Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch trùng tu, sửa chữa di tích đình làng trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020

Số hiệu 1141/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/04/2017
Ngày có hiệu lực 13/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 1141/QĐ-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRÙNG TU, SỬA CHỮA CÁC DI TÍCH ĐÌNH LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 và được Chủ tịch nước ban hành từ ngày 12/7/2001 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, được Chủ tịch nước ban hành ngày 29/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 605/TTr-SVHTTDL ngày 03 tháng 4 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch trùng tu, sửa chữa các di tích đình làng trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 (Kế hoạch số 610/KH-SVHTTDL ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên; báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước An Giang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. UBND tỉnh;
- Các Sở: XD, TC, KH&ĐT,TN&MT, VHTT&DL;
- Kho bạc NN AG;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng: KGVX, KTTH, TH;
- Lưu: HC-TC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

TRÙNG TU, SỬA CHỮA CÁC DI TÍCH ĐÌNH LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 và được Chủ tịch nước ban hành từ ngày 12/7/2001 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, được Chủ tịch nước ban hành ngày 29/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch trùng tu, sửa chữa di tích đình làng trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 như sau:

I. Sự cần thiết phải ban hành kế hoạch:

Trong xã hội phát triển hiện nay, đình làng thực sự là một di sản vô cùng quý giá, mang giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật và giá trị sử dụng, không chỉ góp phần giữ hình ảnh cổ kính mà còn là những minh chứng sống động của lịch sử, của nguồn cội mỗi người dân An Giang. Sự tồn tại của các ngôi đình ngày nay thật đáng trân trọng, điều đó không thể có được nếu thiếu đi sự giữ gìn, tu bổ liên tục của nhiều thế hệ, đó là một cách để chúng ta càng trân trọng hơn các giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật... của những ngôi đình hiện nay.

Ngôi đình cũng là nơi gắn với lễ hội, cũng là nơi vui chơi sau những ngày vất vả của người dân, đã trở thành ngôi nhà chung, nơi kết nối, hội tụ những người cùng họ tộc, quê quán, góp phần tăng thêm tính gắn kết của các mối quan hệ cộng đồng.

Công tác trùng tu tôn tạo di tích là một phần việc trong công tác bảo tồn di tích, đồng thời góp phần nghiên cứu, giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích. Công tác bảo tồn không còn là công việc riêng của các nhà chuyên môn, mà sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng tác động lớn đến hiệu quả của công tác bảo tồn di tích.

Nhằm giữ gìn giá trị văn hóa lịch sử của tiền nhân để lại, bên cạnh việc góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng du lịch phong phú của tỉnh nhà, việc đầu tư bảo tồn các di tích đình làng trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

II. Mục tiêu:

[...]