tiếp, đặc biệt là tư vấn cá nhân, truyền thông nhóm nhỏ. Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp điều hành hoạt động phối hợp, lồng ghép của các Ban, ngành thành viên đã tạo nên hiệu quả rõ rệt trong việc triển khai các hoạt động truyền thông, vận động, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy việc xây dựng chính sách, huy động nguồn lực cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời gian qua.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Nhóm giải pháp lãnh đạo, tổ chức, quản lý và chế độ chính sách
Giải pháp lãnh đạo, tổ chức, quản lý và chế độ, chính sách là điều kiện và môi trường quan trọng để đảm bảo cho việc tổ chức triển khai công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thuận lợi và có chất lượng. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở thay đổi, không ổn định, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Trước tình hình trên, đảng bộ và chính quyền các địa phương đã nhanh chóng, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo để sắp xếp ổn định bộ máy tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp; ban hành một số cơ chế, chính sách, đồng thời, luôn kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc triển khai tổ chức thực hiện, do vậy công tác công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được đảm bảo, chương trình mục tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có hiệu quả, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Mạng lưới thực hiện nhiệm vụ chăm sóc SKSS ổn định, lồng ghép với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, phường nên thuận lợi hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở y tế, tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ này.
2. Nhóm giải pháp truyền thông-giáo dục thay đổi hành vi
Công tác truyền thông, giáo dục về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản được đổi mới cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận theo hướng đa dạng hóa, đã chú trọng đến việc kết hợp các dịch vụ truyền thống như truyền thông-tư vấn trực tiếp với các dịch vụ truyền thông đa phương tiện sử dụng công nghệ mới để đáp ứng cho từng tầng lớp dân cư, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi…; giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đã được đưa vào chương trình trong và ngoài trường học, vào chương trình giảng dạy Trường Chính trị tỉnh… tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của nhân dân, bao gồm cả người chưa thành niên và thanh niên. Các hoạt động truyền thông, vận động góp phần thúc đẩy việc xây dựng chính sách, huy động nguồn lực và tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản.
3. Nhóm giải pháp cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xã hội hóa
- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc và giảm mạnh nạo phá thai; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục, hạn chế và từng bước kiểm soát được tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS; mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
- Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường và mở rộng đến xã, phường, thị trấn. 100% cơ sở y tế trên địa bàn, kể cả y tế tư nhân đều cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế; mô hình tổ chức Trung tâm Y tế huyện, thành phố đều có khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản. Gần 98% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (năm 2010); 85% trạm y tế xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi; 100% thôn, tổ dân phố có nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngoài các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, còn có Bệnh viện Nhi, Bệnh viện đa khoa Trung ương, một số bệnh viện tư nhân hoạt động có hiệu quả… những cơ sở y tế này có cơ sở vật chất tốt, hiện đại, đội ngũ cán bộ chuyên môn chất lượng, tay nghề cao đã góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân địa phương nói riêng. Xã hội hóa công tác y tế, trong đó có dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã, đang được chú trọng và có chuyển biến tích cực.
- Cùng với các hoạt động trên, những năm gần đây Quảng Nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế trong lĩnh vực y tế đóng góp rất lớn vào nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có tổ chức Marie Stopes International - Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ triệt sản và đặt dụng cụ tử cung an toàn, chất lượng.
4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu dân cư, đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Thông tin dân số có ý nghĩa rất lớn cho hoạch định các chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc cập nhật thông tin biến động về dân số - kế hoạch hóa gia đình vào sổ hộ gia đình và kho dữ liệu điện tử cấp huyện đã được các địa phương quan tâm và tiến hành thường xuyên, chế độ báo cáo thống kê cơ bản đi vào nề nếp, đúng quy định về thời gian và nội dung, chất lượng thông tin báo cáo.
- Đến nay, Quảng Nam đã hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình từ cấp huyện, thành phố đến xã, phường, thị trấn, thiết lập sổ A0 giao cộng tác viên phụ trách địa bàn quản lý, sử dụng và cập nhật thông tin biến động. 18/18 huyện, thành phố được trang bị mạng LAN, một số xã, phường, thị trấn, nhất là các xã triển khai Đề án “Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển” được trang bị máy tính để nối mạng với huyện, thành phố. Việc chỉ đạo, quản lý và điều hành công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai trên mạng máy tính thông qua hộp thư điện tử của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh và các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố.
- Với những kết quả nêu trên, Quảng Nam cơ bản cải thiện tình trạng dân số và sức khỏe sinh sản: Quy mô dân số tăng chậm, mức sinh giảm dần; chất lượng dân số và tình trạng sức khỏe sinh sản cải thiện đáng kể. Điều đó đã, đang và sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
5. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới
Chỉ thị 34/CT-UBND ngày 03/11/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 là những cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động toàn dân phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong gia đình và xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình được tiến hành thường xuyên, nhằm tăng cường vai trò của gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Theo đó các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; câu lạc bộ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, không sinh con thứ 3 trở lên…. đã và đang hoạt động có hiệu quả thiết thực.
6. Nhóm giải pháp xã hội hóa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số và phát triển
Các chính sách về dân số và sức khỏe sinh sản đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến các địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của mỗi người dân và toàn xã hội trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Các Sở, Ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đóng góp rất lớn vào sự thành công của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ở một số địa phương chưa cao, một số ngành thành viên Ban Chỉ đạo chưa hoạt động rõ nét.
7. Nhóm giải pháp kinh phí và điều kiện hoạt động
- Kinh phí thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản thời gian qua chủ yếu từ Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình và Chăm sóc sức khỏe sinh sản; đồng thời ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh; một số huyện, thành phố đã bố trí thêm ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh thực hiện thu một phần viện phí của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nguồn kinh phí nêu trên là yếu tố cơ bản để các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cơ chế phân bổ kinh phí công khai, minh bạch, đầu tư mạnh về các địa phương, quản lý theo chương trình mục tiêu được thực hiện và phát huy tác dụng, tạo điều kiện để sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả, đúng quy định.
1. Mức sinh giảm, nhưng chưa bền vững và không đồng đều giữa các địa phương và có xu hướng giảm chậm
Mức sinh giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua, nhưng không đồng đều giữa các vùng miền; các huyện miền núi và một số huyện đồng bằng mức sinh còn rất cao. Những năm gần đây mức sinh giảm chậm, từ 0,15 - 0,20‰/năm, trong khi đó tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, do đó tại Quảng Nam cần tiếp tục kiểm soát mức sinh, đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số.
2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt
- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (CPR) tuy ở mức cao 69,8%, nhưng vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đề ra là tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 1% mỗi năm, trong đó các biện pháp tránh thai như triệt sản, đặt dụng cụ tử cung,... những năm gần đây không hoàn thành kế hoạch đề ra. Việc quản lý các khách hàng áp dụng các phương tiện tránh thai phi lâm sàng (thuốc viên tránh thai, bao cao su) còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự vững chắc, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chỉ tiêu giảm sinh thiếu bền vững.
- Một số chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình không được đầu tư triển khai hoặc triển khai chậm. Công tác sàng lọc phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa thực hiện rộng rãi. Sự phối hợp giữa hệ thống phòng chống ung thư và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em chưa thật tốt. Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh chưa phát huy hiệu quả. Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh chưa tác động mạnh đến nhận thức của người dân.
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản chưa đều khắp; việc cung cấp thông tin, kiến thức về dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, công tác dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục (RTI/STI) cho các nhóm đối tượng sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, công nhân các khu công nghiệp, khu kinh tế mở... còn những hạn chế nhất định và chưa đều khắp.
3. Cơ cấu dân số và chất lượng dân số còn nhiều hạn chế
- Tỷ số giới tính khi sinh tại Quảng Nam gia tăng tiềm ẩn trong nhiều năm nay, năm 2001 tỷ số giới tính khi sinh ở mức 113 bé trai/100 bé gái khi sinh, tăng dần số điểm hàng năm, tăng lên 114 (năm 2005) và ở mức 116 (năm 2008), cao hơn trung bình chung của cả nước (112 bé trai/100 bé gái), và cao hơn nhiều lần chuẩn cho phép (103 - 107 bé trai/100 bé gái). Năm 2008, có 04/18 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh ở mức <110, 14/18 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh từ 110 trở lên, đặc biệt huyện Bắc Trà My (139), huyện Nam Giang (130), thành phố Tam Kỳ (127), huyện Đại Lộc (126), huyện Phú Ninh (125),...
- Đến nay tỷ số giới tính khi sinh vẫn còn ở mức cao tại nhiều huyện, thành phố và chậm được khắc phục. Theo dự báo của các chuyên gia tại Quảng Nam trong vài năm đến tỷ số này sẽ còn tăng.
- Chỉ số HDI tỉnh Quảng Nam mặc dù ở nhóm cao của cả nước, nhưng vẫn nằm trong nhóm trung bình so với các nước trong khu vực; cơ cấu lao động qua đào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của một tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp; trình độ năng lực của lực lượng lao động qua đào tạo còn bất cập, chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng.
4. Nội dung, hình thức truyền thông chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng miền
Việc đổi mới nội dung và hình thức truyền thông cho phù hợp với đặc điểm dân cư ở từng vùng miền, từng nhóm đối tượng chưa được chú ý và chậm triển khai; hình thức, nội dung, sản phẩm và phương pháp truyền thông được triển khai ở cấp quốc gia chỉ phù hợp với khu vực nông thôn, đồng bằng, trong khi đó tại các khu đô thị, thành phố Hội An, Tam Kỳ với hơn 18% dân số đang sinh sống và các huyện miền núi, trung du thì hình thức truyền thông này còn nhiều bất cập, cần có những thông điệp mới, rõ ràng và phù hợp với từng vùng miền hơn.
- Mạng lưới thu thập, cập nhật, quản lý và báo cáo thông tin biến động về dân số và sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở xã, thôn thường xuyên biến động, do sáp nhập, giải thể và chế độ chính sách chưa thỏa đáng; năng lực chuyên môn của đội ngũ cộng tác viên, cán bộ dân số xã, phường, thị trấn, cán bộ phụ trách kho dữ liệu điện tử cấp huyện, cấp tỉnh còn hạn chế.
- Hệ thống báo cáo thống kê chậm đổi mới, do trung ương chưa hướng dẫn, biểu mẫu báo cáo chưa thống nhất… dẫn đến nguồn số liệu có sự khác biệt giữa các cơ quan trong một ngành; việc quản lý, khai thác sử dụng số liệu thống kê chưa được quy định rõ và các số liệu trong kho dữ liệu điện tử cấp huyện chưa phát huy vai trò hỗ trợ các đơn vị xây dựng kế hoạch, quy hoạch ở địa phương.
IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TỒN TẠI
1. Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền có nhiều quan tâm và sâu sát
Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố và cơ sở đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách dân số và sức khỏe sinh sản; quan tâm chỉ đạo việc thực hiện chính sách, giải quyết kịp thời những yếu kém, bất cập; phân công trách nhiệm cụ thể đến từng ngành, từng đơn vị trong việc triển khai nhiệm vụ dân số và sức khỏe sinh sản, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá để uốn nắn những yếu kém, bất cập, không để tình trạng buông lỏng hoặc xem nhẹ việc thực hiện chính sách dân số và sức khỏe sinh sản của tỉnh và từng địa phương.
2. Các Sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và đội ngũ cán bộ dân số, y tế các cấp tham gia tích cực
Các Sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã triển khai thực hiện hoặc phối hợp cùng với cơ quan dân số, y tế các cấp trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân số và sức khỏe sinh sản đến các đơn vị, địa phương và từng hội viên. Trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình, câu lạc bộ hoạt động phù hợp với từng nhóm đối tượng; đã lồng ghép yếu tố dân số và sức khỏe sinh sản với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, địa phương; tích cực vận động sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, nên đã huy động được sức mạnh trong thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hệ thống mạng lưới dân số, y tế được củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, cùng với đội ngũ làm công tác dân số, y tế từ tỉnh đến cơ sở hoạt động thường xuyên, tích cực, đặc biệt cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn…. đã đóng góp tích cực vào sự thành công của Kế hoạch hành động.
3. Việc lồng ghép đồng bộ yếu tố dân số và sức khỏe sinh sản với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh
Những năm gần đây, kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng trưởng khá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng ngày càng nhiều, đó là cơ sở để đầu tư và triển khai đổi mới nhiều hoạt động về dân số và sức khỏe sinh sản. Việc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh luôn đi kèm với phân bổ dân cư, tập trung xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện đáng kể…. đó là sự gắn kết dân số với phát triển có tầm chiến lược lâu dài, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao chất lượng dân số.
2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
1. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi
Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản thiếu ổn định và thường thay đổi, xáo trộn đã tác động không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ thiếu, năng lực hoạt động hạn chế, đặc biệt cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn, ít có kinh nghiệm còn phổ biến, nhất là tại các huyện miền núi, các xã thuộc vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số….; chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa phù hợp.
2. Quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; đầu tư nguồn lực còn hạn chế, thiếu tập trung
Bộ máy tổ chức không ổn định, mô hình tổ chức cơ quan y tế các cấp chưa rõ ràng, từ trung ương đến các địa phương lúng túng trong xác định mô hình, nhất là tuyến huyện, tuyến xã đã dẫn đến việc quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của cơ quan dân số và sức khỏe sinh sản khó khăn, hiệu quả thấp. Mặc khác, Chiến lược Dân số và Chiến lược Chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010 có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu trùng lặp, mâu thuẫn kết quả đầu ra, giải pháp phân tán, thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tư còn hạn chế, lại dàn trãi, thiếu tập trung, phân bổ ngân sách chưa kịp thời và các định mức chi chưa hợp lý, gây khó khăn cho tổ chức các hoạt động tại địa phương, cơ sở.
1. Mức sinh của tỉnh tuy giảm, nhưng còn ở mức cao và chưa bền vững, nhất là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn rất cao. Đòi hỏi tập trung kiềm chế tốc độ tăng dân số, ổn định mức sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, đặc biệt chú ý các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biển, đảo. Đảm bảo cung cấp an toàn, thuận tiện và đa dạng hóa các phương tiện tránh thai, chuyển dần các biện pháp tránh thai sang cơ chế thị trường, tiếp thị xã hội… để người dân lựa chọn.
2. Tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức cao, nhận thức của nhân dân về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được cải thiện, tư tưởng “có con trai để nối dõi tông đường” vẫn chưa được đẩy lùi. Do vậy, cần tăng cường tổ chức các hoạt động phù hợp, hiệu quả để đưa tỷ số giới tính khi sinh về tiêu chuẩn cho phép.
3. Nguồn lao động dồi dào trong giai đoạn đến, nhưng chất lượng dân số Quảng Nam còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Vì thế, cần tập trung các điều kiện, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng; nâng cao nhận thức của các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ, người chưa thành niên, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cao tuổi…. để cải thiện chất lượng dân số. Mặt khác, tăng cường đầu tư và triển khai Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến tận cơ sở, sớm phát hiện và can thiệp các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh; cải thiện môi trường sống, phòng chống ô nhiễm môi trường, phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS; thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; khám chữa bệnh phụ khoa, tầm soát, phát hiện và điều trị sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Duy trì xu thế giảm sinh ở mức hợp lý, từng bước giải quyết các vấn đề về cơ cấu dân số, cải thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Nam.
a) Mục tiêu 1: Tiếp tục thực hiện giảm mức sinh, để mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ở mức 1,0% (năm 2015) và 0,9% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 1: Mỗi năm trung bình giảm mức sinh 0,25‰/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 1,0-1,5%/năm; tỷ suất sinh thô (CBR) đạt mức 15,45‰ (năm 2015) và 14,20‰ vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số: ≤1,51 triệu người (năm 2015) và ≤1,57 triệu người vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 3: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình/ phụ nữ): 2,15 con (năm 2015) và 2,10 con vào năm 2020.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
1. Qui mô dân số (người) |
1.430.000 |
≤1.510.000 |
≤1.570.000 |
2. Tỷ suất sinh thô (CBR=‰) |
16,70 |
15,45 |
14,20 |
3. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) |
17,84 |
12,84 |
7,84 |
4. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) |
0,96 |
1,00 |
0,90 |
5. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình/phụ nữ) |
2,27 |
2,15 |
2,10 |
b) Mục tiêu 2: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản; cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên, thanh niên và các nhóm dân số đặc thù.
- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại bình quân mỗi năm tăng 0,5% để đạt 72,3% vào năm 2015 và đạt 74,3% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống <5/100 trẻ đẻ sống năm 2015 và <4/100 trẻ đẻ sống vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên, thanh niên, nhóm dân số đặc thù lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và >60% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở người chưa thành niên <15% năm 2015 và <8% vào năm 2020.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
1. Tỷ lệ vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%) |
69,8 |
72,3 |
74,3 |
2. Tỷ lệ nạo phá thai (ca/100 trẻ đẻ sống) |
10,23 |
<5 |
<4 |
3. Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn (%) |
17,3 |
<15,0 |
<8,0 |
c) Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong ở trẻ em; giảm tỷ số tử vong mẹ liên quan đến thai sản.
- Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống <10‰ năm 2015 và <9‰ vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: >25% số trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh năm 2015 và >30% vào năm 2020; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em <5 tuổi thể nhẹ cân còn 12% năm 2015 và <10% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 12% năm 2015 và 15% vào năm 2020; tăng tỷ lệ bà mẹ mang thai được quản lý thai nghén đạt >85% năm 2015 và >95% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ số tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 15/100.000 trẻ đẻ sống năm 2015 và <12/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2020.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
1. Tỷ suất chết trẻ <5 tuổi (‰) |
7,67 |
<10 |
<9 |
2. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%) |
10 |
>25 |
>30 |
3. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%) |
5 |
12 |
15 |
4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi |
|
|
|
- Thể nhẹ cân (%) |
18,2 |
12 |
<10 |
- Thể thấp còi (%) |
32,8 |
<27 |
<25 |
5. Tỷ lệ quản lý thai nghén (%) |
83,6 |
>85 |
>95 |
6. Tỷ số chết mẹ (cas/100.000 trẻ đẻ sống) |
23,41 |
<20 |
<15 |
d) Mục tiêu 4: Kiềm chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, để tỷ số này ở mức 114 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2015 và <110 bé trai/100 bé gái vào năm 2020; trở về mức bình thường (105 - 107 bé trai/100 bé gái khi sinh) sau năm 2025.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) |
112,8 |
114 |
<110 |
đ) Mục tiêu 5: Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và trên 25% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và trên 25% vào năm 2020.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
1. Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh có dịch vụ CSSK người cao tuổi (%) |
0 |
20 |
>25 |
2. Tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ CSSK dựa vào cộng đồng (%) |
0 |
20 |
>25 |
e) Mục tiêu 6: Củng cố và nâng cao chất lượng kho dữ liệu thông tin điện tử chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và từng địa phương.
- Chỉ tiêu 1: 100% kho dữ liệu thông tin điện tử chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp huyện định kỳ thực hiện cập nhật thông tin biến động.
- Chỉ tiêu 2: Khai thác, quản lý và cung cấp số liệu thông tin chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình cho Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp, phục vụ công tác quản lý, điều hành, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương.
g) Mục tiêu 7: Cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ và nam giới.
- Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục còn 25% năm 2015 và còn 20% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ phụ nữ được tầm soát ung thư cổ tử cung đạt 5 - 10% năm 2015 và >12% vào năm 2020, ung thư vú đạt 10% năm 2015 và >15% vào năm 2020.
Các chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
1. Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục (%) |
27,7 |
25 |
20 |
2. Tỷ lệ phụ nữ được tầm soát ung thư cổ tử cung (%) |
0 |
10 |
>12 |
3. Tỷ lệ phụ nữ được tầm soát ung thư vú (%) |
0 |
10 |
>15 |
1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ổn định, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công
tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản; xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá chuyên ngành, liên ngành về hoạt động của lĩnh vực này. Tăng cường phối hợp kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản, kể cả tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chẩn đoán hoặc phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi.
- Trên cơ sở Kế hoạch hành động về Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020, các huyện, thành phố xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch này để tổ chức thực hiện ở địa phương.
- 100% Đảng bộ xã, phường, thị trấn và huyện, thành phố có Nghị quyết chuyên đề về dân số và sức khỏe sinh sản.
- 100% kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn có nội dung, chỉ tiêu về dân số và sức khỏe sinh sản.
- Kiện toàn, củng cố, ổn định tổ chức và bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh đến cơ sở.
- Thực hiện việc xây dựng kế hoạch từ cấp xã, phường, thị trấn lên huyện, thành phố và từ huyện, thành phố lên tỉnh kể từ năm 2012.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá định kỳ hằng năm, 5 năm theo từng mục tiêu, giải pháp cụ thể.
2. Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc sinh đẻ. Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về dân số và sức khỏe sinh sản, mất cân bằng giới tính khi sinh, phòng ngừa HIV/AIDS, giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường. Tăng cường sự tham gia của đối tượng và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và phản hồi về các hoạt động giáo dục và truyền thông.
- Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp về kế hoạch, kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong công tác dân số, sức khỏe sinh sản; cung cấp đầy đủ thông tin, văn bản chỉ đạo, số liệu liên quan phục vụ kịp thời việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và các địa phương.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm để bồi dưỡng kiến thức tại các lớp học và phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và công nhân tại các khu công nghiệp; đặc biệt là nhóm lao động tự do, công nhân trẻ trong các khu công nghiệp thông qua các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tuợng.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tăng cường giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng ngừa HIV/AIDS, giới và bình đẳng giới cho nhóm người chưa thành niên và thanh niên trong và ngoài nhà trường, kể cả các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì kế hoạch hàng năm và nâng cao chất lượng các chương trình, tin, bài về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chuyên trang, chuyên mục trên Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các địa phương.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông giai đoạn 5 năm phù hợp ở địa phương, trong đó chú ý đến vùng đông dân mức sinh cao, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu đô thị, khu công nghiệp; nhóm sinh viên học sinh và lao động ngoại tỉnh.
- Thiết lập trang thông tin điện tử vào năm 2012 để cung cấp thông tin, tư vấn trên mạng Internet. Thành lập Trung tâm Tư vấn cộng đồng cấp tỉnh.
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Kế hoạch hóa gia đình và Tỉnh đoàn Quảng Nam lựa chọn, triển khai, nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả và phù hợp với từng nhóm đối tượng: Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế và không sinh con thứ 3 trở lên; mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh; câu lạc bộ nam ngư dân ở các xã biển, đảo và ven biển…
- Kết hợp tốt giữa các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo một môi trường xã hội ủng hộ chương trình dân số và sức khỏe sinh sản với các loại hình truyền thông trực tiếp bao gồm cả tư vấn để hướng dẫn các kỹ năng thực hiện hành vi có lợi về dân số và sức khỏe sinh sản cho các nhóm đối tượng.
3. Dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản
- Xây dựng hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản theo hướng bao quát hơn:
+ Cung cấp miễn phí cho các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách xã hội. Từng bước thu lệ phí ở các các nhóm đối tượng có thu nhập cao, những hộ không thuộc diện nêu trên;
+ Phân tuyến kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn, thuận tiện cho nhân dân theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế; chuyển giao các kỹ thuật cho 100% cơ sở y tế tuyến huyện và một số cơ sở y tế tuyến xã có điều kiện, tạo thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng và thuận tiện cho người dân. Ngoài ra, tổ chức đội dịch vụ lưu động tuyến tỉnh, tuyến huyện được trang bị đầy đủ phương tiện chuyên môn để cung cấp dịch vụ lưu động ở những địa phương gặp khó khăn; đồng thời xây dựng cơ chế “chăm sóc khách hàng” đã thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thường xuyên chăm sóc, xử trí và giải quyết các vấn đề phát sinh có thể xảy ra.
- Mở rộng xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm phương tiện tránh thai trên địa bàn tỉnh, chú trọng các vùng đông dân cư, đô thị, địa phương có các trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, bến thuyền neo đậu… để cung cấp đa dạng các phương tiện tránh thai theo hướng tiếp thị xã hội và thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia phân phối như nhà thuốc, quầy thuốc, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, hội viên Hội Kế hoạch hóa gia đình, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ…
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số và sức khỏe sinh sản
- Đề xuất với Trung ương sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới một số chính sách liên quan đến dân số và sức khỏe sinh sản.
- Xây dựng đề án kiện toàn mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt để hợp nhất và phát huy hiệu quả hoạt động và tăng thu nhập cho đội ngũ này.
- Xây dựng một số chính sách về dân số và sức khỏe sinh sản phù hợp với tình hình của tỉnh Quảng Nam và từng địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng Quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo dân số và sức khỏe sinh sản các cấp, làm cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; xây dựng Quy chế phối hợp giữa cơ quan Dân số với cơ quan y tế các cấp, giữa Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và giám sát lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh, cấp huyện; quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong cập nhật thông tin biến động, quản lý, khai thác sử dụng và cung cấp thông tin của kho dữ liệu điện tử theo đúng mục đích sử dụng, ngăn ngừa tình trạng cung cấp thông tin sai lệch, sử dụng không đúng mục đích.
5. Xã hội hóa công tác dân số và sức khỏe sinh sản, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế
- Tăng cường khả năng huy động toàn xã hội tham gia thực hiện và cung cấp dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản, kể cả các cơ sở y tế tư nhân. Khuyến khích các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, các trường đại học, cao đẳng… bố trí ngân sách để thực hiện chương trình dân số và sức khỏe sinh sản cho công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên...
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ cơ sở vật chất, nâng cao năng lực để thực hiện nhiệm vụ dân số và sức khỏe sinh sản.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương bố trí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên cho các đơn vị, nhiệm vụ chi bổ sung để thực hiện bù các chênh lệch giá tại địa phương, chi khuyến khích cộng đồng như: Khuyến khích người tự nguyện triệt sản, khen thưởng các xã, phường, thôn, khối phố không có người vi phạm quy định chính sách dân số...
Ngoài ra, xây dựng đề án kiện toàn mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh và đề xuất chế độ trợ cấp đối với nhóm đối tượng này.
7. Đào tạo, đào tạo lại, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dân số và sức khỏe sinh sản các cấp, nhằm cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực làm việc.
- Xây dựng quy trình thu thập số liệu, cập nhật thông tin biến động, xử lý, quản lý và khai thác sử dụng thông tin số liệu đúng quy định của pháp luật; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, các đơn vị, địa phương trong việc thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu thống kê liên quan theo từng chỉ tiêu đặt ra trong Kế hoạch hành động.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Cổng thông tin điện tử, trang website để quản lý, điều hành và cung cấp đầy đủ thông tin chính xác các hoạt động của cơ quan Dân số và Sức khỏe sinh sản toàn tỉnh.
IV. GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN NĂM 2020
Kiên trì thực hiện gia đình ít con khỏe mạnh, duy trì mức sinh thay thế nhằm tiếp tục giảm mức sinh, tổng tỷ suất sinh toàn tỉnh ở mức 2,15 con vào năm 2015 và 2,10 con vào năm 2020. Tập trung nâng cao chất lượng dân số thông qua việc triển khai các hoạt động, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Đẩy mạnh các giải pháp truyền thông giáo dục, hoàn thiện cơ sở pháp lý, kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện chính sách hỗ trợ để kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Thực hiện toàn diện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cho mọi đối tượng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, nhóm đối tượng khó tiếp cận. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dân số và sức khỏe sinh sản.
- Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch hành động, chủ trì và phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này và Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 -2015; hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện; theo dõi, tổng hợp và báo cáo kết quả với UBND tỉnh và Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em).
- Sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020; tham mưu định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá các mô hình, dự án, đề án nâng cao chất lượng dân số đã triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Chủ trì xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2011 - 2015; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai đề án “Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển” đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 11/8/2010.
- Chủ trì, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tổ chức thực hiện hệ thống thông tin dân số và kế hoạch hóa gia đình; kế hoạch huấn luyện, đào tạo cán bộ hàng năm, kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn cao nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề án “Tổng thể nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2011 - 2015” trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến Kết luận số 44-NQ/TW của Bộ Chính trị, các chính sách pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện các nghiên cứu cơ bản, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến dân số và sức khỏe sinh sản, làm cơ sở để tham mưu các giải pháp can thiệp có tính khoa học nhất.
- Chỉ đạo và hướng dẫn Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh và các đơn vị y tế liên quan trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình công tác triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch hành động, đảm bảo hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, địa phương có liên quan tập trung tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác ở Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố và viên chức làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở xã, phường, thị trấn. Nhanh chóng ổn định và kiện toàn bộ máy tổ chức từ tỉnh đến cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở, ngành, địa phương liên quan đề xuất kế hoạch và bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm đảm bảo điều kiện để thực hiện Kế hoạch hành động này.
- Thẩm định các dự án, đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với dân cư theo hướng gắn dân số với phát triển bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách để bảo đảm thực hiện Kế hoạch hành động; đề xuất UBND tỉnh tăng đầu tư ngân sách địa phương cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản hằng năm.
- Hướng dẫn quản lý sử dụng ngân sách theo quy định hiện hành, chỉ đạo và thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đúng quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phản ánh kịp thời, trung thực chính sách, pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản; giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động có hiệu quả; phê phán các hành vi vi phạm chính sách dân số, những biểu hiện tiêu cực trong việc tổ chức thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản.
- Xây dựng kế hoạch tăng cường giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng ngừa HIV/AIDS, giới và bình đẳng giới cho nhóm người chưa thành niên và thanh niên trong và ngoài nhà trường.
- Chỉ đạo các trường phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh phối hợp với Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố triển khai thực hiện mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Từng bước nghiên cứu đưa thêm một số tiêu chí về dân số và sức khỏe sinh sản vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tiếp tục hướng dẫn việc tuyên truyền, phổ biến Kết luận số 44-NQ/TW của Bộ Chính trị, các chính sách, pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản trên các phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ đánh giá sự phối hợp công tác này.
- Chỉ đạo các Phòng Tư pháp huyện, thành phố tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn từ tỉnh đến cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2015.
- Chủ trì việc thẩm tra tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản đã được dự thảo.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
Xây dựng kế hoạch truyền thông cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế mở; đặc biệt là nhóm lao động tự do, công nhân trẻ trong các khu công nghiệp thông qua các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tuợng.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan chuyên môn thẩm định thông tin, số liệu liên quan về dân số và sức khỏe sinh sản trong từng thời kỳ.
- Định kỳ công bố và cung cấp các số liệu thống kê, trong đó có số liệu dân số và sức khỏe sinh sản cho UBND tỉnh và các địa phương để xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo và trực tiếp quản lý nhà nước về công tác dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn đạt mục tiêu đề ra.
- Đầu tư nguồn lực, bổ sung ngân sách huyện, thành phố để thực hiện những nhiệm vụ về dân số và sức khỏe sinh sản hằng năm.
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ dân số và sức khỏe sinh sản của UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
12. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Tham mưu Tỉnh ủy ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng giai đoạn.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số và sức khỏe sinh sản. Việc thông tin tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, đúng đường lối của Đảng và quy định của Nhà nước.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dân số và sức khỏe sinh sản trong các tầng lớp nhân dân.
- Các Hội, đoàn thể chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn Quảng Nam, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh…. với chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường các hoạt động truyền thông vận động chính sách dân số và sức khỏe sinh sản đến đoàn viên, hội viên với nội dung phong phú, đa dạng và phù hợp từng nhóm đối tượng.
Trên đây là Kế hoạch hành động về Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, yêu cầu Sở Y tế, các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện/thành phố căn cứ triển khai thực hiện./.