Quyết định 11/2018/QĐ-UBND quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số hiệu | 11/2018/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Yên Bái |
Người ký | Đỗ Đức Duy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2018/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 13 tháng 7 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 248/TTr-SNV ngày 08 tháng 5 năm 2018 về việc đề nghị ban hành Quyết định quy định về công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Yên Bái.
QUYẾT ĐỊNH
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2018/QĐ-UBND ngày 13/ 7 /2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Quy định về nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến; đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; quy trình bình xét, thẩm định, hiệp y và xác nhận khen thưởng; tuyến trình khen thưởng; tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; đăng ký thi đua và chế độ báo cáo thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương thuộc các Khối thi đua trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Những nội dung không quy định tại văn bản này được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (viết tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương); hộ gia đình; các tổ chức, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh; tổ chức và người nước ngoài có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau
1. Tập thể lớn: Là các sở, ban, ngành, đoàn thể, các Hội đặc thù cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp thuộc Khối thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2018/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 13 tháng 7 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 248/TTr-SNV ngày 08 tháng 5 năm 2018 về việc đề nghị ban hành Quyết định quy định về công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Yên Bái.
QUYẾT ĐỊNH
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2018/QĐ-UBND ngày 13/ 7 /2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Quy định về nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến; đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; quy trình bình xét, thẩm định, hiệp y và xác nhận khen thưởng; tuyến trình khen thưởng; tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; đăng ký thi đua và chế độ báo cáo thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương thuộc các Khối thi đua trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Những nội dung không quy định tại văn bản này được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (viết tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương); hộ gia đình; các tổ chức, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh; tổ chức và người nước ngoài có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau
1. Tập thể lớn: Là các sở, ban, ngành, đoàn thể, các Hội đặc thù cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp thuộc Khối thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.
2. Đơn vị cơ sở: Là các tổ chức trực thuộc tập thể lớn có tư cách pháp nhân; các xã, phường, thị trấn.
3. Tập thể nhỏ: Là các phòng, ban và tương đương trực thuộc tập thể lớn; các tập thể trực thuộc đơn vị cơ sở.
Điều 4. Điều kiện xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Điều kiện khen thưởng chuyên đề, theo đợt:
a) Có phát động, đăng ký và xây dựng các tiêu chí thi đua theo quy định;
b) Được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch khen thưởng hàng năm.
2. Điều kiện khen thưởng theo thành tích công tác: Có văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nhất trí nội dung khen thưởng.
3. Trong cùng một năm kế hoạch, cùng một cấp không xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho cùng một đối tượng, cụ thể như sau:
a) Đối với tập thể là Bằng khen, Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ thi đua.
b) Đối với cá nhân là danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và Bằng khen.
4. Không thực hiện xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp sau đây:
a) Tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua hoặc đăng ký thi đua không đúng thời hạn quy định (trừ trường hợp khen thưởng đột xuất).
b) Các tổ chức kiêm nhiệm (Ban chỉ đạo, Đoàn vận động viên thi đấu thể dục, thể thao, Đoàn nghệ sĩ tham gia hội diễn văn hóa, nghệ thuật...) được thành lập trong một thời gian nhất định;
c) Thành tích nhân kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống không phải là năm tròn (là năm có chữ số cuối cùng là “0”).
d) Khi tiến hành sơ, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị... không có nội dung về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Nội dung, trách nhiệm tổ chức thực hiện phong trào thi đua
1. Nội dung thi đua thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Điều 5, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 91/2017/NĐ-CP).
2. Trách nhiệm tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua, thực hiện khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua, nhân rộng các mô hình, phong trào thi đua có hiệu quả, chú ý đến các phong trào thi đua mang tính đặc thù của ngành mình, cấp mình. Chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Mặt trận Tổ quốc, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến cùng cấp. Tuyên truyền, động viên các đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua. Chủ động phát hiện, lựa chọn, đề xuất những điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các phong trào thi đua để đề nghị khen thưởng. Giám sát việc tuyên truyền và thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cấp nào phát động thi đua thì cấp đó khen thưởng; thành tích thực sự xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua mới đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng gương điển hình tiên tiến
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng gương điển hình tiên tiến phải thật sự tôn trọng tính chân thật, khách quan, vô tư trong sáng như vốn có trong đời sống, tránh cường điệu hóa, tô vẽ làm giảm hoặc mất ý nghĩa của phương pháp nêu gương.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến với triển khai phong trào thi đua yêu nước rộng lớn, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước đi vào chiều sâu, để các tấm gương điển hình tiên tiến được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
3. Các cơ quan truyền thông của tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng và các gương điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; cổ động phong trào thi đua, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến để tổ chức thực hiện; có các biện pháp cụ thể để làm tốt công tác phát hiện, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, khen thưởng, tôn vinh để các điển hình tiên tiến có sức lan tỏa.
Điều 7. Danh hiệu ''Chiến sĩ thi đua cơ sở"
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở" xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn của Luật Thi đua, khen thưởng và Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Việc đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài, giải pháp để xét, tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% trên tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến".
Điều 8. Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh"
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh" xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn của Luật Thi đua, khen thưởng và Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học để xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Điều 9. Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”
1. Đối tượng xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” quy định cụ thể như sau:
a) Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội đặc thù cấp tỉnh gồm: Phòng, ban và tương đương;
b) Đối với các huyện, thị xã, thành phố gồm: Phòng và tương đương thuộc cấp huyện; các xã, phường, thị trấn;
c) Đối với các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh gồm: Hợp tác xã; doanh nghiệp tham gia khối thi đua của tỉnh; các phòng, phân xưởng và tương đương thuộc doanh nghiệp;
d) Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, giáo dục và đào tạo gồm: Trường học, bệnh viện và tương đương.
đ) Các tập thể nhỏ không thuộc quy định của điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 9 Quy định này, có tổng số công chức, viên chức và người lao động từ 15 người trở lên.
2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” xét tặng cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quy mô tổ chức tương đương với tập thể quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định này. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” được xét tặng cho các tập thể thuộc tỉnh quản lý về tổ chức, biên chế và quỹ lương.
3. Số lượng tập thể được đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" không quá 30% trong tổng số tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” do các cơ quan, đơn vị, địa phương và công nhận.
Điều 10. Danh hiệu cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn tại Điều 25, 26 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 11, 12 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Việc xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được thông qua bình xét, đánh giá theo quy định về tổ chức Khối thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 11. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Khen thưởng tổng kết hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 39, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng cho tập thể có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; thực hiện tốt các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý .
Việc đánh giá mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các tập thể tham gia các Khối và Cụm thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập được xem xét và đề nghị qua hoạt động của Khối và Cụm thi đua.
Đối với đơn vị cơ sở và tập thể nhỏ lựa chọn những tập thể có thành tích xuất sắc nhất trong số những tập thể đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để đề nghị tặng Bằng khen.
b) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng cho cá nhân có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
Thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm tiêu chuẩn đánh giá khen thưởng đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Việc đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến cơ sở và mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để làm căn cứ xét tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền xem xét và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thành tích đề nghị khen thưởng.
c) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng cho công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Khen thưởng thành tích theo chuyên đề, theo đợt, thành tích công tác: Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điều 39 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn thực hiện theo các quy định, hướng dẫn trong phong trào thi đua chuyên đề, theo đợt hoặc thành tích công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương có tham quyền tổ chức. Trên cơ sở hướng dẫn về đối tượng, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng, cơ quan thi đua thực hiện việc thẩm định, đánh giá và báo cáo thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Khi sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề, theo đợt, thành tích công tác thì lựa chọn khen thưởng các đơn vị cơ sở và tập thể nhỏ. Chỉ xem xét khen thưởng cho các tập thể lớn khi sơ, tổng kết các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.
3. Khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất:
a) Khen thưởng thành tích đột xuất: Đạt được khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thành tích lập được ngoài chương trình, kế hoạch có phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh.
b) Khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất: Thực hiện theo khoản 3, Điều 13, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 08/2017/TT-BNV.
4. Khen thưởng thành tích đạt được trong các cuộc thi, hội thi, hội diễn: Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích hoặc huy chương vàng, bạc, đồng cấp quốc gia trở lên; đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia; đối tượng là học sinh đạt từ giải nhất cấp tỉnh trở lên.
5. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đóng góp ủng hộ các quỹ xã hội dưới hình thức tự nguyện, có phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh.
6. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai, tài sản cho địa phương, xã hội và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Hiến đất có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (theo khung giá đất quy định của tỉnh).
b) Góp tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
c) Tình nguyện đóng góp từ 50 ngày công trở lên hoặc có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
7. Ngoài quy định từ khoản 1 đến khoản 6 của Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương có thể thực hiện gửi thư khen, thưởng tiền, tặng quà và các hình thức động viên khác nhưng không trái với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cần phải xác minh thành tích, nhân thân của cá nhân hoặc các vấn đề khác liên quan đến tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan (công an, thanh tra, kiểm tra, thuế, bảo hiểm xã hội...) cung cấp thông tin phục vụ cho việc xác minh; các cơ quan liên quan có ý kiến trả lời (bằng văn bản) Sở Nội vụ trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Điều 12. Quy trình, điều kiện bình xét khen thưởng
1. Tập thể nhỏ và đơn vị cơ sở:
a) Tổ chức cuộc họp toàn thể cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động để bình xét những cá nhân có thành tích theo các tiêu chuẩn khen thưởng đã quy định, số người tham gia cuộc họp bình xét phải có từ 80% số cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động trong tập thể trở lên, cá nhân phải được 2/3 số cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động tham gia cuộc họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu tán thành.
b) Lãnh đạo đơn vị căn cứ kết quả bình xét của các cá nhân, đối chiếu tiêu chuẩn khen thưởng để đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho tập thể nhỏ và đơn vị cơ sở.
c) Lập biên bản kết quả cuộc họp bình xét và đề nghị Hội đồng Thi đua-Khen thưởng xét, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
2. Tập thể lớn:
a) Trên cơ sở kết quả bình xét của các đơn vị cơ sở, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tiến hành họp xem xét, bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích theo các tiêu chuẩn khen thưởng. Cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng phải có từ 80% tổng số thành viên trở lên tham dự, tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn khen thưởng phải được 2/3 thành viên Hội đồng Thi đua- Khen thưởng biểu quyết tán thành.
b) Lập biên bản kết quả cuộc họp bình xét; thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
3. Cơ quan Thường trực Hội đồng và Hội đồng Thi đua- Khen thưởng cấp tỉnh.
a) Cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) thẩm định hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng theo tuyến trình khen thưởng.
b) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét duyệt và bỏ phiếu đối với danh hiệu Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen đối với tập thể lớn và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
c) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến đối với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ và Nhà nước.
Điều 13. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ hiệp y, xác nhận thành tích
1. Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có thẩm quyền:
a) Thẩm định về trình tự, thủ tục, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng trước khi trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định.
b) Thẩm định, trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản hiệp y cho các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét, có văn bản hiệp y hoặc xác nhận thành tích đối với các hình thức khen thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và tương đương.
Điều 14. Tuyến trình khen thưởng
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2017/TT-BNV, cụ thể như sau:
a) Các tập thể, cá nhân trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội đặc thù, doanh nghiệp do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Các tập thể, cá nhân do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý trực tiếp và các đơn vị thuộc các huyện, thị xã, thành phố (bao gồm cả các hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với phong trào thi đua chuyên đề, theo đợt, thành tích công tác do cơ quan chủ trì thẩm định và trình cấp trên khen thưởng.
Điều 15. Tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Nghi thức tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp Chính phủ, Nhà nước:
a) Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại đón, tiếp khách nước ngoài;
b) Khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thống nhất nội dung, chương trình với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh).
2. Tổ chức và trao tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cấp tỉnh và cơ quan, đơn vị, địa phương:
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tỉnh cho các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị. Việc trao tặng được thực hiện tại hội nghị tổng kết, sơ kết năm công tác của cơ quan, đơn vị hoặc lồng ghép vào các hội nghị có nội dung liên quan để tiết kiệm thời gian và chi phí. Các trường hợp khen thưởng đột xuất do đơn vị đề nghị khen thưởng tổ chức trao tặng trực tiếp.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương là người công bố quyết định khen thưởng tại lễ trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Trao thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ sở do Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoặc cán bộ làm thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị đó công bố quyết định.
Điều 16. Đăng ký thi đua và chế độ báo cáo
1. Các cơ quan, đơn vị trong Khối thi đua của tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm, tổ chức phát động phong trào thi đua, ký giao ước thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị và đăng ký nội dung giao ước thi đua với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) tổng hợp trước ngày 31 tháng 01 hàng năm; Khối thi đua thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo gửi trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
2. Văn bản đăng ký phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề hoặc theo đợt phải có các nội dung, chỉ tiêu thi đua đăng ký phấn đấu thực hiện (có số liệu cụ thể và thời gian hoàn thành); danh sách đăng ký các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của các tập thể, cá nhân.
3. Chế độ gửi báo cáo công tác thi đua, khen thưởng: Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, cơ quan, đơn vị, địa phương gửi báo cáo 6 tháng; trước ngày 05 tháng 01 năm sau gửi báo cáo tổng kết về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) tổng hợp, đối với ngành Giáo dục và Đào tạo gửi trước ngày 15 tháng 6.
Điều 17. Thời gian trình khen thưởng và hình thức hồ sơ
1. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Hồ sơ đề nghị khen thưởng thường xuyên thời hạn nộp chậm nhất vào ngày 28 tháng 02 hàng năm. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo thời hạn nộp chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hàng năm. Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” hồ sơ gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chậm nhất ngày 30 tháng 7 hàng năm.
2. Đối với khen thưởng thành tích đột xuất: Xét và đề nghị khen thưởng ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích. Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chậm nhất sau 10 ngày lập được thành tích.
3. Khen thưởng thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề, thành tích công tác: Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước 10 ngày tổ chức hội nghị sơ, tổng kết.
4. Báo cáo thành tích trình khen thưởng thực hiện theo thể thức quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; các báo cáo từ 02 trang trở lên phải có bìa cứng và đóng dấu giáp lai của đơn vị quản lý trực tiếp hoặc đơn vị trình khen thưởng.
Điều 18. Hình thành và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ Thi đua, khen thưởng cấp tỉnh được thành lập theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP. Việc chi quỹ thi đua, khen thưởng được thực hiện như sau:
a) Thưởng tiền cho các tập thể, cá nhân thuộc tỉnh được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng; các tập thể, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
b) Chi cho công tác xây dựng, tổ chức và triển khai các phong trào thi đua (thường xuyên, theo đợt, chuyên đề); công tác tập huấn nghiệp vụ; tổ chức các hội nghị ký kết giao ước thi đua; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; các hoạt động của Cụm, Khối thi đua; kiểm tra, giám sát và một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua của tỉnh.
c) Chi phụ cấp thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo quy định; chi in ấn tài liệu họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; in ấn giấy chứng nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, làm kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen...
d) Hàng năm, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) lập dự toán quỹ thi đua, khen thưởng gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh được hình thành từ ngân sách nhà nước, hàng năm các sở, ban, ngành có trách nhiệm lập quỹ thi đua theo quy định, tỷ lệ trích quỹ thực hiện theo điểm a, khoản 2, Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
3. Quỹ thi đua, khen thưởng của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
4. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp huyện, cấp xã: Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý. Nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
Căn cứ tình hình triển khai nhiệm vụ thi đua, khen thưởng, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ và giao kế hoạch kinh phí thi đua khen thưởng của địa phương cùng với việc giao kế hoạch ngân sách nhà nước và phải được hạch toán thành mục riêng ngay từ đầu năm kế hoạch.
5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, do giám đốc các đơn vị xem xét quyết định theo thẩm quyền.
6. Quỹ thi đua, khen thưởng phải được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hàng năm phải được quyết toán tình hình sử dụng quỹ theo quy định tài chính hiện hành. Quỹ thi đua, khen thưởng chưa sử dụng hết được chuyển năm sau để tiếp tục sử dụng cho công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện quy định về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc trích, lập, quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của Bộ Tài chính và quy định này.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong các Khối thi đua của tỉnh có trách nhiệm xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của tỉnh về công tác thi đua khen thưởng.
1. Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung khi có văn bản mới của cơ quan nhà nước điều chỉnh lĩnh vực này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để nghiên cứu, hướng dẫn./.